Công văn 2839/VKSTC ban hành bản Hướng dẫn công tác lập hồ sơ trong ngành Kiểm sát nhân dân do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành

Số hiệu 2839/VKSTC
Ngày ban hành 02/11/2001
Ngày có hiệu lực 02/11/2001
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Viện kiểm sát nhân dân tối cao
Người ký Dương Thanh Biểu
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN
TỐI CAO
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2839/VKSTC
Trích yếu: V/v ban hành bản Hướng dẫn công tác lập hồ sơ trong ngành KSND

Hà nội, ngày 02 tháng 11 năm 2001

 

Kính gửi:

- Viện kiểm sát nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
- Các đơn vị trực thuộc VKSNDTC.

Để đẩy mạnh công tác lập hồ sơ trong ngành KSND nhằm thực hiện các quy định của Nhà nước, của ngành về công tác văn thư - lưu trữ. Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành "Bản hướng dẫn về phương pháp lập hồ sơ và nộp lưu hồ sơ vào lưu trữ cơ quan" để các đơn vị trực thuộc và Viện kiểm sát nhân dân các tỉnh, thành nghiên cứu, vận dụng thực hiện.

Trong quá trình áp dụng vào thực tiễn, đề nghị Viện kiểm sát nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các đơn vị trực thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao góp ý kiến bổ sung và phản ảnh kinh nghiệm về Viện kiểm sát nhân dân tối cao để đưa công tác lập hồ sơ trong ngành ngày càng đi vào nề nếp.

 

 

KT. VIỆN TRƯỞNG
VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO
PHÓ VIỆN TRƯỞNG




Dương Thanh Biểu

 

HƯỚNG DẪN

LẬP HỒ SƠ TÀI LIỆU QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VÀ HỒ SƠ NGHIỆP VỤ KIỂM SÁT ĐƯA VÀO LƯU TRỮTRONG NGÀNH KIỂM SÁT NHÂN DÂN
(Ban hành kèm theo công văn số 2839/VKSTC ngày 02/11/2001 của VKSNDTC)

Ngày 3-1-1946, Chủ tịch Chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hoà Hồ Chí Minh ra Thông đạt số 01/C-VP về việc giữ gìn và cấm tiêu huỷ công văn và hồ sơ cũ. Bản Thông đạt viết "... Những hồ sơ hoặc công văn không cần dùng sau này sẽ phải gửi về những Sở Lưu trữ công văn thuộc Bộ Quốc gia giáo dục để tàng trữ. Những viên chức không tuân lệnh này sẽ bị nghiêm trị".

Ngày 28-9-1963, Hội đồng Chính phủ ra Nghị định số 142/CP ban hành Điều lệ về công tác công văn giấy tờ và công tác lưu trữ. Bản Điều lệ này đã ghi rõ: "... Làm công văn giấy tờ và giữ gìn hồ sơ tài liệu lưu trữ là hai công tác không thể thiếu được đối với việc quản lý Nhà nước.

Trong một phạm vi khá lớn, công việc của một cơ quan, một Xí nghiệp được tiến hành nhanh hay chậm, thiết thực hay quan liêu là do công văn giấy tờ có làm tốt hay không, do việc giữ gìn hồ sơ, tài liệu có được cẩn thận hay không ? (Trích phần mở đầu).

"Cán bộ nhân viên làm công tác công văn giấy tờ và cán bộ nhân viên làm công tác khác nhưng đôi khi có làm công việc liên quan đến công văn giấy tờ đều phải lập hồ sơ về công việc mình đã làm". (Điều 21).

"Cuối mỗi năm, cán bộ, nhân viên làm công tác công văn giấy tờ và cán bộ nhân viên làm công tác chuyên môn khác nhưng đôi khi có làm công việc liên quan đến công văn, giấy tờ, phải kiểm tra lại các hồ sơ, tài liệu mình đang giữ, đem nộp cho bộ phận hoặc Phòng lưu trữ của cơ quan hồ sơ, tài liệu các việc đã xong và danh sách những hồ sơ tài liệu đang giữ lại để theo dõi, nghiên cứu tiếp". (Điều 23).

" Hồ sơ, tài liệu lưu trữ nộp vào bộ phận hoặc Phòng lưu trữ của cơ quan phải là các hồ sơ, tài liệu về những công việc đã giải quyết xong. Phải ghi số và làm mục lục các văn bản có ở trong hồ sơ.

Cán bộ, nhân viên làm công tác công văn giấy tờ và cán bộ nhân viên làm công tác chuyên môn khác nhưng đôi khi làm công việc liên quan đến công văn giấy tờ chỉ được giữ hồ sơ, tài liệu về những công việc đã giải quyết xong trong thời gian nhiều nhất là một năm kể từ ngày việc được kết thúc, sau thời hạn một năm, phải đem nộp các hồ sơ tài liệu đó vào bộ phận hoặc Phòng lưu trữ của cơ quan.

