TỔNG
CỤC HẢI QUAN
********
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
3028/TCHQ-KTTT
|
Hà
Nội, ngày 21 tháng 9 năm 1996
|
CÔNG VĂN
CỦA TỔNG CỤC HẢI QUAN SỐ 3028/TCHQ-KTTT NGÀY
21 THÁNG 9 NĂM 1996 VỀ VIỆC HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN THÔNG TƯ LIÊN BỘ TÀI CHÍNH - TỔNG
CỤC HẢI QUAN SỐ 56 TT/LB NGÀY 24-8-1996
Kính gửi: Cục Hải quan các tỉnh, thành
phố
Ngày 17-9-1996
Liên Bộ Tài chính - Tổng cục Hải quan đã có Thông tư số 56/TT-LB hướng dẫn thực
hiện Chỉ thị số 575/TTg ngày 24-8-1996 của Thủ tướng Chính phủ về các biện pháp
đôn đốc và chống nợ đọng thuế xuất nhập khẩu trong các năm 1996-1997. Để việc
thực hiện được thống nhất và có hiệu quả, Tổng cục Hải quan hướng dẫn thêm một
số điểm cụ thể như sau:
I- NGHIÊN CỨU VÀ PHỔ BIẾN CHỈ THỊ CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VÀ THÔNG TƯ
LIÊN BỘ
Sau khi nhận được
chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư hướng dẫn của liên Bộ yêu cầu các
đơn vị quán triệt đầy đủ nội dung và tinh thần của chỉ thị và thông tư liên bộ
trong nội bộ đồng thời thông báo rộng rãi đến các doanh nghiệp đang làm thủ tục
xuất nhập khẩu tại đơn vị mình và báo cáo với Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố
xin ý kiến để phối hợp với cơ quan chức năng trong tỉnh (Sở tài chính - vật
giá, Cục thuế, Cục quản lý vốn và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp, Sở tư
pháp...) để triển khai thực hiện.
II- CHẤN CHỈNH CÔNG TÁC THEO DÕI VÀ ĐÔN ĐỐC NỢ THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU VÀ
THU KHÁC.
Để bảo đảm công
tác đôn đốc nợ đọng thuế được chính xác có hiệu quả, yêu cầu các đơn vi khẩn
trương rà soát lại số nợ đọng của các công ty tổ chức triển khai đôn đốc nợ đọng
đáp ứng các yêu cầu sau:
- Thực hiện nghiêm
Quyết định số 07 ngày 16-2-1993 về chế độ kế toán thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
- Chấm dứt hiện tượng
các doanh nghiệp đã nộp thuế xong nhưng cơ quan Hải quan vẫn theo dõi nợ và thực
hiện việc cưỡng chế làm thủ tục xuất nhập khẩu.
- Tổ chức lại quy
trình luân chuyển chứng từ theo dõi, thu nộp thuế xuất nhập khẩu bảo đảm kịp thời,
chính xác, đơn vị nào có khó khăn kịp thời báo cáo để Tổng cục có kế hoạch hướng
dẫn cụ thể.
- Thực hiện việc
theo dõi các chỉ tiêu nợ thuế theo đúng nội dung công văn số 974 TCHQ/KTTT ngày
10-4-1996 của Tổng cục Hải quan.
III- VỀ BIỆN PHÁP XỬ LÝ NỢ ĐỌNG THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU VÀ THU KHÁC
1- Trước mắt thực
hiện việc phân loại số tiền nợ đọng về thuế xuất nhập khẩu, thu khác và tiền phạt
chậm nộp (nếu có) của các tờ khai đăng ký trước ngày 1-4-1992, chú ý phân rõ
các doanh nghiệp đã giải thể, sát nhập, tác ra nhiều đơn vị khác...
Đối với các khoản
nợ thuế xuất nhập khẩu, thu khác và tiền phạt chậm nộp (nếu có) của các tờ khai
Hải quan đăng ký từ ngày 1-4-1992 đến 30-9-1996 được phân loại theo các tiêu thức
sau:
a) Số nợ đọng về
thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt (nợ thuế gốc).
- Nợ quá hạn nhưng
chưa phải cưỡng chế (từ ngày thứ 16 đối với thuế xuất khẩu và ngày thứ 31 đối với
thuế Nhập khẩu đến ngày thứ 90 kể từ khi nhận thông báo thuế).
