Công văn 275/BTC-TCT năm 2016 thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng do Bộ Tài chính ban hành
Số hiệu | 275/BTC-TCT |
Ngày ban hành | 07/01/2016 |
Ngày có hiệu lực | 07/01/2016 |
Loại văn bản | Công văn |
Cơ quan ban hành | Bộ Tài chính |
Người ký | Đỗ Hoàng Anh Tuấn |
Lĩnh vực | Thuế - Phí - Lệ Phí,Kế toán - Kiểm toán |
BỘ TÀI CHÍNH |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 275/BTC-TCT |
Hà Nội, ngày 07 tháng 01 năm 2016 |
Kính gửi: Bà Phạm Thị Loan
Ngày 23 tháng 11 năm 2015, Bộ Tài chính nhận được văn bản của bà Phạm Thị Loan (Nhà G26, Làng Quốc tế Thăng Long, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội) về việc “triển khai cưỡng chế nợ thuế”. Về việc này, Bộ Tài chính có ý kiến như sau:
Tại Điều 93 của Luật quản lý thuế; Luật số: 78/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006 quy định:
“Điều 93. Biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế
1. Các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế bao gồm:
a) Trích tiền từ tài Khoản của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế tại Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác; yêu cầu phong tỏa tài Khoản;
b) Khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập;
c) Kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên theo quy định của pháp luật để thu đủ tiền thuế, tiền phạt;
d) Thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế do tổ chức, cá nhân khác đang nắm giữ;
đ) Dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu;
e) Thu hồi mã số thuế; đình chỉ việc sử dụng hóa đơn;
g) Thu hồi giấy chứng nhận kinh doanh, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề.
2. Các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế quy định tại Khoản 1 Điều này chấm dứt hiệu lực, kể từ khi tiền thuế, tiền phạt đã được nộp đủ vào ngân sách nhà nước.”
Tại Điều 98a của Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11 quy định:
“Điều 98a. Cưỡng chế bằng biện pháp thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng
1. Cưỡng chế bằng biện pháp thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng được thực hiện khi cơ quan quản lý thuế không áp dụng được hoặc đã áp dụng các biện pháp cưỡng chế quy định tại các Điểm a, b và c Khoản 1 Điều 93 của Luật này nhưng vẫn chưa thu đủ số tiền thuế nợ, tiền chậm nộp, tiền phạt.
2. Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế có trách nhiệm thông báo cho đối tượng bị cưỡng chế biết trong thời hạn ba ngày làm việc trước khi thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng.
3. Khi thực hiện biện pháp cưỡng chế theo quy định tại Điều này, cơ quan quản lý thuế phải thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng.”
Để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, tạo Điều kiện thanh toán tiền lương cho người lao động, thanh toán các Khoản chi phí đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh liên tục đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ với NSNN, ngày 15 tháng 10 năm 2015, Bộ Tài chính đã có công văn số 14451/BTC-TCT “về việc triển khai biện pháp quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế quý IV/2015” tại Điểm 4.2 có hướng dẫn các Cục Thuế được xuất hóa đơn cho các trường hợp đang bị áp dụng biện pháp thông báo hóa đơn không có giá trị sử dụng như sau:
“4.2. Biện pháp thông báo hóa đơn không có giá trị sử dụng:
a) Đối với các quyết định cưỡng chế bằng biện pháp trích tiền từ tài Khoản đã quá 30 ngày mà đối tượng bị cưỡng chế chưa nộp hoặc nộp chưa đủ số tiền ghi trên quyết định cưỡng chế thì phải ban hành ngay 100% quyết định cưỡng chế bằng biện pháp thông báo hóa đơn không có giá trị sử dụng.
b) Sau khi hết thời hiệu thi hành của quyết định cưỡng chế bằng biện pháp thông báo hóa đơn không có giá trị sử dụng (01 năm), nếu đối tượng bị cưỡng chế chưa nộp hoặc nộp chưa đủ số tiền thuế nợ vào ngân sách nhà nước, thì cơ quan thuế tiếp tục ban hành quyết định cưỡng chế bằng các biện pháp tiếp theo. Trường hợp chưa triển khai được biện pháp cưỡng chế tiếp theo thì cơ quan thuế tiếp tục ban hành quyết định cưỡng chế bằng biện pháp thông báo hóa đơn không có giá trị sử dụng.
c) Trường hợp đang áp dụng biện pháp cưỡng chế thông báo hóa đơn không có giá trị sử dụng, nếu người nộp thuế có văn bản đề nghị xuất từng hóa đơn lẻ cho từng lô hàng, hạng Mục công trình hoàn thành để có nguồn thanh toán tiền lương công nhân, thanh toán các Khoản chi phí đảm bảo sản xuất kinh doanh được liên tục thì cơ quan thuế đề nghị người nộp thuế có văn bản cam kết nộp: toàn bộ số tiền thuế phát sinh cho hóa đơn xuất lẻ đó và kế hoạch nộp số tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp còn nợ NSNN.
Kế hoạch nộp số tiền còn nợ này phải đảm bảo nộp hết toàn bộ trước ngày 31/12/2015. Nếu người nộp thuế vi phạm cam kết thì cơ quan thuế dừng ngay việc xuất hóa đơn lẻ.
Trường hợp số tiền thuế nợ, tiền chậm nộp lớn hơn số doanh thu phát sinh trên các hóa đơn sẽ sử dụng từ nay đến cuối năm 2015 thì người nộp thuế phải cam kết nộp toàn bộ số tiền thuế phát sinh cho hóa đơn xuất lẻ đó và nộp số tiền thuế, tiền chậm nộp còn nợ bằng 30% - 50% doanh thu trên hóa đơn xuất lẻ.”
Bộ Tài chính xin chân thành cảm ơn sự đóng góp ý kiến của Quý bà và mong muốn trong thời gian tới nhận được nhiều ý kiến đóng góp hơn nữa, để ngành thuế ngày một phát triển, hội nhập trong khu vực và quốc tế./.
|
KT. BỘ TRƯỞNG |