BỘ VĂN HÓA, THỂ
THAO
VÀ DU LỊCH
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 2149/BVHTTDL-KHTC
V/v hướng dẫn xây dựng Kế hoạch phát triển
và dự toán ngân sách nhà nước của sự
nghiệp văn hóa, gia đình, thể dục thể thao và du lịch năm 2015.
|
Hà Nội, ngày 01
tháng 07 năm 2014
|
Kính
gửi: Sở
Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương
Thực hiện Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 14
tháng 6 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước
năm 2015, Khung hướng dẫn xây dựng Kế hoạch
phát triển kinh tế-xã hội năm 2014 tại Văn bản số 3978/BKHĐT-TH ngày 24 tháng 6
năm 2014 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng
dẫn một số nội dung chủ yếu trong việc xây dựng kế hoạch phát triển và dự toán
ngân sách nhà nước của sự nghiệp văn hóa,
gia đình, thể dục thể thao và du lịch năm 2015 như sau:
A. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN
NĂM 2014 VÀ DỰ KIẾN NĂM 2015 VỀ PHÁT TRIỂN SỰ NGHIỆP NGÀNH
I. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ
HOẠCH PHÁT TRIỂN SỰ NGHIỆP NGÀNH NĂM 2014
Để tổng hợp đánh giá toàn diện những
hoạt động năm 2014 thuộc lĩnh vực văn hóa, gia đình, thể dục thể thao và du lịch trên
63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Bộ Văn hóa,
Thể thao và Du lịch yêu cầu các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương báo cáo một số nhiệm vụ cụ thể sau:
1. Về các Văn bản chỉ đạo, điều hành của Đảng, Nhà nước và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về phát triển ngành. Đánh
giá tình hình xây dựng những Văn bản triển khai và thực hiện những Nghị quyết,
Kết luận của Đảng, Quốc hội; Nghị định,
Nghị quyết của Chính phủ; Quyết định, Chỉ thị, Kết luận của Thủ tướng Chính phủ và các Văn bản của Bộ Văn hóa,
Thể thao và Du lịch về phát triển Ngành và các lĩnh vực. Trong đó, cần đánh giá
sâu tình hình thực hiện Quyết định số 1053/QĐ-BVHTTDL ngày 28 tháng 3 năm 2011
của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Chương trình hành động của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực
hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng...
2. Về hợp tác và hội nhập quốc tế. Đánh giá tình hình Ký kết và thực hiện các văn bản điều ước quốc tế,
thỏa thuận quốc tế, hợp tác quốc tế của
Ngành và lĩnh vực.
3. Đánh
giá tình hình phát triển nguồn nhân lực,
khoa học công nghệ và môi trường; cải cách hành chính; đấu tranh phòng, chống
tham nhũng, thực hành tiết kiệm và chống lãng phí; kiểm tra, thanh tra và xử lý
vi phạm; và công tác xã hội hóa các lĩnh
vực.
4. Về văn hóa. Đánh giá kết quả đạt được (các chỉ
tiêu cụ thể và % theo hướng dẫn tại Biểu
2 kèm theo Công văn này); hạn chế, yếu
kém và nguyên nhân (khách quan, chủ quan)
4.1. Đối với các hoạt động cụ
thể như: Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa, bảo tàng; xây dựng đời sống văn hóa ở
cơ sở cụ thể về các hoạt động văn hóa văn
nghệ quần chúng, công tác quản lý lễ hội, quảng cáo và Phong trào “Toàn dân
đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; hoạt động văn hóa phục vụ đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi (nếu có);
thư viện; điện ảnh; nghệ thuật biểu diễn; bản quyền tác giả; mỹ thuật, nhiếp ảnh
và triển lãm.
4.2. Đối với tình hình xây dựng
thiết chế văn hóa các cấp. Trong đó, cần đánh giá
về tỷ lệ % thiết chế các cấp được xây dựng trong năm 2014 so với Quy hoạch phát
triển văn hóa đã được phê duyệt.
