Công văn 34/AIDS-ĐT năm 2022 về hướng dẫn tạm thời triển khai điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV (PrEP) cho sinh viên, học sinh do Cục phòng, chống HIV/AIDS ban hành

Số hiệu 34/AIDS-ĐT
Ngày ban hành 18/01/2022
Ngày có hiệu lực 18/01/2022
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Cục Phòng, chống HIV/AIDS
Người ký Phan Thị Thu Hương
Lĩnh vực Giáo dục,Thể thao - Y tế

BỘ Y TẾ
CỤC PHÒNG, CHNG HIV/AIDS
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 34/AIDS-ĐT
V/v: Hướng dẫn tạm thời triển khai điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV (PrEP) cho sinh viên, học sinh

Hà Nội, ngày 18 tháng 01 năm 2022

 

Kính gửi: ………………………………………………………..

Điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV bằng thuốc ARV (PrEP) là một trong những can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV hiệu quả hiện nay. Việt Nam bắt đầu triển khai PrEP từ năm 2017, đến nay có gần 38.000 khách hàng đang sử dụng dịch vụ PrEP. Trong đó, tỷ lệ người trẻ tuổi sử dụng dịch vụ PrEP đang có xu hướng gia tăng. Nhiều người trong số họ hiện đang là sinh viên, học sinh tại các trường đại học, cao đẳng dạy nghề.

Nhằm tăng cường tiếp cận khách hàng trẻ có nguy cơ cao nhiễm HIV để cung cấp dịch vụ PrEP, Cục Phòng, chống HIV/AIDS ban hành Hướng dẫn tạm thời triển khai PrEP cho sinh viên, học sinh tại Phụ lục đính kèm. Cục Phòng, chống HIV/AIDS đề nghị Sở Y tế các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương căn cứ tình hình thực tế về các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề trên địa bàn, chỉ đạo, hướng dẫn Trung tâm Kiểm soát bệnh tật/Bệnh viện Bệnh nhiệt đới tỉnh Hải Dương (sau đây gọi chung là Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh) và các đơn vị liên quan thực hiện các nội dung sau:

1. Xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai cung cấp dịch vụ PrEP cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trường dạy nghề trên địa bàn tỉnh, thành phố theo hướng dẫn đính kèm.

2. Kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá và hỗ trợ kỹ thuật việc triển khai điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV cho sinh viên, học sinh trên địa bàn tỉnh, thành phố.

Cục Phòng, chống HIV/AIDS đăng tải Hướng dẫn tại mục thông báo, trang tin điện tử Cục Phòng, chống HIV/AIDS tại địa chỉ sau: https://vaac.gov.vn/tai-lieu-huong-dan. Mọi thắc mắc trong quá trình thực hiện, vui lòng liên hệ: ThS. Hà Minh Thành, điện thoại: 02437367144, email: prepvietnam@gmail.com.

Trân trọng cảm ơn./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Cục trưởng (để báo cáo);
- BQL
các dự án hỗ trợ PC HIV/AIDS (để thực hiện);
- Các tổ chức WHO, CDC, USAID, HAIVN,
PATH, USAlD/EpiC tại Việt Nam (để phối hợp);
- Lưu: VT, ĐT.

KT. CỤC TRƯỞNG
PHÓ CỤC TRƯỞNG





P
han Thị Thu Hương

 

DANH SÁCH GỬI CÔNG VĂN

Sở Y tế 28 tỉnh, thành phố:

1. Hồ Chí Minh

16. Hải Dương

2. Hà Nội

17. Nam Định

3. Bà Rịa - Vũng Tàu

18. Thái Bình

4. Long An

19. Nghệ An

5. Bình Dương

20. Khánh Hòa

6. Hải Phòng

21. Cần Thơ

7. Thái Nguyên

22. Sóc Trăng

8. Tây Ninh

23. An Giang

9. Tiền Giang

24. Kiên Giang

10. Đồng Nai

25. Cà Mau

11.Quảng Ninh.

26. Đồng Tháp

12. Bắc Ninh

27. Bến Tre

13. Bắc Giang

28. Đà Nng

14. Sơn La

 

15. Thanh Hóa

 

 

HƯỚNG DẪN TẠM THỜI

TRIỂN KHAI ĐIỀU TRỊ DỰ PHÒNG TRƯỚC PHƠI NHIỄM VỚI HIV (PrEP) CHO SINH VIÊN, HỌC SINH

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Tại Việt Nam, điều trị PrEP được triển khai từ năm 2017 ngay sau khuyến cáo của Tổ chức y tế Thế giới (WHO). Tính đến 31/08/2021 đã có 28/63 tỉnh, thành phố với gần 200 cơ sở điều trị PrEP cho gần 32.000 người. Theo đó, tỷ lệ người đang sử dụng dịch vụ PrEP chủ yếu ở lứa tuổi trẻ, lứa tuổi từ 15-29 chiếm 64%. Kết quả giám sát và các báo cáo không chính thức, số người có nhu cầu sử dụng dịch vụ PrEP là sinh viên của các trường đại học, cao đẳng đang có xu hướng gia tăng. Đây là nhóm có độ tuổi trẻ, chưa có thu nhập ổn định, sống xa gia đình. Đây cũng là thời điểm nhiều sinh viên bộc lộ xu hướng tính dục và cởi mở hơn trong đời sống tình dục, nhưng lại thiếu kiến thức và kỹ năng thực hành tình dục an toàn. Mặt khác, các trường hợp có quan hệ tình dục đồng giới thì tự kỳ thị hoặc bị kỳ thị nên không sẵn sàng chia sẻ và chưa tiếp cận các dịch vụ y tế phù hợp. Các đặc điểm này dẫn đến nguy cơ lây nhiễm HIV nếu không có các định hướng, can thiệp kịp thời.

Tuy nhiên, các văn bản hướng dẫn triển khai PrEP tại thời điểm này tập trung chủ yếu vào quy trình cung cấp dịch vụ, các hoạt động truyền thông tạo cầu nói chung, chưa tập trung cho nhóm sinh viên, học sinh. Tình trạng này dẫn đến các hoạt động triển khai PrEP cho sinh viên trong các trường đại học hiện đang được triển khai tự phát, chưa đáp ứng được với nhu cầu thực tế.

Điều này đòi hỏi cần thiết có hướng dẫn cụ thể về việc cung cấp PrEP cho sinh viên, học sinh trong các trường đại học, cao đng.

II. MỤC TIÊU

Hướng dẫn triển khai cung cấp dịch vụ PrEP cho học sinh, sinh viên học sinh tại các trường đại học, cao đẳng và dạy nghề tại các tỉnh/thành phố.

III. CƠ SỞ PHÁP LÝ

Luật số 64/2006/QH 11 ngày 29/6/2006 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS);

Luật số 71/2020/QH14 ngày 16/11/2020 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mc phải ở người (HIV/AIDS);

Nghị định số 63/2021/NĐ-CP ngày 30/6/2021 Quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chng nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS);

Quyết định số 1246/QĐ-TTg ngày 14/8/2020 của Thủ tướng Chính phủ về Chiến lược Quốc gia chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030;

Quyết định số 5968/QĐ-BYT ngày 31/12/2021 của Bộ Y tế về việc ban hành Hướng dẫn Điều trị và chăm sóc HIV/AIDS;

[...]