Mỗi cơ quan chỉ được giữ hồ sơ, tài liệu về công việc đã giải quyết xong trong thời hạn là 10 năm kể từ ngày hồ sơ công việc được nộp vào bộ phận hoặc Phòng lưu trữ của cơ quan; sau 10 năm phải đem nộp những hồ sơ đó vào các kho lưu trữ Trung ương hay địa phương có trách nhiệm thu nhận.

Cơ quan nào muốn giữ hồ sơ, tài liệu lưu trữ đã đến thời gian nộp vào kho lưu trữ phải báo cho kho có trách nhiệm thu nhận biết". (Điều 31, 32).

Ngày 11-12-1982 Hội đồng Nhà nước nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành Pháp lệnh bảo vệ tài liệu lưu trữ quốc gia. Điều 8 của Pháp lệnh ghi rõ: "Các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân, trong quá trình hoạt động phải tổ chức công tác lập hồ sơ và lưu trữ hồ sơ trong cơ quan, đơn vị, đến thời hạn nộp lưu thì phải nộp vào các cơ quan lưu trữ Nhà nước theo quy định của Hội đồng Bộ trưởng".

Ngày 15-4-2001 Uỷ ban thường vụ Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành Pháp lệnh lưu trữ quốc gia. Điều 11 của Pháp lệnh này ghi rõ: " Cơ quan, tổ chức, cá nhân trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản và sử dụng tài liệu văn thư phải lập thành hồ sơ và bảo vệ an toàn.

Tài liệu văn thư có giá trị lưu trữ của cơ quan, tổ chức nào phải được giao nộp vào lưu trữ hiện hành của cơ quan, tổ chức đó theo thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 14 của Pháp lệnh này".

Như vậy là từ khi thành lập đến nay, Nhà nước ta luôn quan tâm đến việc lập hồ sơ và lưu trữ hồ sơ, tài liệu, coi đó là một yếu tố quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và hiệu quả hoạt động của các cơ quan nói chung và của mỗi cán bộ, công chức nói riêng.

Căn cứ vào những quy định của Nhà nước, Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã ban hành nhiều văn bản để cụ thể hoá các quy định của Nhà nước vào các hoạt động thực tiễn của ngành Kiểm sát như: Quyết định số 24/QĐ ngày 06-8-1993 ban hành Quy định lập hồ sơ kiểm sát án hình sự, quyết định số 67/VTC ngày 24-9-1996 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành bản Danh mục tài liệu hồ sơ để bảo quản và lưu trữ hồ sơ trong ngành kiểm sát nhân dân…

Những văn bản trên đây góp phần làm tốt việc lập hồ sơ và lưu trữ hồ sơ, tài liệu ở Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân địa phương. Tuy nhiên, qua kiểm tra 24 Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và nghiên cứu 55 bản báo cáo của các Viện kiểm sát nhân dân địa phương cho thấy một thực trạng là, ngoài một số địa phương làm tốt việc lập hò sơ và lưu trữ hồ sơ, còn nhiều địa phương việc lập hồ sơ và lữu trữ hồ sơ còn thể hiện nhiều hạn chế, một số Viện kiểm sát nhân dân địa phương tài liệu từ năm 1960 đến nay còn bó gói, để tích đống, việc khai thác sử dụng rất khó khăn. Giữa các Viện kiểm sát nhân dân địa phương, việc thực hiện quy định của Viện kiểm sát nhân dân tối cao không thống nhất. Để chấm dứt tình trạng nói trên, việc nghiên cứu và ban hành bản hướng dẫn lập hồ sơ tài liệu quản lý Nhà nước và hồ sơ nghiệp vụ kiểm sát đưa vào lưu trữ trong ngành Kiểm sát nhân dân" là rất cần thiết.

Nội dung của bản hướng dẫn này bao gồm:

I/ KHÁI NIỆM VỀ HỒ SƠ VÀ CÁC LOẠI HỒ SƠ TRONG NGÀNH KIỂM SÁT NHÂN DÂN

1/ Khái niệm hồ sơ:

Hồ sơ là một tập gồm toàn bộ (hoặc một) văn bản, tài liệu có liên quan với nhau về một vấn đề, một sự việc, một đối tượng cụ thể hoặc có cùng một đặc điểm về thể loại, tác giả hình thành trong quá trình giải quyết công việc thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của một cơ quan hoặc của một cá nhân, mỗi hồ sơ có thể là một hoặc nhiều tập, mỗi tập gọi là một đơn vị bảo quản, mỗi đơn vị bảo quản được đặt trong một tờ bìa riêng và không dầy quá 4cm.(Trừ các hồ sơ nghiệp vụ Kiểm sát)

Thí dụ: Hồ sơ kiểm sát xét xử một vụ án dân sự gồm:

[...]