4.3. Đối với Chương trình mục
tiêu quốc gia về Văn hóa (theo hướng dẫn tại Biểu 3 kèm theo Công văn này): đánh giá thực
hiện 03 mục tiêu (Bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa, Phát triển văn hóa, thể thao cơ sở, Phát
triển nghệ thuật truyền thống) với 06 dự án thành phần năm 2014, cơ cấu nguồn vốn (Đầu tư phát triển, Ngân sách
sự nghiệp), loại nguồn vốn (Trung ương, địa phương, nguồn khác).
5. Về gia đình. Công tác hướng dẫn và triển khai thực hiện các quy định của Luật
Phòng, chống bạo lực gia đình, thực hiện Quyết định số 629/QĐ-TTg ngày 29 tháng
5 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển Gia đình Việt
Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030.
6. Về thể dục thể thao. Đánh giá kết quả đạt được (các chỉ tiêu cụ
thể và % theo hướng dẫn tại Biểu 2 kèm theo Công văn này); hạn chế,
yếu kém và nguyên nhân (khách quan, chủ quan).
6.1. Đánh giá tình hình triển
khai thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 01
tháng 12 năm 2011 của Bộ Chính trị và Hướng dẫn số 40-HD/BTGTW-BCSĐBVHTTDL ngày
05 tháng 3 năm 2012 của Ban Tuyên giáo Trung ương và Ban Cán sự Đảng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện Nghị quyết số
08-NQ/TW của Bộ Chính trị “về tăng cường
sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về thể dục, thể thao đến năm
2020".
6.2. Đối
với các hoạt động thể dục thể thao quần
chúng như số người tập luyện thể dục thể thao thường
xuyên; tỷ lệ gia đình tập luyện thể dục thể thao; và số lượng, chất lượng các
giải thi đấu phong trào.
6.3. Đối với thể thao thành
tích cao như công tác xây dựng kế hoạch và triệu tập
các trọng tài, huấn luyện viên, vận động viên tham dự các vòng loại Olympic và
giải thi đấu quốc tế và trong nước; số lượng
huy chương đạt được.
6.4. Đối
với tình hình xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật
thể dục thể thao các cấp. Trong đó, cần đánh giá cụ thể tình hình thực hiện Quy hoạch hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật thể dục, thể
thao quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt tại Quyết định số 1752/QĐ-TTg
ngày 30 tháng 9 năm 2013.
7. Về du lịch. Đánh giá kết quả đạt được (các
chỉ tiêu cụ thể và % theo hướng dẫn tại Biểu 2 kèm theo Công văn này); hạn
chế, yếu kém và nguyên nhân (khách quan, chủ quan)
7.1. Đối với số lượng khách
du lịch (quốc tế và nội địa) theo các loại hình phương tiện (đường bộ, đường thủy, đường không); hoạt động quản lý lữ hành và
lưu trú du lịch: hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch.
7.2. Đối với Nguồn vốn hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch năm 2011 -
2014 (theo hướng dẫn tại Biểu 4 kèm theo Công
văn này): nêu rõ thực trạng chủ đầu tư
quản lý nguồn vốn này, đánh giá kết quả đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch, đánh giá hiệu quả
khi đưa công trình vào khai thác sử dụng, những yếu kém, hạn chế và kiến nghị.
Trong đó, cần đánh giá cụ thể về tình hình đầu
tư của giai đoạn 2011-2014 và khả năng thực hiện Kế hoạch nguồn vốn giai
đoạn 2011-2015.
7.3. Đối với xây dựng Quy hoạch
tổng thể và Quy hoạch chi tiết các Đô thị du lịch; các Khu, Điểm du lịch quốc gia theo Quyết định số
201/QĐ-TTg ngày 22 tháng 01 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt
Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030". Đánh giá tình hình lập Quy hoạch
đối với các Khu, Điểm du lịch quốc gia này,
trong đó nêu rõ tiến độ, vướng mắc, hạn chế, nguyên nhân và kiến nghị.
