Quyết định 190/1999/QĐ-BLĐTBXH ban hành tạm thời danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành

Số hiệu 190/1999/QĐ-BLĐTBXH
Ngày ban hành 03/03/1999
Ngày có hiệu lực 18/03/1999
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
Người ký Lê Duy Đồng
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương

BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH
VÀ XÃ HỘI
-----

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-------

Số: 190/1999/QĐ-BLĐTBXH

Hà Nội, ngày 03 tháng 3 năm 1999

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH TẠM THỜI DANH MỤC NGHỀ, CÔNG VIỆC NẶNG NHỌC, ĐỘC HẠI, NGUY HIỂM VÀ ĐẶC BIỆT NẶNG NHỌC, ĐỘC HẠI, NGUY HIỂM

BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

Căn cứ Nghị định số 15/CP ngày 02/3/1993 của Chính phủ quy định nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số 96/CP ngày 07/12/1993 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Căn cứ Bộ Luật Lao động ngày 23/6/1994;
Sau khi có ý kiến của Bộ Y tế tại công văn số 1120/YT-DP ngày 25/02/1999 về việc ủy nhiệm cho Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này bản danh mục tạm thời: "nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm" và "nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm".

Điều 2: Người lao động làm các nghề, công việc nói ở điều 1, được hưởng các chế độ Bảo hộ lao động, Tiền lương và Bảo hiểm xã hội quy định tại Bộ Luật Lao động và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký. Đối với các nghề, công việc chưa được quy định trong các danh mục ban hành kèm theo Quyết định này, Quyết định 1453/LĐTBXH-QĐ ngày 13/10/1995, Quyết định số 915/LĐTBXH-QĐ ngày 30/7/1996 và Quyết định số 1629/LĐTBXH-QĐ ngày 26/12/1996 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, các Bộ, ngành cần soát xét và lập thành danh mục gửi Liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Y tế để xem xét, ban hành bổ sung.

 


Nơi nhận:
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW
- Văn phòng Chính phủ
- Văn phòng Chủ tịch nước
- Văn phòng quốc hội
- Văn phòng TW và các Ban của Đảng
- Cơ quan TW các đoàn thể Xã hội
- Sở LĐTBXH, Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc TW
- Lưu VP, Vụ BHLĐ.

KT. BỘ TRƯỞNG
BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
THỨ TRƯỞNG




Lê Duy Đồng

 

DANH MỤC

NGHỀ, CÔNG VIỆC ĐẶC BIỆT NẶNG NHỌC, ĐỘC HẠI, NGUY HIỂM
(Kèm theo Quyết định số 190/1999/QĐ-BLĐTBXH ngày 03/3/1999 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

1. Cơ khí, luyện kim:

Số TT

Tên nghề hoặc công việc

Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

 

Điều kiện lao động loại V

 

1

Khai thác lộ thiên quặng kim loại màu, Crôm

Công việc thủ công, rất nặng nhọc, tư thế lao động gò bó, thiếu dưỡng khí, thường xuyên tiếp xúc với bụi độc.

2

Vận hành máy nghiền, trộn quặng kim loại màu

Chịu tác động của tiếng ồn cao, bụi độc vượt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép nhiều lần.

3

Tuyển trọng lực quặng kim loại màu, Crôm

Công việc thủ công, chịu tác động của Asen và các ôxýt kim loại.

4

Vận hành cầu trục trong phân xưởng tuyển, luyện quặng và sản phẩm kim loại màu

Thường xuyên chịu tác động của nhiệt độ cao, bụi, hơi và khí độc.

5

Đóng bao, bốc xếp quặng và sản phẩm kim loại màu

Công việc thủ công, rất nặng nhọc, nơi làm việc lầy lội, chịu tác động của hóa chất độc trong quặng.

6

Chế biến thủ công quặng kim loại màu

Công việc thủ công, nặng nhọc, thường xuyên tiếp xúc với các chất độc như: asen, chì...

7

Làm việc trên sàn đúc luyện gang, thép

Công việc nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động của nhiệt độ cao và bụi.

8

Làm việc trước lò luyện gang, thép, cốc

Công việc nặng nhọc, rất nguy hiểm, chịu tác động của nóng, bụi, hơi và khí độc.

9

Vận hành máy hút khí (thượng thăng) nhà máy luyện cốc

Thường xuyên chịu tác động của nhiệt độ cao, hơi khí độc và bụi vượt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép nhiều lần.

