Công văn 2665/BNN-KTHT năm 2013 góp ý dự thảo Đề án phát triển kinh tế - xã hội nhằm giảm nghèo nhanh và bền vững trên địa bàn huyện Bình Gia và huyện Đình Lập tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2013-2017 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Số hiệu 2665/BNN-KTHT
Ngày ban hành 07/06/2013
Ngày có hiệu lực 07/06/2013
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Người ký Tăng Minh Lộc
Lĩnh vực Thương mại,Bộ máy hành chính,Văn hóa - Xã hội

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2665/BNN-KTHT
V/v góp ý dự thảo Đề án phát triển kinh tế - xã hội nhằm giảm nghèo nhanh và bền vững trên địa bàn huyện Bình Gia và huyện Đình Lập tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2013-2017

Hà Nội, ngày 07 tháng 06 năm 2013

 

Kính gửi: Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã nhận được Công văn số 480/UBND-KTN của Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn về xin ý kiến 02 bản dự thảo Đề án phát triển kinh tế - xã hội nhằm giảm nghèo nhanh và bền vững trên địa bàn huyện Bình Gia, huyện Đình Lập theo Quyết định số 293/QĐ-TTg ngày 05/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ, sau khi nghiên cứu Bộ có ý kiến như sau:

1. Thng nht cơ bản với tên gọi, mục tiêu, quy mô, nội dung của 2 bản dự thảo Đề án ở huyện Bình Gia và huyện Đình Lập đ tăng cường kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội phù hợp với đặc điểm của địa phương, góp phần nâng cao thu nhập, đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân nhm giảm nghèo bền vững.

2. Tuy vậy, để Đề án có sức thuyết phục và có khả thi, cả 02 bản Đề án cần làm rõ và bổ sung một số nội dung cơ bản sau:

- Đánh giá và làm rõ thực trạng kết cấu hạ tầng nông thôn theo tiêu chí nông thôn mới đ từ đó đ xuất việc đầu tư và giải pháp thực hiện cho phù hợp.

- Thu nhập và đời sống của nhân dân 2 huyện đều dựa vào sản xuất nông, lâm nghiệp là chủ yếu. Vì vậy, muốn nâng cao thu nhập cho người dân như đề án đã đề ra, cần làm rõ các hoạt động đầu tư hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, tạo việc làm tăng thu nhập để có hiệu quả?.

- Cả 2 Đề án cần xác định lộ trình và nguồn vốn thực hiện trong bối cảnh hỗ trợ từ nguồn ngân sách có hạn, riêng nguồn vốn từ Chương trình 30a ưu tiên đầu tư công trình giao thông, thủy lợi kết nối trong huyện để chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông, lâm nghiệp và ngành nghề từ đó nâng cao thu nhập cho người dân, giảm nghèo bền vững.

3. Đối với từng Đề án đề nghị bổ sung như sau:

a) Về Đề án ở huyện Bình Gia: đề nghị xem lại mục tiêu nâng cao thu nhập: năm 2012 đạt 11,31 triệu đồng/người/năm đến năm 2015 phấn đấu đạt 19,8 triệu đồng/người/năm, năm 2017 phấn đấu đạt 31 triệu đồng/người/năm trong khi các giải pháp để nâng cao thu nhập lại chưa rõ đ tạo sự thay đổi đột biến trên.

b) VĐề án huyện Đình Lập: cn cụ thể các giải pháp giải quyết nhng khó khăn, hạn chế của địa phương, nhất những giải pháp về giảm nghèo nhanh và bền vững (ví dụ giải pháp phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp khi có đầu tư cơ sở hạ tầng, giải pháp huy động sự đóng góp của người dân, gii pháp thu hút đầu tư, giải pháp về đào tạo nghề, chuyn đi ngh cho người lao động nhất là người nghèo và người dân tộc ...).

Trên đây là một số ý kiến của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đ nghị Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn tiếp tục hoàn thiện, phê duyệt và triển khai thực hiện./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng Cao Đức Phát (để b/c);
- Thứ trưởng Hà Công Tuấn (để b/c);
- Lưu: VT, KTHT.

TUQ. BỘ TRƯỞNG
CỤC TRƯỞNG CỤC KINH TẾ HỢP TÁC
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN




Tăng Minh Lộc