II. DỰ KIẾN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN SỰ
NGHIỆP NGÀNH NĂM 2015
1. Mục tiêu chung
Năm 2015 là năm cuối thực hiện Kế hoạch
phát triển kinh tế-xã hội 5 năm (2011-2015), tạo đà cho việc thực hiện thắng lợi
các mục tiêu của Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, Chiến lược phát
triển kinh tế-xã hội 10 năm 2011-2020 và các Chiến lược, Quy hoạch, Đề án, Dự án của toàn ngành giai đoạn
2011-2020. Do đó, mục tiêu chủ yếu của
năm 2015 là phải nỗ lực, tập trung thực hiện các mục tiêu đảm bảo nâng cao chất
lượng tăng trưởng, hoàn thành các chỉ
tiêu, nhiệm vụ đột phá của ngành thuộc các lĩnh vực văn hóa, gia đình, thể dục thể thao và du lịch đã đề ra trong giai đoạn
hiện nay nhằm thực hiện tốt chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ
tướng Chính phủ.
Tiếp tục quán triệt và thực hiện Nghị
quyết Trung ương 5 (khóa VIII) và Nghị quyết Trung ương 9 (khóa XI) về xây dựng và phát
triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm
đà bản sắc dân tộc; Nghị quyết Đại hội Đảng
toàn quốc lần thứ XI, Chương trình hành động của Chính phủ đề ra, đẩy mạnh phát
triển toàn diện, đồng bộ các hoạt động văn hóa,
thể dục thể thao, hợp tác xúc tiến đầu tư,
quảng bá du lịch trên địa bàn các vùng, tỉnh, thành phố; nâng cao tính văn hóa,
thể thao, du lịch trong mọi hoạt động kinh tế,
chính trị, xã hội và sinh hoạt của nhân dân, tăng mức hưởng thụ văn hóa tinh thần và mức sống cho đồng bào các dân
tộc ít người; tăng cường công tác văn hóa, gia đình, thể dục thể thao và du lịch
giao lưu quốc tế và khu vực. Phát huy các
giá trị tốt đẹp và truyền thống văn hóa dân tộc, đồng thời tiếp thu tinh hoa
văn hóa thế giới; triển khai kế hoạch, chương trình phát triển văn hóa, thể dục
thể thao gắn với phát triển du lịch và các hoạt động kinh tế; đẩy mạnh xã hội
hóa và đa dạng nguồn lực đối với lĩnh vực văn
hóa, thể dục thể thao; đẩy mạnh phát triển thể dục thể thao quần chúng và thể
thao thành tích cao; tăng cường quản lý các lễ hội, hoạt động văn hóa, thể dục
thể thao; hạn chế tối đa sử dụng ngân sách Nhà nước để tổ chức lễ hội. Từng bước bảo đảm bình đẳng giới trong mọi phương
diện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội; thu hẹp khoảng cách về giới, xóa dần
định kiến về giới trong đời sống xã hội.
Công tác văn hóa, gia đình, thể dục thể thao và du lịch phải chủ động, kịp thời,
nhạy bén trong việc tham gia giải quyết những vấn đề cấp bách, bức xúc của xã hội;
góp phần quan trọng vào thành tựu phát triển kinh
tế-xã hội và hợp tác hội nhập kinh tế thế giới của đất nước, tạo đà cho
các năm sau nhằm hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu đã đề ra trong Chiến
lược phát triển Văn hóa đến năm 2020, Chiến lược phát triển Gia đình Việt Nam đến
năm 2020, tầm nhìn 2030, Chiến lược phát triển Thể dục thể thao đến năm 2020, định
hướng đến năm 2030 và Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và các Quy hoạch
Ngành, lĩnh vực chủ yếu.
2. Định hướng phát triển sự nghiệp
văn hóa, gia đình, thể dục thể thao và du
lịch năm 2015
Trên cơ sở tiếp tục quán triệt và
thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa
VIII) và Nghị quyết Trung ương 9 (khóa XI), Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần
thứ XI và đặc biệt là Nghị quyết sổ 23-NQ/TW ngày 16 tháng 6 năm 2008 của Bộ
Chính trị về việc tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời
kỳ mới, các Chương trình hành động của Chính phủ đề ra.
