Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Công văn 3171/SYT-NVY năm 2023 cập nhật “Tiêu chí chất lượng áp dụng cho phòng khám đa khoa trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh” (phiên bản 4.1) do Sở Y Tế Thành phố Hồ Chí Minh ban hành

Số hiệu 3171/SYT-NVY
Ngày ban hành 28/04/2023
Ngày có hiệu lực 28/04/2023
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh
Người ký Nguyễn Văn Vĩnh Châu
Lĩnh vực Thể thao - Y tế

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
SỞ Y TẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3171/SYT-NVY
V/v cập nhật “Tiêu chí chất lượng áp dụng cho phòng khám đa khoa trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh” (phiên bản 4.1)

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 4 năm 2023

 

Kính gửi:

- Bệnh viện quận, huyện, thành phố Thủ Đức;
- Trung tâm Y tế quận, huyện, thành phố Thủ Đức;
- Phòng Y tế quận, huyện, thành phố Thủ Đức;
- Phòng khám đa khoa.

Nhằm hỗ trợ các phòng khám đa khoa trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục cải tiến, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và tuân thủ quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh. Sở Y tế đã liên tục cập nhật, bổ sung vào bộ tiêu chí chất lượng áp dụng cho phòng khám đa khoa những quy định phù hợp với yêu cầu thực tiễn của ngành Y tế thành phố. Bộ tiêu chí trên đã được Sở Y tế ban hành từ phiên bản 1.0 cho đến nay là phiên bản 4.0 và áp dụng đánh giá chất lượng hàng năm tại các phòng khám đa khoa công lập, tư nhân. Qua nhiều năm triển khai, Sở Y tế ghi nhận sự chuyển biến tích cực của các phòng khám trong việc tuân thủ các quy định pháp luật và nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, cùng đóng góp với Ngành Y tế Thành phố trong công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.

Để đáp ứng nhu cầu thực tế trong hoạt động khám bệnh, chữa bệnh, đảm bảo an toàn cho người bệnh, cũng như kịp thời nắm bắt những quy định pháp luật và cải tiến, nâng cao chất lượng, hướng đến sự hài lòng người bệnh, Sở Y tế tiếp tục cập nhật, bổ sung vào Bộ tiêu chí chất lượng áp dụng cho phòng khám đa khoa trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (phiên bản 4.1) gồm 23 tiêu chí chính thức được áp dụng tại tất cả các phòng khám đa khoa công lập và tư nhân đang hoạt động trên địa bàn Thành phố. Đây là căn cứ để Sở Y tế tiến hành đánh giá chất lượng tại các phòng khám đa khoa trên địa bàn Thành phố.

Sở Y tế đề nghị tất cả các phòng khám đa khoa căn cứ các tiêu chí để rà soát, đánh giá định kỳ (tối thiểu mỗi 6 tháng), xây dựng các biện pháp cải tiến chất lượng phù hợp.

Giao bệnh viện, trung tâm y tế triển khai bộ tiêu chí đến các phòng khám đa khoa trực thuộc; phòng y tế triển khai và hướng dẫn các phòng khám đa khoa tư nhân trên địa bàn biết và thực hiện.

Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các đơn vị báo cáo về Sở Y tế (Phòng Nghiệp vụ Y - ĐT: 39309981) để được hướng dẫn./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ Y tế (thay báo cáo);
- Các phòng chức năng SYT;
- Cổng Thông tin điện tử SYT;
- Lưu: VT, NVY (ĐMS).

