Kính
gửi:
|
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan
thuộc Chính phủ;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Sở Kế hoạch và Đầu tư các tỉnh, thành phố;
- Các tập đoàn kinh tế, Tổng công ty 91;
- Hiệp hội nhà thầu xây dựng Việt Nam;
- Hiệp hội tư vấn xây dựng Việt Nam.
|
Hiện nay, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã
hoàn thành Dự thảo Thông tư quy định về lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trên Hệ
thống mạng đấu thầu quốc gia thay thế các Thông tư của Bộ Kế hoạch và Đầu tư:
Thông tư số 04/2017/TT-BKHĐT ngày 15 tháng 11 năm 2017 quy định chi tiết về lựa
chọn nhà thầu qua Hệ thống mạng đấu thầu Quốc gia, Thông tư số 05/2018/TT-BKHĐT
ngày 10 tháng 12 năm 2018 quy định chi tiết lập báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu
đối với gói thầu được tổ chức lựa chọn nhà thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc
gia, Thông tư số 05/2020/TT-BKHĐT ngày 30 tháng 6 năm 2020 sửa đổi, bổ sung một
số điều của Thông tư số 04/2017/TT-BKHĐT ngày 15 tháng 11 năm 2017; Thông tư số
11/2019/TT-BKHĐT ngày 16 tháng 12 năm 2019 quy định chi tiết việc cung cấp,
đăng tải thông tin về đấu thầu, lộ trình áp dụng lựa chọn nhà thầu qua mạng và
quản lý, sử dụng giá trị bảo đảm dự thầu, bảo đảm thực hiện hợp đồng không được
hoàn trả.
Để bảo đảm việc ban hành Thông tư phù
hợp với thực tế và quy định của pháp luật, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị Quý Cơ
quan có ý kiến góp ý cụ thể cho toàn bộ Dự thảo Thông tư nêu trên, đồng thời tập
trung góp ý đối với những nội dung nêu tại phụ lục kèm theo văn bản này. File mềm
của Dự thảo Thông tư được đăng tải trên Cổng thông tin điện
tử Chính phủ, Cổng thông tin điện tử của Bộ Kế hoạch và Đầu
tư (địa chỉ http://www.mpi.gov.vn)
và Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia (địa
chỉ http://muasamcong.mpi.gov.vn). Dự thảo Thông tư bao gồm:
1. Lời văn Thông tư;
2. Các mẫu hồ sơ ban hành kèm theo
Thông tư (23 mẫu).
Ý kiến góp ý bằng văn bản của Quý Cơ
quan đề nghị gửi về Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Cục Quản lý đấu thầu) trước ngày 20
tháng 6 năm 2021, kèm theo file mềm nội dung góp ý về địa chỉ email: chinhsachdauthau@mpi.gov.vn
và ghi rõ ở phần chủ đề là "Góp ý Dự thảo Thông tư
quy định về lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc
gia" để tổng hợp, hoàn thiện.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư mong nhận được
sự hợp tác của Quý cơ quan./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Các đơn vị trực thuộc Bộ (để góp ý);
- Các thành viên tổ biên tập (theo danh sách kèm theo để góp
ý);
- Lưu VT, Cục QLĐT(H ).
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Trần Quốc Phương
|
PHỤ LỤC
MỘT SỐ NỘI DUNG QUAN TRỌNG CẦN XIN Ý KIẾN
(Kèm theo văn bản số 3227/BKHĐT-QLĐT ngày 28 tháng 5 năm 2021 của Bộ Kế hoạch
và Đầu tư về việc góp ý Dự thảo Thông tư)
I. Lựa chọn nhà thầu:
1. Quy định về
cam kết, hợp đồng nguyên tắc
Dự thảo Thông tư (Điều 30) quy định
trường hợp trong E-HSMT có quy định nhà thầu phải cam kết hoặc có hợp đồng
nguyên tắc đối với một nội dung hoặc công việc bất kỳ, nhà thầu phải đáp ứng
quy định này. Trường hợp trong E-HSDT không có cam kết, hợp đồng nguyên tắc,
bên mời thầu, tổ chuyên gia làm rõ, yêu cầu nhà thầu bổ
sung trong một khoảng thời gian hợp lý để làm cơ sở đánh giá E-HSDT.
Đề nghị Quý Cơ quan cho ý kiến về quy
định này.
