Công văn 2384/BHXH-CSYT năm 2015 hướng dẫn giải quyết vướng mắc trong thực hiện chính sách bảo hiểm y tế do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành

Số hiệu 2384/BHXH-CSYT
Ngày ban hành 30/06/2015
Ngày có hiệu lực 30/06/2015
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Bảo hiểm xã hội Việt Nam
Người ký Nguyễn Minh Thảo
Lĩnh vực Bảo hiểm,Thể thao - Y tế

BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2384/BHXH-CSYT
V/v hướng dẫn giải quyết một số vướng mắc trong thực hiện chính sách BHYT

Hà Nội, ngày 30 tháng 06 năm 2015

 

Kính gửi:

- Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng;
- Trung tâm Giám định BHYT và Thanh toán đa tuyến khu vực phía Bắc;
- Trung tâm Giám định BHYT và Thanh toán đa tuyến khu vực phía Nam.

Thời gian qua, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam nhận được ý kiến của BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phản ánh về một số vướng mắc trong tổ chức thực hiện khám bệnh, chữa bệnh (KCB) bảo hiểm y tế (BHYT) theo quy định của Luật BHYT sửa đổi, bổ sung. Đthống nhất thực hiện, BHXH Việt Nam hướng dẫn như sau:

1. Về việc ký kết hợp đồng KCB BHYT

a) Đối với các trung tâm y tế dự phòng có chức năng khám bệnh, chữa bệnh như: Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản, Trung tâm Nội tiết, Trung tâm Phòng chống bệnh xã hội…: Trong thời gian chờ Bộ Y tế có văn bản hướng dẫn bổ sung quy định về việc tổ chức KCB BHYT đối với cơ sở y tế thuộc loại hình này, đề nghị BHXH các tỉnh tạm thời tiếp tục duy trì hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh BHYT đã ký với cơ sở y tế; mức thanh toán BHYT thực hiện như với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không xếp hạng hoặc phòng khám đa khoa; không thanh toán theo chế độ BHYT đối với các trường hợp đến khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến trong năm 2015.

b) Thống nhất việc xác định tuyến chuyên môn kỹ thuật của cơ sở y tế làm căn cứ ký hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh BHYT theo quy định tại Điều 3 Thông tư số 43/2013/TT-BYT ngày 11/12/2013 của Bộ Y tế quy định chi tiết phân tuyến chuyên môn kỹ thuật đối với hệ thống cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

2. Về việc thực hiện thủ tục hành chính và chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh BHYT

a) Trường hợp người tham gia BHYT không có Giấy chứng minh nhân dân hoặc các giy tờ chứng minh nhân thân có ảnh hợp lệ khác, cơ quan BHXH thống nhất với cơ sở KCB BHYT tạm thời để người bệnh sử dụng giy xác nhận có dán ảnh và đóng dấu giáp lai của Công an cấp xã để xuất trình cùng thẻ BHYT khi đến khám bệnh, chữa bệnh. Đng thời đề nghị người bệnh khn trương làm thủ tục đề nghcấp Giấy chứng minh nhân dân (đối với người trên 14 tui) hoặc thẻ học sinh, sinh viên (đối với học sinh, sinh viên chưa đủ tuổi làm chứng minh nhân dân).

b) Người bệnh được chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh không theo tuyến chuyên môn kỹ thuật (CMKT) liền kề quy định tại Điểm b, Khoản 1, Điều 5 Thông tư số 14/2014/TT-BYT ngày 14/4/2014 của Bộ Y tế quy định việc chuyển tuyến giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh: BHXH tỉnh có văn bản đ nghcác cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ghi cụ thể lý do chuyển vượt tuyến (cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến trên liền kề không có dịch vụ kỹ thuật phù hợp; cơ sở KCB tuyến trên liền kề đã được phê duyệt dịch vụ kỹ thuật nhưng vì lý do khách quan không thực hiện được...) để có cơ sở giải quyết quyền lợi khám bệnh, chữa bệnh đúng chế độ BHYT.

c) Đối với các trường hợp cần hẹn khám lại, cơ quan BHXH thống nhất với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh việc ghi ngày hẹn khám lại trên Giấy ra viện hoặc Sổ khám bệnh của người bệnh.

3. Về việc cấp và sử dụng Giấy chứng nhận không cùng chi trả trong năm

a) Chi phí cùng chi trả làm căn cứ để cấp Giấy chứng nhận không cùng chi trả trong năm là tổng hợp chi phí khám bệnh, chữa bệnh người bệnh cùng chi trả (5% hoặc 20%) của các lần khám bệnh, chữa bệnh BHYT đúng tuyến CMKT trong năm. Trường hợp vào viện năm trước, ra viện năm sau thì Phần chi phí cùng chi trả trong đợt Điều trị đó được tổng hợp vào năm sau.