KT. GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC




Nguyễn Văn Vĩnh Châu

 

SỞ Y TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
HỘI ĐỒNG CHẤT LƯỢNG KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH
------------------------

TIÊU CHÍ CHẤT LƯỢNG ÁP DỤNG CHO PHÒNG KHÁM ĐA KHOA TRÊN ĐỊA BÀN TP. HỒ CHÍ MINH

(Phiên bản 4.1)

(Ban hành kèm theo công văn số 3171/SYT-NVY ngày 28 tháng 4 năm 2023 của Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh)

TIÊU CHÍ CHẤT LƯỢNG PHÒNG KHÁM ĐA KHOA

Tiêu chí

Nội dung

Tiêu chí 1

Tuân thủ các quy định về nhân sự tham gia hành nghề khám bệnh, chữa bệnh

Tiêu chí 2

Tuân thủ các quy định về cơ sở vật chất và trang thiết bị y tế

Tiêu chí 3

Tuân thủ các quy định về danh mục kỹ thuật

Tiêu chí 4

Xây dựng và tuân thủ hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh

Tiêu chí 5

Đảo đảm các điều kiện cấp cứu người bệnh kịp thời

Tiêu chí 6

Áp dụng và tuân thủ hướng dẫn chẩn đoán và điều trị

Tiêu chí 7

Tuân thủ quy chế hồ sơ bệnh án

Tiêu chí 8

Tuân thủ các quy định về sử dụng thuốc an toàn, hợp lý

Tiêu chí 9

Triển khai hệ thống báo cáo, phân tích sự cố y khoa

Tiêu chí 10

Bảo đảm xác định đúng người bệnh khi cung cấp dịch vụ

Tiêu chí 11

Thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn trong phẫu thuật, thủ thuật (*)

Tiêu chí 12

Phòng ngừa nguy cơ người bệnh bị trượt ngã

Tiêu chí 13

Tuân thủ quy định về khám sức khoẻ (*)

Tiêu chí 14

Tuân thủ các quy định về an toàn tiêm chủng (*)

Tiêu chí 15

Tuân thủ các quy định về hoạt động xét nghiệm

Tiêu chí 16

Tuân thủ các quy định về biển hiệu, quảng cáo và truyền thông

Tiêu chí 17

Tuân thủ các quy định về công khai, minh bạch trong áp dụng giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh

Tiêu chí 18

Tuân thủ quy định về kiểm soát nhiễm khuẩn

Tiêu chí 19

Tuân thủ quy định về quản lý chất thải y tế

Tiêu chí 20

Tuân thủ quy định về quản lý an toàn bức xạ đối với thiết bị bức xạ (*)

Tiêu chí 21

Tuân thủ các quy định về công tác an toàn và vệ sinh lao động

Tiêu chí 22

Ứng dụng công nghệ thông tin

Tiêu chí 23

Triển khai các dịch vụ tiện ích phục vụ người bệnh

(*) Áp dụng đối với các phòng khám có buồng thủ thuật hoặc có khám sức khỏe hoặc có tiêm chủng hoặc có sử dụng thiết bị X-quang chẩn đoán trong y tế.

 

Tiêu chí 1

Tuân thủ các quy định về nhân sự tham gia hành nghề khám bệnh, chữa bệnh

Căn cứ đề xuất

- Luật Khám bệnh, chữa bệnh ngày 23 tháng 11 năm 2009;

- Luật Viên chức ngày 15 tháng 01 năm 2010; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật cán bộ, công chức và luật viên chức ngày 25 tháng 11 năm 2019;

- Nghị định số 109/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định cấp chứng chỉ hành nghề cho người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

- Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ quy định sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế;

- Thông tư số 22/2013/TT-BYT ngày 09 tháng 8 năm 2013 của Bộ Y tế hướng dẫn đào tạo liên tục trong lĩnh vực y tế và Thông tư số 26/2020/TT-BYT ngày 28 tháng 12 năm 2020 của Bộ Y tế về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 22/2013/TT-BYT ngày 09 tháng 8 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn việc đào tạo liên tục cho cán bộ y tế;

- Công văn số 2970/SYT-QLDVYT ngày 24 tháng 4 năm 2023 của Sở Y tế về việc triển khai thực hiện 04 thủ tục đăng ký hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.

