Công văn về việc hồ sơ trích tiền trên số dư tài khoản của doanh nghiệp để nộp thuế xuất nhập khẩu

Số hiệu 3347/TCHQ-KTTT
Ngày ban hành 21/10/1996
Ngày có hiệu lực 21/10/1996
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Tổng cục Hải quan
Người ký Bùi Duy Bảo
Lĩnh vực Xuất nhập khẩu,Thuế - Phí - Lệ Phí,Kế toán - Kiểm toán,Bất động sản

TỔNG CỤC HẢI QUAN
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 3347/TCHQ-KTTT

Hà Nội, ngày 21 tháng 10 năm 1996

 

CÔNG VĂN

CỦA TỔNG CỤC HẢI QUAN SỐ 3347/TCHQ-KTTT NGÀY 21 THÁNG 10 NĂM 1996 VỀ VIỆC HỒ SƠ TRÍCH TIỀN TRÊN SỐ DƯ TÀI KHOẢN CỦA DOANH NGHIỆP ĐỂ NỘP THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU

Kính gửi: Cục Hải quan các tỉnh, thành phố

 

Ngày 21/9/1996, Tổng cục Hải quan đã có Công văn số 3028/TCHQ-KTTT hướng dẫn thực hiện Thông tư Liên Bộ Tài chính - Tổng cục Hải quan số 56/TT-LB ngày 17/9/1996 về các biện pháp đôn đốc và chống nợ đọng thuế xuất nhập khẩu trong các năm 1996-1997.

Sau khi trao đổi thống nhất với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Tổng cục Hải quan hướng dẫn cụ thể về việc phối hợp với cơ quan Ngân hàng thực hiện biện pháp thế chấp và bộ hồ sơ xin trích số dư trên tài khoản của các doanh nghiệp nợ thuế quá hạn nộp ngân sách nhà nước như sau:

I. HỒ SƠ GỬI NGÂN HÀNG ĐỂ LÀM CĂN CỨ TRÍCH TIỀN TRÊN SỐ DƯ TÀI KHOẢN ĐỂ NỘP THUẾ (HOẶC TIỀN PHẠT) CHO NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC, BAO GỒM:

1. Quyết định của Cục Hải quan địa phương đề nghị Ngân hàng (nơi doanh nghiệp mở tài khoản) trích tiền trên số dư tài khoản tiền gửi của doanh nghiệp để nộp vào ngân sách nhà nước số tiền thuế xuất, nhập khẩu hoặc tiền phạt doanh nghiệp còn nợ (theo mẫu in sẵn của Tổng cục Hải quan ban hành kèm theo công văn 3028/TCHQ-KTTT nêu trên).

2. Lệnh nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thu phạt, thu khác của Cục trưởng Cục Hải quan địa phương (lập 09 bản, gửi Ngân hàng 06 bản theo mẫu đính kèm).

3. "Bản đối chiếu xác nhận nợ và cam kết nộp thuế xuất nhập khẩu nợ quá hạn" của doanh nghiệp (theo mẫu đính kèm) có chữ ký, đóng dấu của chủ tài khoản là đối tượng còn nợ đọng thuế để Ngân hàng "so chữ ký". (Gửi Ngân hàng 01 bản).

II. VỀ BIỆN PHÁP THẾ CHẤP TÀI SẢN VÀ BẢO LÃNH CỦA NGÂN HÀNG:

1. Bảo lãnh ngân hàng để thực hiện hoàn nợ thuế theo khoản c, điểm 2, mục I và mục IV - Thông tư liên Bộ 56/TT-LB ngày 17/9/1996. Trong thời gian 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ xin bảo lãnh của doanh nghiệp, Ngân hàng sẽ thông báo cho đơn vị biết được chấp nhận (hay không).

Khi được Ngân hàng bảo lãnh chấp thuận bảo lãnh, doanh nghiệp làm thủ tục giao nộp tài sản (hồ sơ) thế chấp cho Ngân hàng bảo lãnh sau khi nhận tài sản hoặc hồ sơ tài sản thế chấp, Ngân hàng bảo lãnh tiến hành làm các thủ tục về bảo lãnh.

2. Thế chấp tài sản: theo quy định của pháp luật hiện hành.

Việc bảo lãnh của Ngân hàng có hiệu lực chậm nhất không quá 60 ngày (sáu mươi ngày) kể từ ngày quá thời hạn nộp thuế quy định.

Nhận được công văn này, đề nghị Cục Hải quan các tỉnh, thành phố phối hợp với Ngân hàng triển khai thực hiện.

Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc cần báo cáo kịp thời về Tổng cục Hải quan (Cục KTTT) để có hướng dẫn tiếp.

 

Bùi Duy Bảo

(Đã ký)

 

 

 

TỔNG CỤC HẢI QUAN
Cục Hải quan.....

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

Số:.............. ......., ngày... tháng... năm 1996

 

LỆNH NỘP THUẾ XUẤT KHẨU, THUẾ NHẬP KHẨU

CỤC TRƯỞNG CỤC HẢI QUAN TỈNH (THÀNH PHỐ).............

 

Căn cứ Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đã được Quốc hội thông qua ngày 26/12/1991.
Căn cứ Chỉ thị 575/TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 24/8/1996 về các biện pháp đôn đốc và chống nợ đọng thuế XNK trong các năm 1996-1997.
Căn cứ Thông tư liên Bộ Tài chính - Tổng cục Hải quan số 56/TT-LB ngày 17/9/1996 hướng dẫn thực hiện Chỉ thị 575/TTg.

[...]