BHXH tỉnh đề nghcác cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ghi rõ số tiền người bệnh cùng chi trả 5% hoặc 20% trên Hóa đơn tài chính hoặc Biên lai thu tiền viện phí để cấp Giấy chứng nhận không cùng chi trả trong năm kịp thời cho người tham gia BHYT.

b) Trường hợp người bệnh đang trong thời gian làm thủ tục chờ để xác minh cấp Giấy chứng nhận không cùng chi trả mà phải đi khám bệnh, chữa bệnh: sau khi xác minh, nếu người đó đủ Điều kiện cấp Giấy chứng nhận không cùng chi trả thì Phần cùng chi trả của những lần khám bệnh, chữa bệnh trong thời gian này sẽ được cơ quan BHXH thanh toán trực tiếp lại cho người bệnh.

4. Thanh toán chi phí KCB BHYT trong một số trường hợp

a) Thanh toán chi phí vận chuyển

Chi phí vận chuyển được quỹ BHYT chi trả khi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện đúng quy định tại Khoản 1, Điều 5 Thông tư số 14/2014/TT-BYT quy định việc chuyển tuyến giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cụ thể như sau:

- Các đối tượng quy định tại các Điểm d, e, g, h và i, Khoản 3, Điều 12 Luật BHYT sửa đổi, bổ sung được quỹ BHYT chi trả chi phí vận chuyển khi người bệnh đang Điều trị nội trú hoặc cấp cu phải chuyển lên tuyến trên trong các trường hợp sau:

+ Từ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến huyện lên tuyến tỉnh;

+ Từ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến huyện lên tuyến Trung ương;

+ Từ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến tỉnh lên tuyến Trung ương.

- Trường hợp người bệnh đang Điều trị nội trú vượt tuyến, trái tuyến tại bệnh viện tuyến huyện được chuyển lên bệnh viện tuyến tỉnh hoặc tuyến Trung ương (hoặc từ tuyến tỉnh chuyển lên tuyến Trung ương) quỹ BHYT chi trả cho bệnh viện nơi chuyển người bệnh đi chi phí vận chuyn theo mức quy định tại Khoản 1, Điều 13 Thông tư liên tịch số 41/2014/TTLT-BYT-BTC.

b) Thanh toán chi phí máu, chế phẩm của máu (gọi chung là máu)

Cơ quan BHXH thanh toán với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi truyền máu cho người bệnh BHYT các chi phí như sau:

- Chi phí máu: thanh toán theo mức giá đã được phê duyệt của cơ sở cung cấp máu nhưng không vượt quá mức giá ti đa quy định tại Điều 3 Thông tư số 33/2014/TT-BYT ngày 27/10/2014 của Bộ Y tế quy định giá tối đa và chi phí phục vụ cho việc xác định giá một đơn vị máu toàn Phần, chế phẩm máu đạt tiêu chuẩn;

- Chi phí vận chuyển túi máu: thanh toán theo mức giá của cơ sở y tế cung ứng máu trong trường hợp cơ sở này vận chuyển túi máu đến cơ sở y tế truyền máu hoặc theo mức giá của cơ sở y tế truyền máu cho người bệnh trong trường hợp cơ sở y tế truyền máu vận chuyển túi máu từ cơ sở y tế cung ứng máu, mức giá thanh toán tối đa không quá 17.000 đồng/1 túi máu.

- Chi phí các xét nghiệm thực hiện đối với túi máu và trước khi truyền máu: theo danh Mục xét nghiệm và mức giá đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt thực hiện (tại nơi cung ứng máu hoặc nơi truyền máu), cụ thể như sau:

+ Chi phí xét nghiệm kháng thể bất thường theo lộ trình quy định tại Điểm a, Khoản 1 và Điểm c, Khoản 4, Điều 14 Thông tư số 26/2013/TT-BYT, tối đa không quá 17.000 đồng/01 đơn vị máu toàn Phần, khối hồng cầu có thể tích từ 250 ml trở lên và chế phẩm máu gồm khối tiểu cầu gạn tách, khối bạch cầu gạn tách, khối tiểu cầu;

+ Chi phí xét nghiệm NAT theo lộ trình quy định tại Điểm b, Khoản 1 và Điểm g, Khoản 4, Điều 14 Thông tư số 26/2013/TT-BYT, tối đa không quá 210.000 đồng/01 đơn vị máu toàn Phần, khối hồng cầu có thể tích từ 250 ml trở lên và chế phẩm máu gồm khối tiu cầu gạn tách, khối bạch cầu gạn tách, khối tiu cu.

[...]