Công văn 3263/BKHĐT-PC hướng dẫn Chỉ thị 1792/CT-TTg về chuyển đổi hình thức đầu tư dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước và trái phiếu chính phủ do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
Số hiệu | 3263/BKHĐT-PC |
Ngày ban hành | 11/05/2012 |
Ngày có hiệu lực | 11/05/2012 |
Loại văn bản | Công văn |
Cơ quan ban hành | Bộ Kế hoạch và Đầu tư |
Người ký | Bùi Quang Vinh |
Lĩnh vực | Đầu tư,Tài chính nhà nước |
BỘ
KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:
3263/BKHĐT-PC |
Hà Nội, ngày 11 tháng 05 năm 2012 |
Kính gửi: |
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Cơ
quan thuộc Chính phủ; |
Căn cứ Chỉ thị số 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước và trái phiếu chính phủ (sau đây gọi là Chỉ thị số 1792/CT-TTg); tiếp theo công văn số 7356/BKHĐT-TH ngày 28/10/2011, Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện chuyển đổi hình thức đầu tư đối với một số dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước và vốn trái phiếu chính phủ như sau:
1. Phạm vi và điều kiện lựa chọn dự án có khả năng chuyển đổi hình thức đầu tư
1.1. Dự án được lựa chọn chuyển đổi hình thức đầu tư là dự án đang được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước và vốn trái phiếu chính phủ, nhưng không đủ nguồn vốn bố trí tiếp và thuộc lĩnh vực đầu tư theo hình thức Hợp đồng BOT, BTO, BT và PPP quy định tại:
- Khoản 1 Điều 1 Nghị định số 24/2011/NĐ-CP ngày 5/4/2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 108/2009/NĐ-CP ngày 27/11/2009 của Chính phủ về đầu tư theo hình thức Hợp đồng BOT, Hợp đồng BTO và Hợp đồng BT (sau đây gọi là Nghị định số 24/2011/NĐ-CP);
- Điều 4 Quy chế thí điểm đầu tư theo hình thức đối tác công-tư ban hành kèm theo Quyết định số 71/2010/QĐ-TTg ngày 9/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ (sau đây gọi là Quyết định số 71/2010/QĐ-TTg).
1.2. Các dự án có khả năng chuyển đổi sang hình thức đầu tư khác (BOT, BT, PPP), bao gồm các dự án có thể thu phí để hoàn vốn đầu tư; các dự án có thể thanh toán bằng quyền sử dụng đất; các dự án có thể bán hoặc chuyển nhượng cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
1.3. Các dự án có thể bán, chuyển nhượng hoặc chuyển đổi theo hình thức liên doanh được xem xét sau khi quyết toán theo hướng dẫn tại điểm 3.2.3 của công văn này. Căn cứ đề nghị của các Bộ, ngành, địa phương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ hướng dẫn thực hiện trong từng trường hợp cụ thể phù hợp với pháp luật đầu tư và các văn bản pháp luật có liên quan.
Trên cơ sở các dự án đã được xác định theo nguyên tắc nêu tại Mục 1, các Bộ, ngành, địa phương xem xét lựa chọn các hình thức chuyển đổi sau đây:
2.1. Chuyển đổi theo hình thức Hợp đồng BOT hoặc PPP đối với các dự án có khả năng giao cho nhà đầu tư tiếp tục xây dựng và kinh doanh công trình để thu hồi vốn đầu tư.
Trong trường hợp này, các Bộ, ngành, địa phương xem xét lựa chọn một trong các phương án sau:
2.1.1. Rút toàn bộ vốn nhà nước đã đầu tư vào công trình: Nhà đầu tư hoàn trả cho Nhà nước phần vốn đã đầu tư theo tiến độ thỏa thuận với Bộ, ngành, địa phương; chịu trách nhiệm thu xếp phần vốn còn lại để tiếp tục đầu tư xây dựng công trình và được phép kinh doanh thu hồi vốn, lợi nhuận trong thời gian nhất định theo thỏa thuận. Thời gian thu hồi vốn và lợi nhuận của nhà đầu tư được tính trên cơ sở toàn bộ số vốn đầu tư xây dựng công trình (gồm phần vốn nhà đầu tư đã hoàn trả cho Nhà nước và phần vốn còn lại được thu xếp để tiếp tục đầu tư xây dựng công trình).
2.1.2. Nhà nước góp phần vốn đã đầu tư để tham gia hoặc hỗ trợ thực hiện dự án: Phần vốn nhà nước đã đầu tư được xác định theo tỷ lệ quy định tại Nghị định số 108/2009/NĐ-CP, Quyết định số 71/2010/QĐ-TTg và Thông tư số 03/2011/TT-BKHĐT ngày 27/1/2011 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 108/2009/NĐ-CP (sau đây gọi là Thông tư số 03/2011/TT-BKHĐT). Trường hợp phần vốn nhà nước đã đầu tư vượt quá tỷ lệ quy định tại các văn bản nêu trên, các Bộ, ngành, địa phương có thể rút một phần vốn đã đầu tư hoặc trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, chấp thuận.