Đồng thời, năm 2015 là năm sẽ tiến
hành Đại hội Đảng các cấp để tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc (khóa XII) vào năm
2016; và là năm tròn, năm chẵn của nhiều sự
kiện các cấp, nên cần tập trung làm tốt những định hướng phát triển của ngành
Văn hóa, Thể thao và Du lịch như sau:
2.1. Tiếp tục xây dựng nền văn hóa nước ta theo hướng phát huy các giá trị
tốt đẹp và truyền thống văn hóa dân tộc, đồng thời tiếp nhận có chọn lọc tinh
hoa văn hóa thế giới nhằm dần bắt kịp sự phát triển của thời đại. Xây dựng kế hoạch, chương trình phát triển văn hóa gắn với
phát triển du lịch và các hoạt động kinh tế. Tăng mức hưởng thụ văn hóa và đời sống cho đồng bào các dân tộc ít người;
tiếp tục tổ chức thực hiện có hiệu quả phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng
đời sống văn hóa", “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại".
2.2. Khuyến khích và huy động các nguồn vốn để xây dựng thiết chế văn hóa, thể thao ở cấp xã, phường, đặc biệt là
văn hóa, thể thao thôn, bản ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào các dân tộc thiểu
số, vùng biên giới, hải đảo.
2.3. Tăng cường công tác phối hợp để
triển khai thực hiện tốt Chương trình hành động của
Chính phủ thực hiện các Nghị quyết, Kết
luận của Ban Chấp hành Trung ương và của
Bộ Chính trị.
2.4. Đẩy mạnh phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; khai thác
hợp lý các nguồn lực phát triển du lịch theo hướng bảo vệ môi trường nhằm phát
triển bền vững; đẩy mạnh liên kết vùng, tỉnh nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm
du lịch theo tiêu chuẩn quốc tế để tăng tỷ lệ khách du lịch đến Việt Nam; tạo động
lực thúc đẩy các ngành khác cùng phát triển, giúp chuyển dịch cơ cấu kinh tế và
xóa đói giảm nghèo; góp phần giữ gìn, phát huy các giá trị truyền thống và bảo
vệ an ninh, quốc phòng.
2.5. Đẩy mạnh phát triển phong trào thể dục thể thao quần chúng rộng khắp
trên cả nước. Duy trì thể thao thành tích cao để thể thao Việt Nam luôn ổn định
ở vị trí là một trong 03 quốc gia đứng đầu về thể thao ở khu vực và có thứ hạng
từ 14 đến 12 của châu lục.
2.6. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa văn
hóa, thể dục thể thao theo định hướng tại Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP ngày 18
tháng 4 năm 2005 của Chính phủ về đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa
và thể dục thể thao; Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ và Nghị định số 59/2014/NĐ-CP ngày 16
tháng 6 năm 2014 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung
một số điều của Nghị định số
69/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích
xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn
hóa, thể thao, môi trường; và Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 16 tháng 6 năm 2008 của
Bộ Chính trị về việc tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong
thời kỳ mới. Tăng cường quản lý các lễ hội, hoạt động văn hóa, thể thao, bảo đảm
tiết kiệm, an ninh trật tự xã hội; huy động các nguồn lực xã hội để tổ chức các lễ hội, hạn chế tối đa việc sử dụng
ngân sách để Tổ chức lễ hội.
2.7. Tăng cường quản lý Nhà nước các hoạt động văn
hóa, gia đình, thể thao và du lịch. Tăng
cường công tác văn hóa, gia đình, thể
thao và du lịch đối ngoại, giao lưu khu vực và quốc tế.
2.8. Tiếp tục xây dựng và triển khai tổ chức thực
hiện tốt Chương trình hành động quốc gia
về Du lịch; Chương trình xúc tiến Du lịch quốc gia; các Chương trình mục tiêu
quốc gia về xã hội; các mục tiêu, dự án của Chương
trình mục tiêu quốc gia về Văn hóa; và các Chương trình, Đề án trọng điểm khác.