2. Quy định về
thiết bị thi công chủ yếu
Dự thảo Thông tư (Điều 31 khoản 2)
quy định nội dung yêu cầu về thiết bị chỉ áp dụng đối với gói thầu xây lắp, dịch
vụ phi tư vấn (nếu có). Theo đó, chủ đầu tư, bên mời thầu chỉ được đưa ra yêu cầu
về tính sẵn sàng để huy động, sự phù hợp của đề xuất về
thiết bị thi công chủ yếu với đề xuất biện pháp thi công của nhà thầu trong
E-HSMT. Không được yêu cầu về số lượng, chủng loại thiết bị thi công chủ yếu.
Nhà thầu có trách nhiệm đề xuất số lượng, chủng loại thiết bị thi công chủ yếu
phù hợp với biện pháp thi công của mình. Việc đánh giá về
khả năng huy động và sự phù hợp với biện pháp thi công của thiết bị thi công chủ
yếu chi thực hiện đối với nhà thầu xếp hạng thứ nhất. Trường hợp đề xuất huy động thiết bị thi công chủ yếu của nhà thầu không phù hợp với
biện pháp thi công nêu trong E-HSDT thì bên mời thầu yêu cầu nhà thầu làm rõ, bổ
sung, thay thế thiết bị thi công chủ yếu cho phù hợp với biện pháp thi công. Việc
bổ sung, thay thế thiết bị thi công chủ yếu không được làm
thay đổi biện pháp tổ chức thi công mà nhà thầu đã đề xuất trong E-HSDT. Trường
hợp nhà thầu không chứng minh được khả năng huy động thiết
bị chủ yếu phù hợp với biện pháp tổ chức thi công mà nhà thầu đã đề xuất trong
E-HSDT thì nhà thầu bị loại, bên mời thầu tiếp tục đánh
giá nội dung này với nhà thầu xếp hạng tiếp theo. Trường hợp nhà thầu trúng thầu
và ký kết hợp đồng, nhà thầu có nghĩa vụ huy động thiết bị thi công chủ yếu như
đã đề xuất ban đầu hoặc đề xuất thay đổi theo quy định tại
điểm b Khoản 2 Điều này. Trường hợp không huy động được thiết bị thi công chủ yếu,
nhà thầu bị phạt hợp đồng, bị đánh giá về uy tín khi tham gia các gói thầu
khác.
Đề nghị Quý cơ quan cho ý kiến về quy
định này.
3. Lộ trình áp dụng
lựa chọn nhà thầu qua mạng
Dự thảo Thông tư (Điều 56) quy định về
lộ trình áp dụng lựa chọn nhà đấu thầu qua mạng như sau:
“Các Bộ, cơ quan ngang Bộ,
cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương, các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước, các tổ chức chính trị, tổ chức
chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội -
nghề nghiệp, tổ chức xã hội, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự
nghiệp công lập chỉ đạo các chủ đầu tư, bên mời thầu trực thuộc phải tổ chức lựa
chọn nhà thầu qua mạng đối với các gói thầu thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Đấu thầu theo lộ trình
như sau:
1. Năm 2022:
a) Tổ chức lựa chọn nhà thầu qua mạng
đối với toàn bộ (100%) các gói thầu áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, chào
hàng cạnh tranh trong nước thuộc lĩnh vực hàng hóa, dịch vụ phi tư vấn, dịch vụ tư vấn có giá gói thầu không quá 20 tỷ đồng và thuộc
lĩnh vực xây lắp có giá gói thầu không quá 40 tỷ đồng;
b) Việc tổ chức lựa chọn nhà thầu
qua mạng trong năm phải bảo đảm tổng số lượng các gói thầu đạt tối thiểu 85% số
lượng gói thầu áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, chào hàng cạnh tranh và tổng
giá trị gói thầu đạt tối thiểu 50% tổng giá trị các gói thầu áp dụng hình thức
đấu thầu rộng rãi, chào hàng cạnh tranh.
2. Giai đoạn từ năm 2023:
Tổ chức lựa chọn nhà thầu qua mạng
đối với toàn bộ (100%) các gói thầu áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, chào
hàng cạnh tranh trong nước thuộc lĩnh vực hàng hóa, xây lắp, dịch vụ phi
tư vấn, dịch vụ tư vấn”.
Đề nghị Quý cơ quan cho ý kiến về quy
định này.
4. Lập, thẩm định,
phê duyệt E-HSMQT, E-HSMST, E-HSMT
Dự thảo Thông tư (Điều 26) quy định
bên mời thầu tổ chức lập, trình E-HSMQT, E-HSMST, E-HSMT trên Hệ thống. Chủ đầu
tư tiến hành phê duyệt E-HSMQT, E-HSMST, E-HSMT trực tiếp trên Hệ thống (không
được phê duyệt bằng văn bản giấy) trên cơ sở báo cáo thẩm định của tổ thẩm định.