- Nợ thuế quá hạn
trong diện cưỡng chế (nợ thuế từ ngày thứ 91 kể từ ngày nhận được thông báo thuế).
Cục Hải quan phải
mời hay trực tiếp gặp các giám đốc doanh nghiệp còn nợ thuế (nhất là đơn vi có
khả năng nộp) để đôn đốc và yêu cầu các doanh nghiệp này nộp tiền thuế xuất nhập
khẩu đúng hạn cuối cùng là ngày 30-9-1996 để được xem xét giải quyết miễn hoặc
giảm tiền phạt.
b) Số nợ đọng về
các khoản thu khác như phụ thu, thuế tiêu thụ đặc biệt, cũng được giải quyết
như điểm a của phần này.
c) Số nợ đọng về
tiền phạt.
Phải phân loại số
tiền phạt chậm nộp còn nợ đọng theo từng doanh nghiệp, từng tờ khai và thông
báo rõ cho doanh nghiệp biết số tiền phạt này chỉ được xem xét miễn, giảm nếu
đã nộp xong nợ đọng thuế (gốc) của từng tờ khai trước ngày 1-10-1996, theo hướng
dẫn tại điểm b mục 2 phần I thông tư liên bộ dẫn trên.
2- Sau khi đã phân
loại theo số thuế nợ (gốc), nợ phạt yêu cầu các Cục Hải quan tỉnh, thành phố tập
hợp các doanh nghiệp còn nợ đọng thuế theo từng địa bàn (nơi đóng trụ sở chính
của doanh nghiệp).
Đối với số nợ thuế
và nợ phạt trước ngày 1-4-1992 và từ 1-4-1992 đến 30-9-1996 của các doanh nghiệp
đã có quyết định giải thể, sát nhập tách ra thành nhiều đơn vị..., thì Cục Hải
quan theo dõi nợ phải liệt kê thành một danh sách để báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh,
thành phố hoặc Bộ chủ quản để chỉ đạo các cơ quan có thẩm quyền để giải quyết tồn
tại theo đúng phần I thông tư liên bộ dẫn trên.
Trường hợp một
doanh nghiệp (đóng trụ sở ở một nơi) nhưng làm thủ tục Hải quan ở nhiều cửa khẩu
nhiều tỉnh, thành phố khác nhau, sau khi được Hải quan các tỉnh, thành phố đối
chiếu xác nhận nợ tiền thuế xuất nhập khẩu hay tiền phạt chậm nộp thì doanh
nghiệp phải báo cáo với Cục thuế địa phương nơi doanh nghiệp đóng trụ sở để xác
nhận nguyên nhân khách quan, lý do chậm nộp đồng thời đề nghị Bộ tài chính và Tổng
cục Hải quan xem xét mức giảm hoặc miễn tiền phạt cho doanh nghiệp đối với từng
tờ khai Hải quan.
Nếu doanh nghiệp
có các chi nhánh hoạt động và hạch toán độc lập được phép xuất nhập khẩu dưới
tên của chi nhánh thì việc xác nhận sẽ được thực hiện bởi Cục thuế địa phương
nơi chi nhánh đóng trụ sở. Trong trường hợp này chi nhánh có trách nhiệm báo
cáo cụ thể với doanh nghiệp chủ quản biết và có kiến nghị cụ thể với cơ quan Hải
quan.
3- Đối với các
doanh nghiệp đã được giải quyết miễn hoặc giảm tiền phạt chậm nộp thuế theo Chỉ
thị 575/TTg dẫn trên nếu làm thủ tục xuất nhập khẩu đăng ký tờ khai Hải quan từ
ngày 1-10-1996 đến hết ngày 31//12/1996 để được hưởng thời gian ân hạn nộp thuế
xuất nhập khẩu theo quy định (30 ngày đối với hàng nhập khẩu và 15 ngày đối với
hàng xuất khẩu) đơn vị phải có bảo lãnh của ngân hàng về tiền nộp thuế xuất nhập
khẩu. Trường hợp không được ngân hàng bảo lãnh thì cơ quan Hải quan chỉ hoàn
thành thủ tục Hải quan sau khi doanh nghiệp nộp xong tiền thuế của lô hàng đó.