Ngoài phần vốn nhà nước đã đầu tư, nhà đầu tư thu xếp phần vốn còn lại để tiếp tục đầu tư xây dựng công trình và được phép kinh doanh thu hồi vốn, lợi nhuận trong thời gian nhất định theo thỏa thuận với Cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Thời gian thu hồi vốn, lợi nhuận của nhà đầu tư được tính trên cơ sở phần vốn còn lại do nhà đầu tư thu xếp để hoàn thành công trình.
2.2. Chuyển đổi theo hình thức Hợp đồng BT trong trường hợp các Bộ, ngành, địa phương có khả năng thu xếp được quỹ đất để giao cho nhà đầu tư thực hiện Dự án khác hoặc để tạo nguồn vốn thanh toán theo quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 9 Thông tư số 03/2011/TT-BKHĐT.
Trong trường hợp này, các Bộ, ngành, địa phương xem xét lựa chọn một trong các phương án sau:
2.2.1. Rút toàn bộ vốn nhà nước đã đầu tư vào công trình: Nhà đầu tư hoàn trả cho Nhà nước phần vốn đã đầu tư theo tiến độ thỏa thuận với bộ, ngành, địa phương và chịu trách nhiệm thu xếp phần vốn còn lại để tiếp tục đầu tư xây dựng công trình. Sau khi hoàn thành, nhà đầu tư chuyển giao công trình cho Nhà nước và được giao đất thực hiện Dự án khác hoặc được thanh toán bằng nguồn vốn hình thành từ quỹ đất với giá trị tương ứng với toàn bộ số vốn đầu tư xây dựng công trình (gồm phần vốn nhà đầu tư đã hoàn trả cho Nhà nước và phần vốn còn lại được thu xếp để tiếp tục đầu tư xây dựng công trình) và lợi nhuận.
2.2.2. Nhà nước góp phần vốn đã đầu tư để tham gia hoặc hỗ trợ thực hiện dự án: Phần vốn nhà nước đã đầu tư được xác định theo tỷ lệ quy định tại Nghị định số 108/2009/NĐ-CP, Quyết định số 71/2010/QĐ-TTg và Thông tư số 03/2011/TT-BKHĐT. Trường hợp phần vốn nhà nước đã đầu tư vượt quá tỷ lệ quy định tại các văn bản nêu trên, Cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể rút một phần vốn đã đầu tư hoặc trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, chấp thuận. Ngoài phần vốn này, nhà đầu tư thu xếp phần vốn còn lại để tiếp tục đầu tư xây dựng công trình. Sau khi hoàn thành, nhà đầu tư chuyển giao công trình cho Nhà nước và được giao đất thực hiện Dự án khác hoặc được thanh toán với giá trị tương ứng với phần vốn còn lại đã thu xếp để tiếp tục đầu tư xây dựng công trình và lợi nhuận.
Việc thanh toán cho nhà đầu tư thực hiện dự án chuyển đổi theo hình thức Hợp đồng BT nêu tại các Mục 2.2.1 và 2.2.2 được áp dụng theo quy định tại Nghị định số 108/2009/NĐ-CP, Thông tư số 03/2011/TT-BKHĐT và Thông tư số 166/2011/TT-BTC ngày 17/11/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số 108/2009/NĐ-CP (sau đây gọi là Thông tư số 166/2011/TT-BTC).
3. Thủ tục chuyển đổi hình thức đầu tư và thực hiện dự án
3.1. Lập Danh mục dự án chuyển đổi hình thức đầu tư:
3.1.1. Căn cứ công văn số 7356/BKHĐT-TH ngày 28/10/2011 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (sau đây gọi là công văn số 7356/BKHĐT-TH) và hướng dẫn tại các Mục 1, 2 của công văn này, các Bộ, ngành, địa phương lập Danh mục dự án chuyển đổi hình thức đầu tư.
3.1.2. Ngoài các nội dung theo biểu mẫu kèm theo công văn số 7356/BKHĐT-TH, Danh mục dự án chuyển đổi hình thức đầu tư phải có thông tin về hình thức đầu tư chuyển đổi (BOT, BT, PPP) và Cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký kết Hợp đồng dự án.
3.2. Lập phương án chuyển đổi hình thức đầu tư đối với các dự án trong Danh mục:
Các Bộ, ngành và địa phương tổ chức lập phương án chuyển đổi hình thức đầu tư gồm các nội dung sau:
3.2.1. Báo cáo tình hình thực hiện dự án (gồm các nội dung thích hợp với từng nguồn vốn và cơ quan sử dụng theo hướng dẫn tại công văn số 7356/BKHĐT-TH);