Bên mời thầu chỉ được đăng tải E-HSMQT, E-HSMST, E-HSMT lên Hệ thống khi đã được
chủ đầu tư phê duyệt.
Như vậy, việc lập, trình, thẩm định,
phê duyệt được thực hiện trên Hệ thống thông qua tài khoản của chủ đầu tư, bên
mời thầu, không còn các thủ tục giấy tờ bằng văn bản.
Đề nghị Quý cơ quan cho ý kiến về quy
định này.
5. Quy định về
năng lực, kinh nghiệm và hợp đồng tương tự đối với gói thầu mua sắm hàng hóa:
5.1. Đối với quy định về năng lực,
kinh nghiệm:
Mẫu E-HSMT mua sắm
hàng hóa đưa ra 02 bảng đánh giá về năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu. Trong
đó:
- Bảng số 01 áp dụng cho nhà thầu
tham dự thầu không phải là nhà sản xuất ra hàng hóa thuộc gói thầu (nhà thầu
tham dự thầu là nhà thương mại);
- Bảng số 02 áp dụng cho nhà thầu
tham dự thầu là nhà sản xuất ra hàng hóa thuộc gói thầu.
Các tiêu chí đánh giá nêu trong 02 Bảng
trên được xây dựng cho phù hợp với từng đối tượng nhà thầu.
5.2. Đối với quy định về kinh nghiệm
thực hiện hợp đồng tương tự:
a) Đối với nhà thầu tham dự thầu là
nhà sản xuất ra hàng hóa thuộc gói thầu thì yêu cầu nhà thầu phải cung cấp tài
liệu chứng minh năng lực sản xuất hàng hóa thuộc gói thầu đáp ứng yêu cầu về số
lượng/khối lượng, thời gian giao hàng mà không yêu cầu về kinh nghiệm thực hiện
hợp đồng tương tự.
b) Đối với nhà thầu tham dự thầu là
nhà thương mại, quy định về kinh nghiệm thực hiện hợp đồng tương tự như sau:
Nhà thầu đã hoàn thành tối thiểu
01 hợp đồng tương tự với tư cách là nhà thầu chính
(độc lập hoặc thành viên liên danh) hoặc nhà thầu phụ) trong khoảng thời gian kể
từ ngày 01 tháng 01 năm ___ đến thời điểm đóng thầu.
Hợp đồng tương tự là hợp đồng:
- Có chủng loại tương tự:
____;
- Có quy mô (giá trị) tối thiểu: ___ VND.
Trong đó:
- Tương tự về chủng loại: là hàng
hóa có cùng mã Chương, mã Nhóm trong Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa (HS - Harmonized Commodity Description and Coding System) theo Hệ thống phân
loại hàng hóa do Tổ chức Hải quan thế giới WCO phát hành (gọi chung là HS
code). HS code căn cứ theo công bố của Tổng Cục Hải
quan trên trang thông tin điện tử: https://www.customs.gov.vn
(ví dụ: hàng hóa thuộc gói thầu là
máy tính xách tay có HS code là 84.71.30.20 thì các hàng hóa tương tự về
chủng loại là hàng hóa có HS code là 84.71.xx.xx).
- Quy mô của hợp đồng tương tự: có
giá trị hợp đồng bằng 70% giá trị của gói thầu đang xét. Trường hợp gói thầu
bao gồm nhiều loại hàng hóa khác nhau thì tùy theo
tính chất, quy mô gói thầu để Bên mời thầu đưa ra yêu cầu về chủng loại, quy mô
tương tự trên cơ sở các loại hàng hóa chính của gói thầu (phải nêu rõ các hàng hóa chính) hoặc yêu cầu về chủng loại, quy mô
tương tự trên cơ sở tất cả các loại hàng hóa thuộc gói thầu đang xét.
- Trường hợp các hàng hóa thuộc
gói thầu đang xét cần sự gắn kết với nhau thì trong E-HSMT có thể yêu cầu nhà thầu phải có kinh nghiệm thực hiện hợp đồng cung
cấp toàn bộ các loại hàng hóa tương tự các hàng hóa thuộc gói thầu đang xét.