2.9. Chú trọng hơn nữa công tác đầu tư các thiết
chế văn hóa, thể dục thể thao; tập trung
xây dựng và cải tạo các công trình tiêu biểu có ý nghĩa lớn ở Trung ương và địa
phương; tập trung đầu tư để hỗ trợ các địa phương nhằm hoàn thành các công
trình chuyển tiếp. Và các Đề án chủ yếu
thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 16 tháng 6 năm 2008 của Bộ Chính trị về
việc tiếp tục xây dựng và phát triển văn
học, nghệ thuật trong thời kỳ mới bao gồm: Đề án
“Xây dựng và rà soát các chế độ chính sách đối với các hoạt động văn học, nghệ
thuật; chính sách khuyến khích sáng tác trong các hoạt động văn học, nghệ thuật”
(Quyết định số 316/QĐ-TTg ngày 01 tháng 3
năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ); Đề án xây dựng chính sách thẩm định, quảng
bá, thuế ưu đãi... đối với các tác phẩm
văn học, nghệ thuật trong nước; văn hóa phẩm
của Việt Nam đưa ra nước ngoài và giới thiệu tinh hoa văn học, nghệ thuật của thế giới vào Việt Nam; chính sách sưu tầm,
chỉnh lý, bảo tồn, phát huy, quảng bá văn học, nghệ thuật dân tộc và phát triển
văn học, nghệ thuật quần chúng" (Quyết
định số 645/QĐ-TTg ngày 29 tháng 4 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ); Đề án “Xây dựng kế hoạch nâng cấp,
xây mới các công trình văn hóa (Nhà văn hóa, rạp chiếu phim, nhà triển lãm) từ
2012-2020" được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 88/QĐ-TTg
ngày 09 tháng 01 năm 2013; Quyết định số 1270/QĐ-TTg ngày 27 tháng 7 năm 2011 của
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc
thiểu số Việt Nam đến năm 2020”.
Triển khai thực hiện tốt các danh mục
dự án đầu tư văn hóa, thể thao 5 năm 2011-2015 ở các vùng kinh tế trọng điểm, vùng
Tây Nguyên, vùng Đồng bằng sông Cửu Long, vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ...
2.10. Chú trọng tổ chức và hướng dẫn việc thu thập, lưu trữ thông tin về gia
đình; tuyên truyền, giáo dục các giá trị đạo đức, lối sống, cách ứng xử trong
gia đình; hướng dẫn thực hiện hoạt động tư vấn về
gia đình ở cơ sở; bồi dưỡng cán bộ làm
công tác phòng, chống bạo lực gia đình.
2.1.1. Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra thuộc
lĩnh vực văn hóa, gia đình, thể dục thể
thao và du lịch; củng cố đội ngũ thanh tra chuyên ngành, xây dựng kế hoạch
thanh tra hàng năm và xử lý kịp thời các trường hợp sai phạm.
2.1.2. Xây dựng dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2015 (bao gồm cả chi đầu tư
phát triển, chi thường xuyên, chi cải cách tiền lương, chi các nhiệm vụ đột xuất
năm 2015), trong đó chi cho lĩnh vực văn
hóa đạt tối thiểu 1,8% tổng chi ngân sách nhà nước toàn tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương để đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới và tổng chi đầu tư phát triển năm sau cao hơn năm
trước.
3. Chương trình mục tiêu quốc gia
về Văn hóa năm 2015
Trong quá trình tổng hợp xây dựng kế hoạch chương trình mục
tiêu quốc gia về Văn hóa năm 2015, cần lưu ý một số nội dung sau:
3.1. Đối với Báo cáo đánh giá
tình hình triển khai kế hoạch năm 2014. Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo các
phòng, ban nghiệp vụ căn cứ theo hướng dẫn của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
để tổng hợp báo cáo về tình hình phân bổ
ngân sách cho các dự án tại địa phương, tiến độ và kết quả thực hiện của từng dự
án... trong đó đặc biệt lưu ý đối với những nội dung công việc trước đây do Bộ
Văn hóa, Thể thao và Du lịch trực tiếp thực hiện nay giao về cho địa phương
như: nội dung mua sách cho 400 thư viện huyện vùng khó khăn, sản xuất ấn phẩm
văn hóa cấp cho đồng bào dân tộc. Trong trường hợp quyết định giao dự toán ngân sách tại địa phương có điều chỉnh so
với hướng dẫn phân bổ kinh phí của Bộ quản lý CTMTQG về Văn hóa thì cần có báo cáo bổ
sung, giải trình chi tiết gửi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để phối hợp xử
lý.
