Công văn 2702/CT-TTHT về chính sách thuế do Cục thuế thành phố Hồ Chí Minh ban hành

Số hiệu 2702/CT-TTHT
Ngày ban hành 08/04/2011
Ngày có hiệu lực 08/04/2011
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh
Người ký Trần Thị Lệ Nga
Lĩnh vực Thuế - Phí - Lệ Phí

TỔNG CỤC THUẾ
CỤC THUẾ TP.HỒ CHÍ MINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 2702/CT-TTHT
V/v: Chính sách thuế.

TP. Hồ Chí Minh, ngày 08 tháng 4 năm 2011

 

Kính gởi:

Công ty Cổ phần Phú Khang
Địa chỉ: Phòng 507A, Tầng 5 Tòa nhà A,
Đường Tân Thuận, Phường Tân Thuận Đông, Quận 7.
Mã số thuế: 0302542658.

 

Trả lời văn thư số 02/2011/CV ngày 12/03/2011 của Công ty về tỷ giá khi lập hóa đơn, Cục Thuế TP có ý kiến như sau:

- Căn cứ Điều 29 Chương IV Pháp lệnh ngoại hối:

“Quy định hạn chế sử dụng ngoại hối:

Trên lãnh thổ Việt Nam, mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo của người cư trú, người không cư trú không được thực hiện bằng ngoại hối, trừ các giao dịch với tổ chức tín dụng, các trường hợp thanh toán thông qua trung gian gồm thu hộ, uỷ thác, đại lý và các trường hợp cần thiết khác được Thủ tướng Chính phủ cho phép”.

- Căn cứ Điểm 2, Điểm 3, Điểm 5 Điều 3 Chương I; Điều 5, Điều 6 Chương II; Điều 29 Chương IV Nghị định số 160/2006/NĐ-CP ngày 28/12/2006 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh ngoại hối:

Người cư trú là tổ chức, cá nhân thuộc các đối tượng sau đây:

a) Tổ chức tín dụng được thành lập, hoạt động kinh doanh tại Việt Nam (sau đây gọi là tổ chức tín dụng);

b) Tổ chức kinh tế được thành lập, hoạt động kinh doanh tại Việt Nam trừ đối tượng quy định tại điểm a khoản này (sau đây gọi là tổ chức kinh tế);

c) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ thiện của Việt Nam hoạt động tại Việt Nam;

d) Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam tại nước ngoài;

đ) Văn phòng đại diện tại nước ngoài của các tổ chức quy định tại các điểm a, b và c khoản này;

e) Công dân Việt Nam cư trú tại Việt Nam; công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài có thời hạn dưới 12 tháng; công dân Việt Nam làm việc tại các tổ chức quy định tại điểm d và điểm đ khoản này và cá nhân đi theo họ;

g) Công dân Việt Nam đi du lịch, học tập, chữa bệnh và thăm viếng ở nước ngoài;

h) Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có thời hạn từ 12 tháng trở lên, trừ các trường hợp người nước ngoài học tập, chữa bệnh, du lịch hoặc làm việc cho cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự, văn phòng đại diện của các tổ chức nước ngoài tại Việt Nam”;

Người không cư trú là các đối tượng không quy định tại khoản 2 Điều này”;

Giao dịch vãng lai là giao dịch giữa người cư trú với người không cư trú không vì mục đích chuyển vốn”;

Tự do hoá đối với giao dịch vãng lai:

Trên lãnh thổ Việt Nam, tất cả các giao dịch thanh toán và chuyển tiền đối với giao dịch vãng lai của người cư trú và người không cư trú được tự do thực hiện phù hợp với các quy định tại Nghị định này và các quy định pháp luật khác có liên quan theo các nguyên tắc sau:

1. Người cư trú, người không cư trú được mua, chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài phục vụ các nhu cầu thanh toán và chuyển tiền đối với giao dịch vãng lai;

2. Người cư trú, người không cư trú có trách nhiệm xuất trình các chứng từ theo quy định của tổ chức tín dụng khi mua, chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài phục vụ các giao dịch vãng lai và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực của các loại giấy tờ, chứng từ đã xuất trình cho tổ chức tín dụng được phép.

3. Khi mua, chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài phục vụ các giao dịch vãng lai, người cư trú, người không cư trú không phải xuất trình các chứng từ liên quan đến việc xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế với Nhà nước Việt Nam”;

“Thanh toán và chuyển tiền liên quan đến xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ:

1. Người cư trú có nguồn thu ngoại tệ từ xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ hoặc từ các nguồn thu vãng lai khác ở nước ngoài phải chuyển vào tài khoản ngoại tệ mở tại tổ chức tín dụng được phép tại Việt Nam phù hợp với thời hạn thanh toán của hợp đồng hoặc các chứng từ thanh toán.

2. Người cư trú có nguồn thu ngoại tệ từ xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ ở nước ngoài có nhu cầu giữ lại một phần hay toàn bộ ở nước ngoài phải được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép và phải chuyển vào tài khoản được phép mở tại ngân hàng ở nước ngoài. Số ngoại tệ còn lại phải chuyển về nước.

3. Mọi giao dịch thanh toán và chuyển tiền liên quan đến xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ phải thực hiện bằng hình thức chuyển khoản thông qua tổ chức tín dụng được phép, trừ một số trường hợp thanh toán bằng tiền mặt được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xem xét, chấp thuận”;

Quy định hạn chế sử dụng ngoại hối:

[...]