Trường hợp các hàng hóa thuộc gói thầu đang xét độc
lập với nhau thì nhà thầu có thể chứng minh kinh
nghiệm thực hiện hợp đồng tương tự bằng các hợp đồng cung cấp riêng rẽ một hoặc
một số hoặc toàn bộ các loại hàng hóa tương tự các hàng hóa thuộc gói thầu đang
xét song phải bảo đảm đáp ứng yêu cầu về quy mô của các hàng hóa đó trong gói
thầu.
- Trường hợp nhà thầu sử dụng hợp
đồng đã và đang thực hiện trong đó có hàng hóa tương tự về chủng loại, tương tự
về quy mô với một hoặc một số hàng hóa chính của gói thầu để chứng minh về kinh nghiệm thực hiện hợp đồng tương tự của
mình thì việc xem xét, đánh giá mức độ hoàn thành, quy mô căn cứ vào mức độ
hoàn thành và quy mô của hàng hóa tương tự trong hợp đồng mà nhà thầu dùng để chứng minh kinh nghiệm
thực hiện hợp đồng tương tự.
- Trường hợp gói thầu cung cấp
hàng hóa có tính chất đặc thù, ít xuất hiện ở Việt
Nam và có số lượng, khối lượng mời thầu lớn, dự kiến chỉ có ít hơn 03 nhà thầu
có khả năng đáp ứng về kinh nghiệm thực hiện hợp đồng
tương tự nếu E-HSMT quy định quy mô của hợp đồng tương tự tối thiểu bằng 70%
quy mô của gói thầu đang xét như quy định đối với những gói thầu thông thường
khác thì để tăng tính cạnh tranh, tạo điều kiện cho nhà thầu, nhà sản xuất
trong nước tham dự thầu, trong HSMT có thể: (i) điều
chỉnh giảm quy định về quy mô của hợp đồng tương tự xuống còn 50% quy mô
của gói thầu đang xét
hoặc (ii) chấp thuận các hợp đồng
cung cấp hàng hóa tương tự riêng rẽ với tổng số lượng hàng hóa tối thiểu bằng số
lượng hàng hóa của gói thầu đang xét và hàng hóa được giao
trong một khoảng thời gian tối đa bằng khoảng thời
gian giao hàng theo yêu cầu của gói thầu đang xét.
Trong trường hợp này, E-HSMT cần
quy định nhà thầu phải có cam kết thực hiện gói thầu bảo đảm tiến độ, chất lượng;
cam kết đền bù các thiệt hại cho chủ đầu tư, bên mời thầu trong trường hợp nhà
thầu thực hiện hợp đồng không bảo đảm tiến độ, chất
lượng. Chủ đầu tư phải bảo đảm nhà thầu được lựa chọn có đủ khả năng thực hiện
gói thầu đáp ứng tiến độ, chất lượng.
(Ví dụ: Gói thầu đang xét là gói
thầu cung cấp 2.000 máy tính xách tay, thời gian giao hàng 30 ngày kể từ ngày hợp
đồng có hiệu lực thì nhà thầu được đánh giá đáp ứng yêu cầu về kinh nghiệm thực hiện hợp đồng
tương tự nếu trong khoảng thời gian xem xét về kinh nghiệm thực hiện hợp nêu trong E-HSMT (thông thường từ 3 đến 5 năm trước thời điểm đóng thầu),
nhà thầu đã từng cung cấp 2.000 máy tính xách tay
trong khoảng thời gian 30 ngày).
Đề nghị Quý cơ quan cho ý kiến về quy
định này.
6. Quy định về
chào giá đối với gói thầu mua sắm hàng hóa
Dự thảo Thông tư (Chương IV Mẫu E-HSMT mua sắm hàng hóa) quy định đối với nội dung về chào giá hàng
hóa, đưa ra 2 phương án:
- Phương án 1: nhà thầu chào đơn giá
của hàng hóa, không phân biệt là hàng hóa sản xuất, gia công trong nước hay
hàng hóa nhập khẩu.
- Phương án 2: tách thành 2 bảng chào
giá, 1 bảng chào đơn giá của hàng hóa sản xuất, gia công trong nước, 1 bảng
chào đơn giá cho hàng hóa nhập khẩu (bảng này sẽ có phần thuế phí nhập khẩu).
Đề nghị Quý cơ quan cho ý kiến về quy
định này.
II. Lựa chọn nhà đầu
tư:
Dự thảo Thông tư (Điều 57) quy định về
lộ trình áp dụng lựa chọn nhà đầu tư qua mạng như sau:
“Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan
thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ
chức lựa chọn nhà đầu tư qua mạng theo lộ trình như
sau:
1. Lộ trình thực hiện từ 01 tháng
7 năm 2022 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2023.