 

Các bậc thang chất lượng

Mức 1

1. Người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh tại phòng khám chưa có chứng chỉ hành nghề hoặc đang trong thời gian bị đình chỉ hành nghề hoặc chưa đăng ký hành nghề với Sở Y tế.

2. Người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh không đúng phạm vi chuyên môn ghi trong chứng chỉ hành nghề.

3. Phát hiện người phiên dịch thực hiện các công việc của bác sĩ (tư vấn khám bệnh, chữa bệnh; chỉ định xét nghiệm...).

4. Trong năm bị xử lý vi phạm hành chính liên quan đến nhân sự của phòng khám.

Mức 2

5. Số lượng bác sĩ cơ hữu đạt 50% trên tổng số bác sĩ hành nghề tại phòng khám.

6. Niêm yết công khai tại phòng khám hoặc trên trang tin điện từ của cơ sở (nếu có) danh sách, văn bằng chuyên môn và chứng chỉ hành nghề của tất cả người hành nghề tại cơ sở.

7. Mọi thay đổi về nhân sự hành nghề tại phòng khám phải cập nhật vào phần mềm quản lý hành nghề của Sở Y tế trong vòng 10 ngày.

8. Nhân viên y tế làm việc ngoài giờ hành chính tại phòng khám phải có văn bản chấp thuận của thủ trưởng cơ quan nơi đang công tác.

Mức 3

9. 100% bác sĩ đang hành nghề khám bệnh, chữa bệnh tại phòng khám tham gia đào tạo liên tục tối thiểu 48 tiết học trong 2 năm liên tiếp.

10. Tổ chức thực hành cho điều dưỡng, kỹ thuật viên đúng quy định (đơn đề nghị thực hành, hợp đồng, quyết định phân công người hướng dẫn, người hướng dẫn phải đủ điều kiện).

11. Bác sĩ nước ngoài khi hành nghề tại Việt Nam hoặc/và bác sĩ Việt Nam khi khám bệnh, chữa bệnh cho người nước ngoài phải tuân thủ quy định về khám bệnh, chữa bệnh cho người nước ngoài.

Mức 4

12. 100% nhân viên y tế đang hành nghề khám bệnh, chữa bệnh tại phòng khám tham gia đào tạo liên tục tối thiểu 48 tiết học trong 2 năm liên tiếp.

13. Báo cáo nhân sự đủ điều kiện sử dụng thành thạo ngôn ngữ khác hoặc đủ trình độ phiên dịch trong khám bệnh, chữa bệnh cho người nước ngoài về Sở Y tế (nếu có khám bệnh, chữa bệnh cho người nước ngoài).

Mức 5

14. 100% bác sĩ phụ trách chuyên khoa có trình độ chuyên khoa 1 trở lên.

 

Tiêu chí 2

Tuân thủ các quy định về cơ sở vật chất và trang thiết bị y tế

Căn cứ đề xuất

- Luật Khám bệnh, chữa bệnh ngày 23 tháng 11 năm 2009;

- Nghị định số 109/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định cấp chứng chỉ hành nghề cho người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

- Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ quy định sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế;

- Nghị định số 98/2021/NĐ-CP ngày 08 tháng 11 năm 2021 của Chính Phủ về quản lý trang thiết bị y tế.

 

Các bậc thang chất lượng

Mức 1

1. Thay đổi quy mô giường bệnh, cơ cấu tổ chức (thành lập thêm hoặc giải thể các khoa, phòng) và vị trí các buồng khám nhưng chưa báo cáo Sở Y tế.

2. Sử dụng trang thiết bị y tế không rõ nguồn gốc hoặc quá thời hạn sử dụng.

3. Trong năm có phản ánh và bị xử lý vi phạm hành chính liên quan đến cơ sở vật chất, trang thiết bị.

Mức 2

2. Duy trì các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị đã được thẩm định.

3. Bảo trì, bảo dưỡng các trang thiết bị y tế sử dụng tại phòng khám theo quy định, đảm bảo trang thiết bị y tế luôn trong tình trạng hoạt động tốt.