10

Chưng cất dầu cốc và các sản phẩm sau cốc

Thường xuyên tiếp xúc với nóng và hóa chất dễ gây bệnh da nghề nghiệp.

11

Xử lý thải xỉ lò cao

Công việc nặng nhọc, nguy hiểm, rất nóng, bụi vượt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép rất nhiều lần.

12

Nấu, sửa chữa lò nấu gang Quy bi lô

Công việc rất nặng nhọc, chịu tác động của nhiệt độ cao, bụi, CO và CO2.

13

Sấy bàn khuôn, cần nút

Công việc rất nặng nhọc, chịu tác động của nhiệt độ cao, hơi và khí độc.

 

2. Giao thông vận tải:

Số TT

Tên nghề hoặc công việc

Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

 

Điều kiện lao động loại VI

 

1

Bốc xếp thủ công dưới các hầm tàu vận tải biển

Công việc rất nặng nhọc, nơi làm việc chật hẹp, thiếu dưỡng khí, tư thế làm việc gò bó.

 

Điều kiện lao động loại V

 

2

Sản xuất vỏ tàu và các sản phẩm từ Composic

Tiếp xúc với các hóa chất độc như: butanol, axetol, bông thủy tinh...

3

Làm việc trên đốc nổi

Thường xuyên làm việc trong hầm chật hẹp, thiếu dưỡng khí, chịu tác động của nóng và tiếng ồn cao

4

Lặn kiểm tra tàu, vệ sinh lòng bến, đặc goong phục vụ hạ thủy

Công việc thủ công, rất nặng nhọc, nguy hiểm, thường xuyên tiếp xúc với các vi sinh vật gây bệnh.

 

3. Sắt tráng men, nhựa, tạp phẩm, da, giầy, giấy, gỗ, diêm

Số TT

Tên nghề hoặc công việc

Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

 

Điều kiện lao động loại V

 

1

Pha chế mực viết

Công việc thủ công, thường xuyên tiếp xúc với Asen

2

Nấu men

Công việc rất nặng nhọc, nguy hiểm thường xuyên chịu tác động của bức xạ nhiệt rất cao và hơi khí độc.

 

4. Xây dựng:

Số TT

Tên nghề hoặc công việc

Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

 

Điều kiện lao động loại V

 

1

Xây dựng ống khói, lò cao, xi lô bằng phương pháp bê tông cốp pha trượt và cáp dự ứng lực

Công việc nặng nhọc, rất nguy hiểm, chịu tác động của bụi nồng độ cao.

 

5. Thủy sản:

Số TT

Tên nghề hoặc công việc

Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

 

Điều kiện lao động loại VI

 

1

Vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng máy tàu kiểm ngư, tàu nghiên cứu nguồn lợi hải sản

Công việc rất nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động của rụng và ồn rất cao.

2

Lặng bắt các loại hải sản tự nhiên dưới đáy biển

Công việc rất nặng nhọc và rất nguy hiểm.

3

Bốc xếp thủ công ở dưới các hầm tàu đánh cá biển

Công việc rất nặng nhọc, nơi làm việc chật hẹp, thiếu dưỡng khí, tư thế làm việc gò bó.

 

Điều kiện lao động loại V

 

4

Cán bộ, thuyền viên làm việc trên tàu kiểm ngư, tầu nghiên cứu nguồn lợi hải sản

Công việc nặng nhọc, nguy hiểm chịu tác động của sóng gió, ồn, rung.

5

Bốc dỡ đá cây, thùng đá lên xuống tàu đánh cá biển

Công việc rất nặng nhọc, nơi làm việc chật trội, tư thế làm việc gò bó.

6

Làm việc thường xuyên trong hầm, kho đông lạnh.

Công việc nặng nhọc, tư thế lao động gò bó, nơi làm việc chật hẹp, rất lạnh.

7

Khai thác nguyên liệu, sản xuất thuốc kích dục cá đẻ.

Thường xuyên tiếp xúc với các hóa chất độc như: H2SO4, Axêtôn, Axít Benzoic.

8

Lắp đặt, sửa chữa thiết bị cơ điện lạnh, đường ống, van kết trong hầm tàu đánh cá biển.

Công việc nặng nhọc, nơi làm việc chật hẹp, tư thế lao động rất gò bó, tiếp xúc với các vi sinh vật gây bệnh.

 

[...]