IV- CÁC BIỆN PHÁP KHÁC TRONG ĐÔN ĐỐC NỢ ĐỌNG THUẾ:
1-
Biện pháp trích tiền trên số dư tài khoản để nộp thuế:
Từ ngày 1-10-1996
trở đi, đối với các đơn vị còn nợ thuế và nợ tiền phạt quá 90 ngày (kể từ khi
thông báo thuế), thì các Cục Hải quan địa phương nơi đơn vị nợ thuế (phạt) phối
hợp với cơ quan Ngân hàng nơi đơn vị mở tài khoản để kiểm tra số dư tài khoản
trên cơ sở đó yêu cầu cơ quan ngân hàng trích tiền trên tài khoản (đúng bằng số
thuế hoặc tiền phạt còn nợ) để nộp cho ngân sách Nhà nước (theo mẫu đính kèm).
2-
Về biện pháp trưng thu hàng hoá xuất nhập khẩu:
Đối với doanh nghiệp
phải áp dụng biện pháp trưng thu hàng hoá thì Cục Hải quan nơi đơn vi nợ tiền
thuế phải có biện pháp tích cực phối hợp với Sở tài chính - Vật giá và Sở tư
pháp tiến hành trưng thu hàng nhập khẩu hoặc niêm phong hàng thuộc sở hữu của
doanh nghiệp và ra quyết định trưng thu (mẫu đính kèm) sau đó bàn giao cho Sở
Tài chính - Vật giá bán đấu giá theo quy định. Trường hợp sau khi ra quyết định
trưng thu và bàn giao hàng hoá cho Sở Tài chính - Vật giá nhưng không có kho chứa,
bảo quản thì có thể niêm phong hàng hoá (giá trị tương đương với số thuế còn nợ)
tại kho của doanh nghiệp.
Sau khi niêm phong
hàng hoá thì cho phép doanh nghiệp trong vòng 07 (bảy) ngày tiếp tục chuẩn bị tiền
nộp thuế, nếu chủ hàng đề nghi mở niêm phong để bán hàng thì chấp nhận với điều
kiện tiền bán hàng phải nộp vào tài khoản của cơ quan Hải quan để thanh toán dứt
điểm số thuế, tiền phạt còn nợ.
Sau thời gian bảy
ngày mà doanh nghiệp vẫn cố tình không nộp thuế thì cơ quan Hải quan nơi doanh
nghiệp còn nợ, làm thủ tục trưng thu và bán đấu giá theo quy định tại phần III
thông tư liên bộ.
3-
Về biện pháp thế chấp tài sản và bảo lãnh của Ngân hàng:
Việc thế chấp và bảo
lãnh thực hiện theo các quy định hiện hành của Nhà nước và cơ quan ngân hàng về
thủ tục thế chấp và bảo lãnh. Chỉ có ngân hàng nơi doanh nghiệp mở tài khoản bảo
lãnh việc trả nợ đọng của doanh nghiệp mới có cơ sở pháp lý để Tổng cục Hải
quan cho phép kéo dài thời gian nộp thuế.
4-
Về biện pháp đình chì cấp giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu: Các Cục Hải quan
phải tổ chức theo dõi việc các doanh nghiệp nợ thuế tại đơn vị mình đặc biệt là
những doanh nghiệp cố tình chây ỳ phải áp dụng các biện pháp đề cập trong Chỉ
thị của Thủ tướng Chính phủ. Hàng tháng (vào ngày cuối cùng trong tháng) báo
cáo Tổng cục Hải quan danh sách các đơn vi xét thấy cần thiết đề nghị Bộ Thương
mại đình chỉ kinh doanh xuất nhập khẩu có thời hạn và ngừng cấp kế hoạch nhập
khẩu hàng năm cũng như hàng quý, hàng tháng của doanh nghiệp, cho đến khi doanh
nghiệp làm xong nghĩa vụ nộp thuế nợ đọng vào ngân sách Nhà nước.
Việc theo dõi nợ
thuế và đôn đốc nợ đọng là công việc thường xuyên, lâu dài thực hiện đúng các nội
dung đề cập trong Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ và thông tư liên bộ nêu trên
góp phần quan trọng vào việc giúp các doanh nghiệp ý thức tốt nghĩa vụ của mình
đối với ngân sách Nhà nước và chấp hành nghiêm Luật thuế xuất nhập khẩu. Vì
vây, yêu cầu các đồng chí Cục trưởng tuỳ theo đặc điểm và tính chất của đơn vị
mình để có kế hoạch triển khai cụ thể và cử một lãnh đạo cục chuyên trách theo
dõi xử lý những vướng mắc.