Mức 3

4. Kiểm định, hiệu chuẩn trang thiết bị y tế (theo danh mục của Bộ Y tế) theo quy định.

5. Bố trí, thiết kế lối đi trong khuôn viên phòng khám để xe lăn có thể đi được, an toàn và độ dốc phù hợp.

Mức 4

6. Có thang máy (nếu phòng khám có nhiều tầng) và trang bị phương tiện vận chuyển người bệnh (xe đẩy, băng ca) giúp vận chuyển người bệnh an toàn khi có tình huống cấp cứu.

7. Có phòng vệ sinh dành cho người khuyết tật (được thiết kế đủ rộng, có lối đi để xe lăn tiếp cận được bệ xí ngồi, có tay vịn tại vị trí bệ xí ngồi).

8. Trong vòng 02 năm, phòng khám có phát triển thêm các chuyên khoa mới và được Sở Y tế phê duyệt.

Mức 5

9. Phát triển đầy đủ tất cả các chuyên khoa (nội, ngoại, sản, nhi, mắt, tai mũi họng, răng hàm mặt, da liễu, xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh).

 

Tiêu chí 3

Tuân thủ các quy định về danh mục kỹ thuật

Căn cứ đề xuất

- Luật Khám bệnh, chữa bệnh ngày 23 tháng 11 năm 2009;

- Nghị định số 109/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 07 năm 2016 của Chính phủ quy định cấp chứng chỉ hành nghề cho người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

- Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2018 sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế;

- Thông tư số 43/2013/TT-BYT ngày 11 tháng 12 năm 2013 của Bộ Y tế quy định chi tiết phân tuyến chuyên môn kỹ thuật đối với hệ thống cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; Thông tư số 21/2017/TT-BYT ngày 10 tháng 5 năm 2017 của Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung danh mục kỹ thuật trong khám bệnh, chữa bệnh ban hành kèm theo Thông tư số 43/2013/TT-BYT ngày 11 tháng 12 năm 2013;

- Thông tư số 50/2014/TT-BYT ngày 29 tháng 12 năm 2014 của Bộ Y tế quy định việc phân loại phẫu thuật, thủ thuật và định mức nhân lực trong từng ca phẫu thuật, thủ thuật;

- Thông tư số 07/2015/TT-BYT ngày 03 tháng 4 năm 2015 của Bộ Y tế quy định chi tiết điều kiện, thủ tục cho phép áp dụng kỹ thuật mới, phương pháp mới trong khám bệnh, chữa bệnh;

- Thông tư số 35/2019/TT-BYT ngày 30 tháng 12 năm 2019 về phạm vi hoạt động chuyên môn của người hành nghề khám chữa bệnh;

- Công văn số 1116/SYT-NVY ngày 11 tháng 3 năm 2019 của Sở Y tế về ban hành “Khuyến cáo tăng cường công tác quản lý danh mục kỹ thuật tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh”.

 

Các bậc thang chất lượng

Mức 1

1. Phòng khám chưa được phê duyệt danh mục kỹ thuật.

2. Thực hiện kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh ngoài danh mục kỹ thuật đã được phê duyệt.

Mức 2

4. Công khai danh mục kỹ thuật đã được phê duyệt cho người bệnh, nhân viên y tế biết và dễ dàng tra cứu.

5. Đảm bảo luôn sẵn sàng về nhân lực, trang thiết bị để thực hiện đầy đủ danh mục kỹ thuật đã được phê duyệt.

6. Khi thay đổi nhân sự thực hiện kỹ thuật có báo cáo về Sở Y tế để xem xét thẩm định, phê duyệt lại các kỹ thuật có liên quan.

Mức 3

7. Có văn bản phân công cho người hành nghề được thực hiện các danh mục kỹ thuật cụ thể tại cơ sở.

8. Ít nhất 50% danh mục kỹ thuật được phê duyệt có triển khai thực hiện trong năm tại phòng khám.

