Công văn 343/ATLĐ-CSBHLĐ xác định nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Cục An toàn lao động ban hành
Số hiệu | 343/ATLĐ-CSBHLĐ |
Ngày ban hành | 01/10/2010 |
Ngày có hiệu lực | 01/10/2010 |
Loại văn bản | Công văn |
Cơ quan ban hành | Cục An toàn lao động |
Người ký | Phạm Gia Lượng |
Lĩnh vực | Lao động - Tiền lương |
BỘ
LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 343/ATLĐ-CSBHLĐ |
Hà Nội, ngày 01 tháng 10 năm 2010 |
Kính gửi: Công ty Esquel Garment Manufacturing (Vietnam)
Trả lời công văn số 046/CV-HCNS/10 ngày 31/08/2010 của quý Công ty về việc xác định nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đối với công nhân Thêu trong Công ty May, Cục An toàn lao động có ý kiến như sau:
- Không có bất kỳ Quyết định nào của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định Ngành nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, chỉ quy định các chức danh nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được ban hành kèm theo các Quyết định của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội: 1453/LĐTBXH-QĐ ngày 13/10/1995, 915/LĐTBXH-QĐ ngày 30/7/1996, 1629/LĐTBXH-QĐ ngày 26/12/1996, 190/LĐTBXH-QĐ ngày 3/3/1999, 1580/2000/LĐTBXH-QĐ ngày 26/12/2000, 1152/2003/LĐTBXH-QĐ. Trong các Quyết định trên đã quy định rõ là người lao động làm các nghề, công việc trong Danh mục được thực hiện các chế độ bảo hộ lao động, Tiền lương và Bảo hiểm xã hội quy định tại Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn thi hành Bộ luật Lao động (bao gồm cả Thông tư 28/2007/TT-BLĐTBXH).
- Công việc Thêu thuộc nhóm ngành Dệt - May. Trong các Danh mục nghề, công việc đã ban hành kèm theo Quyết định nêu trên không có chức danh nghề, công việc Thêu. Do đó, tại thời điểm hiện tại công việc Thêu không được coi là nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm để áp dụng Thông tư 28/2007/TT-BLĐTBXH nêu trên.
- Danh mục nghề công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do các Bộ, ngành tiến hành lập hồ sơ, đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế xem xét, ban hành. Vì vậy, để đảm bảo quyền lợi cho người lao động làm công việc Thêu, quý Công ty cần gửi văn bản đề nghị với Bộ Công thương, Tập đoàn Dệt May Việt Nam (có kèm theo các số liệu đo đạc về điều kiện lao động) để có ý kiến của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế xem xét, giải quyết.
Trên đây là ý kiến của Cục An toàn lao động gửi quý Công ty để nghiên cứu và thực hiện.
Nơi nhận: |
KT.
CỤC TRƯỞNG |