Trong quá trình thực
hiện nếu có vướng mức đề nghị các Cục Hải quan tập hợp báo cáo Tổng cục Hải
quan (Cục kiểm tra thu thuế xuất nhập khẩu) để có hướng dẫn kịp thời.
Tổng cục Hải quan
Cục hải quan tỉnh, (thành phố)
... ngày ..tháng ..năm 199..
|
Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
|
CỤC HẢI QUAN TỈNH (THÀNH PHỐ)..............
Căn cứ Chỉ thị số
575/TTg ngày 24-8-1996 của Thủ tướng Chính phủ về các biện pháp đôn đốc và chống
nợ đọng thuế xuất nhập khẩu.
Căn cứ Thông tư liên Bộ Tài chính - Tổng cục Hải quan số 56-TT-LB ngày
17-9-1996 hướng dẫn thực hiện Chỉ thị số 575/TTg ngày 24-8-1996 của Thủ tướng
Chính phủ.
Căn cứ biên bản làm việc số... ngày...tháng...năm 199.. giữa Cục Hải
quan..... và Công ty .................... về việc xác nhận số nợ đọng thuế xuất
nhập khẩu mà Công ty.....chưa nộp cho ngân sách Nhà nước.
Sau khi đã thống nhất với Sở tài chính vật giá...., Sở tư pháp.... tại các
công văn.....
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Trung thu số hàng hoá nhập khẩu của công ty .... hiện đang còn nợ đọng
thuế xuất nhập khẩu .... để tổ chức bán đấu giá thu đủ tiền thuế xuất nhập khẩu
còn nợ đọng nộp ngân sách Nhà nước.
Điều 2: Toàn bộ số hàng hoá bị trưng thu được niêm phong bảo quản, giao cho
công ty có trách nhiệm giữ gìn cẩn thận, không được để hư hỏng mất mát, giảm chất
lượng.
Điều 3: Các ông trưởng phòng kiểm tra thu thuế, trưởng phòng xử lý Cục Hải quan
..... và ông (bà) giám đốc công ty ........ chịu trách nhiệm thi hành quyết định
này.
Điều 4: Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Cục trưởng Cục Hải
quan tỉnh (thành phố)
Tổng cục Hải quan
Cục hải quan tỉnh, (thành phố)
... ngày ..tháng ..năm 199..
|
Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
|
CỤC HẢI QUAN TỈNH (THÀNH PHỐ)..............
Căn cứ Chỉ thị
số 575/TTg ngày 24-8-1996 của Thủ tướng Chính phủ về các biện pháp đôn đốc và
chống nợ đọng thuế xuất nhập khẩu.
Căn cứ Thông tư liên Bộ Tài chính - Tổng cục Hải quan số 56-TT-LB ngày
17-9-1996 hướng dẫn thực hiện Chỉ thị số 575/TTg ngày 24-8-1996 của Thủ tướng
Chính phủ.
Xét đề nghi của ông trưởng phòng kiểm tra thu thuế xuất nhập khẩu tại văn bản
ngày... tháng.... năm....
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Yêu cầu Ngân hàng.......................................
Trích chuyển số tiền
nợ thuế.................................. theo tờ khai số..... ngày........
tháng...........năm.... và thông báo thuế số.... ngày ... tháng... năm... từ
tài khoản của công ty........... vào tài khoản số ............ của Cục Hải quan
tỉnh (thành phố)...... tại Kho bạc Nhà nước ....................
Số tiền: ......................
(Bằng chữ:.....................).
Điều 2: Ông (bà) giám đốc
công ty .............................
Ông trưởng phòng kiểm tra thu
thuế xuất nhập khẩu có trách nhiệm phối hợp với Ngân hàng chịu trách nhiệm thi
hành quyết định này.
Điều 3: Đề nghị Ông (bà)
giám đốc ngân hàng .................... chỉ đạo các bộ phận có liên quan kết hợp
với cơ quan Hải quan để thực hiện như Điều 1.
Điều 4: Quyết định này có
hiệu lực từ ngày ...............
Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh
(thành phố)