9. Chuyển tuyến người bệnh kịp thời, đúng quy định khi quá khả năng và phạm vi chuyên môn.

Mức 4

10. Ít nhất 70% danh mục kỹ thuật được phê duyệt có triển khai thực hiện trong năm tại phòng khám.

11. Triển khai giám sát việc thực hiện các quy định hiện hành liên quan đến danh mục kỹ thuật (danh mục kỹ thuật thực hiện đã được phê duyệt, cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân sự, chỉ định thực hiện kỹ thuật).

12. Đối với kỹ thuật mới đã có quyết định cho phép thí điểm, trong vòng 02 năm phải báo kết quả triển khai thí điểm về Sở Y tế.

Mức 5

13. Triển khai thí điểm hoặc áp dụng chính thức kỹ thuật mới, phương pháp mới trong khám bệnh, chữa bệnh theo đúng quy định.

14. Hàng năm rà soát, cập nhật danh mục kỹ thuật phù hợp với điều kiện thực tiễn của phòng khám.

 

Tiêu chí 4

Xây dựng và tuân thủ hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh

Căn cứ đề xuất

- Luật Khám bệnh, chữa bệnh ngày 23 tháng 11 năm 2009;

- Các hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh của Bộ Y tế/Bệnh viện tuyến cuối của Thành phố;

- Công văn số 1116/SYT-NVY ngày 11 tháng 3 năm 2019 của Sở Y tế về ban hành “Khuyến cáo tăng cường công tác quản lý danh mục kỹ thuật tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh”.

 

Các bậc thang chất lượng

Mức 1

1. Chưa trang bị tài liệu hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh do Bộ Y tế hoặc bệnh viện tuyến cuối ban hành tại phòng khám.

Mức 2

2. Căn cứ vào hướng dẫn của Bộ Y tế, tham khảo quy trình của các bệnh viện tuyến cuối của Thành phố, xây dựng và ban hành hướng dẫn quy trình kỹ thuật cho ít nhất 30 % kỹ thuật được phê duyệt.

3. Phổ biến tài liệu hướng dẫn quy trình kỹ thuật tới các nhân viên y tế có liên quan.

4. Hướng dẫn quy trình kỹ thuật do phòng khám xây dựng có sẵn tại các buồng khám chuyên khoa, buồng thủ thuật.

Mức 3

5. Nhân viên y tế nắm vững và tuân thủ quy trình kỹ thuật áp dụng tại phòng khám.

6. Ít nhất 50% danh mục kỹ thuật được phê duyệt có quy trình kỹ thuật.

7. Có triển khai hoạt động giám sát tuân thủ quy trình kỹ thuật bằng bảng kiểm cho ít nhất 03 kỹ thuật thường xuyên thực hiện hoặc kỹ thuật xâm lấn nguy cơ cao (*).

Mức 4

8. Ít nhất 70% danh mục kỹ thuật được phê duyệt có quy trình kỹ thuật.

9. Có triển khai hoạt động giám sát tuân thủ quy trình kỹ thuật bằng bảng kiểm cho ít nhất 05 kỹ thuật thường xuyên thực hiện hoặc kỹ thuật xâm lấn nguy cơ cao (*).

10. Sau giám sát, có phản hồi và có biện pháp xử lý phù hợp đối với nhân viên không tuân thủ quy trình kỹ thuật.

11. Triển khai các biện pháp cải tiến dựa trên kết quả giám sát.

Mức 5

12. Ít nhất 90% danh mục kỹ thuật được phê duyệt có quy trình kỹ thuật.

13. Ứng dụng công nghệ thông tin trong giám sát tuân thủ quy trình kỹ thuật.