2. Lộ trình được thực hiện thành
hai giai đoạn:
a) Giai đoạn 1: Từ 01 tháng 7 năm
2022 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2022 bảo đảm quy trình nộp E-HSDST, E-HSDĐP dự
án PPP; E-ĐKTHDA dự án đầu tư có sử dụng đất;
b) Giai đoạn 2: Từ 01 tháng 01 năm
2023 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2030, bảo đảm thông báo E-TBMT và phát hành
E-HSMT; nộp E-HSDT”.
Đề nghị Quý cơ quan cho ý kiến về quy
định này
III. Ngoài các nội
dung nêu trên, đề nghị Quý Cơ quan, đơn vị cho ý kiến đối với Dự thảo Thông tư
(Quyết định, các mẫu hồ sơ đính kèm)
(Thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ Ông Tăng Lý Quang Huy - Cục Quản lý đấu thầu, Số
điện thoại 080 44740).
DANH SÁCH TỔ BIÊN TẬP
THÔNG TƯ QUY ĐỊNH CHI TIẾT ĐẤU THẦU QUA MẠNG
(Đính kèm theo Quyết định số: /QĐ-BKHĐT ngày / /2021 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
1. Bà Nguyễn Thị Thúy Hằng, Phó Cục trưởng Cục Quản lý đấu thầu, Tổ trưởng;
2. Ông Hoàng Cương, Trưởng phòng
Phòng Chính sách đấu thầu, Cục Quản lý đấu thầu, thành viên;
3. Ông Phạm Thy Hùng, Giám đốc Trung
tâm đấu thầu qua mạng quốc gia, Cục Quản lý đấu thầu, thành viên;
4. Ông Phạm Hùng
Anh, Trưởng phòng Phòng Hợp tác quốc tế, Cục Quản lý đấu thầu, thành viên;
5. Bà Ngô Chi Linh, Phó trưởng phòng
Phòng Chính sách đấu thầu, Cục Quản lý đấu thầu, thành viên;
6. Bà Đặng Thị Thanh Trầm, Phó trưởng phòng Phòng Hợp tác quốc tế, Cục Quản lý đấu thầu, thành
viên;
7. Ông La Anh Tuấn, Phó Giám đốc
Trung tâm đấu thầu qua mạng quốc gia, Cục Quản lý đấu thầu, thành viên;
8. Bà Trần Thị Đông Anh, Phó Giám đốc
Trung tâm đấu thầu qua mạng quốc gia, Cục Quản lý đấu thầu, thành viên;
9. Bà Ngô Thị Hương Lan, Chuyên viên
Vụ Pháp chế, thành viên;
10. Ông Trịnh Văn Thành, Trung tâm đấu
thầu qua mạng quốc gia, Cục Quản lý đấu thầu, thành viên;
11. Ông Nguyễn Ngọc Hoàng, Trung tâm
đấu thầu qua mạng quốc gia, Cục Quản lý đấu thầu, thành viên;
12. Ông Trần Tuấn Linh, Trung tâm đấu
thầu qua mạng quốc gia, Cục Quản lý đấu thầu, thành viên;
13. Ông Nguyễn Trường Sinh, Trung tâm
đấu thầu qua mạng quốc gia, Cục Quản lý đấu thầu, thành viên;
14. Ông Tăng Lý Quang Huy, Chuyên
viên Phòng Chính sách đấu thầu, Cục Quản lý đấu thầu, thư ký.
15. Ông Lê Mạnh Thắng, Chuyên viên
Phòng Chính sách đấu thầu, Cục Quản lý đấu thầu, thành viên.
16. Bà Hoàng Thị Bình, Chuyên viên
Phòng Chính sách đấu thầu, Cục Quản lý đấu thầu, thành viên.
17. Ông Trần Anh Đức, Chuyên viên
Phòng Chính sách đấu thầu, Cục Quản lý đấu thầu, thành viên.
18. Ông Lê Nhật Hoàng, Công ty TNHH Đầu
tư và Phát triển Hệ thống đấu thầu qua mạng quốc gia, thành viên;
19. Bà Đinh Thị Thu Phương, Công ty
TNHH Đầu tư và Phát triển Hệ thống đấu thầu qua mạng quốc gia, thành viên;
20. Bà Phạm Ngân Oanh, Công ty TNHH Đầu
tư và Phát triển Hệ thống đấu thầu qua mạng quốc gia, thành viên.