Công văn 2386/QLCL-CL2 năm 2013 về truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông lâm thủy sản không đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm do Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản ban hành
Số hiệu | 2386/QLCL-CL2 |
Ngày ban hành | 18/12/2013 |
Ngày có hiệu lực | 18/12/2013 |
Loại văn bản | Công văn |
Cơ quan ban hành | Cục quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản |
Người ký | Phùng Hữu Hào |
Lĩnh vực | Thương mại,Thể thao - Y tế |
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2386/QLCL-CL2 |
Hà Nội, ngày 18 tháng 12 năm 2013 |
Kính gửi: Chi cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản Đăk Lăk
Phúc đáp công văn số 107/QLCL-TTPC ngày 07/11/2013 của Chi cục Quản lý CL NLS&TS Đăk Lăk về việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông lâm thủy sản không đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản có ý kiến như sau:
1. Việc truy xuất nguồn gốc thực phẩm không bảo đảm an toàn (theo quy định tại Luật An toàn thực phẩm và Thông tư số 74/2011/TT-BNNPTNT):
- Tổ chức, cá nhân kinh doanh thực phẩm có nghĩa vụ thực hiện quy định về truy xuất nguồn gốc thực phẩm không bảo đảm an toàn (Điều 8 Khoản 2 điểm b; Điều 54 Khoản 1 và Khoản 2 Luật An toàn thực phẩm và Điều 7 Khoản 2 Thông tư 74/2011/TT-BNNPTNT).
- Cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Chi cục QLCL NLS&TS hoặc đơn vị được Sở NN&PTNT phân công) có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc thực hiện truy xuất nguồn gốc thực phẩm không đảm bảo an toàn (Điều 54 Khoản 3 Luật An toàn thực phẩm; Điều 5 Khoản 2 và Điều 10 Khoản 4 Thông tư 74/2011/TT-BNNPTNT).
2. Đối với 2 lô hàng tương ớt do Chi cục thực hiện kiểm tra chất lượng:
Đề nghị Chi cục xác định rõ việc xử lý lô hàng thực hiện theo Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa hay Luật An toàn thực phẩm.
Trường hợp này, Chi cục QLCL NLS&TS Đắk Lắk thực hiện kiểm tra phát hiện chất lượng sản phẩm tương ớt không đạt tiêu chuẩn chất lượng như công bố (về hàm lượng chất khô) thì việc xử lý đối với cơ sở kinh doanh tương ớt thực hiện theo quy định tại Khoản 4 Điều 49 Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa và Điều 17, Điều 18 Nghị định số 80/2013/NĐ-CP.
3. Về giá trị pháp lý của kết quả kiểm nghiệm:
Đến thời điểm hiện tại, Phòng Kiểm nghiệm của Công ty dịch vụ KHCN sắc ký Hải Đăng chưa được Bộ Nông nghiệp và PTNT chỉ định để phân tích chỉ tiêu hàm lượng chất khô chưa hòa tan trong mẫu nông lâm thủy sản.
Để đảm bảo giá trị pháp lý của kết quả kiểm nghiệm, làm căn cứ để đề xuất xử lý vi phạm của cơ sở kinh doanh tương ớt nói trên Chi cục QLCL NLS&TS Đắk Lắk cần kiểm tra thông tin để xác định Phòng Kiểm nghiệm của Công ty dịch vụ KHCN sắc ký Hải Đăng đã được Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chỉ định đối với chỉ tiêu hàm lượng chất không hòa tan trong mẫu nông sản.
Đề nghị Chi cục nghiên cứu kỹ các văn bản có liên quan (Luật An toàn thực phẩm, Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa, Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật, Luật Thanh tra, các Nghị định hướng dẫn triển khai Luật, Thông tư liên tịch 20/2013/TTLT-BYT-BCT-BNNPTNT…) khi thực hiện nhiệm vụ quản lý chất lượng ATTP nông lâm thủy sản.
Nơi nhận: |
KT. CỤC TRƯỞNG |