 

(*) Kỹ thuật xâm lấn nguy cơ cao là các kỹ thuật xâm lấn có thể gây sự cố nghiêm trọng cho người bệnh nếu thực hiện không đúng quy trình

 

Tiêu chí 5

Đảm bảo các điều kiện cấp cứu người bệnh kịp thời

Căn cứ đề xuất

- Luật khám bệnh, chữa bệnh ngày 23 tháng 11 năm 2009;

- Thông tư số 51/2017/TT-BYT ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ Y tế hướng dẫn phòng, chẩn đoán và xử trí phản vệ;

- Thông tư số 27/2017/TT-BYT ngày 28 tháng 6 năm 2017 của Bộ Y tế quy định tiêu chuẩn và sử dụng xe ô tô cứu thương;

- Quyết định số 3385/QĐ-BYT ngày 18 tháng 9 năm 2012 của Bộ Y tế ban hành danh mục vali thuốc cấp cứu, dụng cụ cấp cứu, thuốc thiết yếu và trang thiết bị thiết yếu trang bị cho một kíp cấp cứu ngoại viện trên xe ô tô cứu thương;

- Công văn số 7611/SYT-NVY ngày 01 tháng 12 năm 2014 của Sở Y tế quy định danh mục trang thiết bị cấp cứu - thuốc cấp cứu tại phòng khám đa khoa;

- Công văn số 2794/SYT-NVY ngày 05 tháng 4 năm 2016 của Sở Y tế về việc ban hành quy trình báo động đỏ liên viện và công văn 9850/SYT-NVY ngày 06 tháng 10 năm 2016 của Sở Y tế ban hành “Khuyến cáo triển khai quy trình “báo động đỏ nội viện” và “báo động đỏ liên viện” nhằm tăng khả năng cứu sống người bệnh trong tình trạng nguy kịch”;

- Công văn số 4403/SYT-NVY ngày 09 tháng 5 năm 2017 của Sở Y tế về thực hiện nhiệm vụ cấp cứu chuyên sâu đối với các bệnh viện tuyến cuối của Thành phố;

- Công văn số 5335/SYT-NVY ngày 05 tháng 8 năm 2021 của Sở Y tế về việc sẵn sàng tiếp nhận người bệnh đến khám, cấp cứu tại đơn vị.

 

Các bậc thang chất lượng

Mức 1

1. Có trường hợp người bệnh nặng không được sơ cứu, cấp cứu kịp thời gây hậu quả nghiêm trọng.

2. Buồng cấp cứu không sẵn sàng hoạt động nếu có người bệnh cần cấp cứu.

3. Có phản ánh về việc phòng khám từ chối tiếp nhận cấp cứu người bệnh và sau khi xác minh là đúng.

Mức 2

4. Tại các nơi sử dụng thuốc, sơ đồ chẩn đoán và xử trí phản vệ in trên khổ giấy lớn A1 hoặc A2 được dán hoặc treo ở vị trí dễ nhìn.

5. Có phân công bác sĩ và điều dưỡng thường trực tại buồng cấp cứu.

6. Có đầy đủ trang thiết bị, phương tiện, thuốc cấp cứu theo đúng danh mục trang thiết bị cấp cứu - thuốc cấp cứu tại phòng khám đa khoa.

Mức 3

7. Bác sĩ, điều dưỡng trong danh sách phân công làm việc tại buồng cấp cứu có giấy chứng nhận hoặc chứng chỉ tham gia khoá học cấp cứu cơ bản và sử dụng thành thạo dụng cụ, trang thiết bị cấp cứu.

8. Nhân viên y tế trình bày được quy trình chẩn đoán, xử trí phản vệ và cấp cứu ngừng tim - ngừng thở theo quy định hiện hành.

9. Có xây dựng quy trình “báo động đỏ” trong trường hợp người bệnh nguy kịch phù hợp điều kiện thực tế của đơn vị và phổ biến đến tất cả nhân viên y tế.

10. Công khai danh sách các bệnh viện can thiệp cấp cứu đột quỵ, cấp cứu tim mạch và cấp cứu các chuyên khoa khác để chuyển người bệnh kịp thời, dễ dàng tra cứu khi cần.

Mức 4

11. Có hợp đồng vận chuyển người bệnh cấp cứu với Trung tâm Cấp cứu 115 hoặc cơ sở được cấp giấy phép hoạt động về vận chuyển cấp cứu hoặc bệnh viện tuyến trên (đối với phòng khám không có xe cứu thương).

12. Có hệ thống báo gọi tại buồng lưu bệnh khi xảy ra tình huống khẩn cấp.

Mức 5

13. Trang bị xe cứu thương với đầy đủ trang thiết bị, thuốc cấp cứu và sẵn sàng vận chuyển người bệnh khi cần.

14. Có máy truyền dịch, máy theo dõi liên tục...tại buồng cấp cứu, buồng thủ thuật với cảnh báo tự động nếu gặp tình huống nguy hiểm.

 

Tiêu chí 6

Tuân thủ hướng dẫn chẩn đoán và điều trị

Căn cứ đề xuất

- Luật Khám bệnh, chữa bệnh ngày 23 tháng 11 năm 2009;

- Các hướng dẫn chẩn đoán và điều trị của Bộ Y tế/Sở Y tế/bệnh viện tuyến cuối của Thành phố;

- Công văn số 2889/SYT-HĐQLCLKCB ngày 28 tháng 5 năm 2014 của Sở Y tế khuyến cáo triển khai phác đồ điều trị và tăng cường vai trò của hội đồng thuốc và điều trị tại các bệnh viện.

 

Các bậc thang chất lượng

Mức 1

1. Có phản ánh của người bệnh liên quan chỉ định cận lâm sàng và chỉ định điều trị không hợp lý và được xác nhận là đúng.

Mức 2

2. Các tài liệu hướng dẫn chẩn đoán và điều trị (*) của Bộ Y tế hoặc của Sở Y tế và của các bệnh viện tuyến cuối của Thành phố có sẵn tại cơ sở.

3. Phổ biến các hướng dẫn chẩn đoán và điều trị có liên quan các chuyên khoa đến từng bác sĩ.

Mức 3

4. Căn cứ vào các tài liệu hướng dẫn chẩn đoán và điều trị của Bộ Y tế hoặc của Sở Y tế hoặc của các bệnh viện tuyến cuối trên địa bàn Thành phố, phòng khám xây dựng, ban hành tài liệu hướng dẫn chẩn đoán và điều trị phù hợp mô hình bệnh tật, phạm vi hoạt động, điều kiện thực tế của phòng khám.

5. Có quy định áp dụng hướng dẫn chẩn đoán và điều trị vào hoạt động khám bệnh, chữa bệnh tại phòng khám đến từng bác sĩ để biết và tuân thủ thực hiện.

6. Mỗi bác sĩ, mỗi buồng khám chuyên khoa được trang bị một quyển hướng dẫn chẩn đoán và điều trị.

7. Có phân công bác sĩ phụ trách giám sát sự tuân thủ các hướng dẫn chẩn đoán và điều trị đã ban hành.

Mức 4

8. Có hoạt động giám sát việc tuân thủ chỉ định cận lâm sàng và kê đơn trên bệnh án bằng bảng kiểm cho ít nhất 5 bệnh thường gặp ở phòng khám.

9. Có hoạt động đào tạo cập nhật kiến thức về hướng dẫn chẩn đoán và điều trị cho các bác sĩ của phòng khám (gửi bác sĩ tham dự các khoá đào tạo tại các bệnh viện hoặc mời chuyên gia đào tạo tại chỗ).

10. Ứng dụng công nghệ thông tin xây dựng hệ thống nhắc các hướng dẫn chẩn đoán và điều trị trong hoạt động khám bệnh, chữa bệnh của bác sĩ tại phòng khám.

Mức 5

11. Ứng dụng công nghệ thông tin xây dựng hệ thống giám sát về tuân thủ hướng dẫn chẩn đoán và điều trị tại phòng khám.

Ghi chú

(*) Tài liệu hướng dẫn chẩn đoán và điều trị hoặc phác đồ điều trị

[...]