Đề nghị các địa phương rà soát, đề xuất
các dự án mang tính cấp bách phù hợp với nội dung CTMTQG về Văn hóa,
trong đó đặc biệt lưu ý kinh phí từ ngân sách Trung ương thông qua Chương trình
chỉ mang tính hỗ trợ. Do vậy, cần căn cứ vào khả năng đối ứng của ngân sách địa
phương, đảm bảo các dự án đã đầy đủ điều kiện
để khởi công, triển khai theo quy định.
3.2. Đối với nội dung xây dựng
kế hoạch năm 2015. Các địa phương xây dựng kế hoạch
của Chương trình theo các nội dung dự án
cụ thể, bao gồm:
3.2.1. Dự án "Chống xuống cấp,
tu bổ và tôn tạo di tích”
a) Hỗ trợ vốn đầu tư phát triển và
ngân sách sự nghiệp từ CTMTQG về Văn hóa
cho các địa phương để chống xuống cấp, tu bổ cấp thiết các di tích cấp quốc
gia.
b) Kinh phí tổ chức đào tạo, bồi dưỡng
cho đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác quản lý, bảo vệ, tu bổ, tôn tạo di
tích trên cả nước.
c) Đối tượng hưởng lợi và ưu tiên đầu tư của dự án
- Các di tích đã được công nhận là di
tích cấp quốc gia đang bị xuống cấp nghiêm trọng. Để được hỗ trợ từ nguồn vốn đầu tư phát triển của
CTMTQG về Văn hóa, các địa phương cần căn cứ vào tình trạng xuống cấp của di tích để lựa chọn và phải có Tờ trình
xin thỏa thuận về chủ trương lập dự án đầu tư. Dự án được lập xong phải có ý kiến
thỏa thuận về
chuyên môn đối với nội dung dự án cũng như nguyên tắc hỗ trợ kinh phí của Bộ
Văn hóa, Thể thao và Du lịch trước khi
trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt. Quyết định phê duyệt dự án được gửi
cho Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để
làm căn cứ bố trí vốn theo kế hoạch hàng năm. Các di tích cấp quốc gia chưa đến
mức phải tu bổ tổng thể được hỗ trợ bằng
nguồn kinh phí sự nghiệp để chống xuống cấp,
việc hỗ trợ có tính chất ‘‘kích cầu” để
huy động các nguồn lực của người dân cùng tham gia chống xuống cấp.
- Ưu tiên đầu tư cho các di tích cách
mạng kháng chiến, nhất là các di tích tại các khu vực miền núi, vùng đồng bào
các dân tộc thiểu số thuộc các tỉnh phía Bắc, Tây Nguyên, Trung Bộ và Nam Bộ.
- Ưu tiên đầu tư cho các di tích có
giá trị và có khả năng khai thác du lịch bền vững; các di tích có khả năng xã hội
hóa các nguồn lực cao.
3.2.2. Dự án "Sưu tầm, bảo tồn
và phát huy giá trị các di sản văn hóa phi
vật thể của các dân tộc Việt Nam "
a) Tiếp tục hỗ trợ kinh phí sự nghiệp
của CTMTQG về Văn hóa để thực hiện dự án sưu tầm văn hóa phi vật thể trên địa
bàn của từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Tổ chức kiểm kê các di sản văn hóa phi vật thể tại địa phương, theo Luật Di sản
Văn hóa, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều
của Luật Di sản Văn hóa và các Văn bản hướng
dẫn thi hành Luật.
b) Đối với các dự án điều tra, sưu tầm
và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể
có tính liên vùng, liên tỉnh do các đơn vị ở Trung ương trực tiếp tổ chức, triển khai thực hiện.
c) Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cho
cán bộ trực tiếp làm công tác sưu tầm và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể.
d) Tiếp tục hỗ trợ kinh phí để hoàn
thành dứt điểm việc bảo tồn các làng đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép triển
khai trong Chương trình và lồng ghép với nội dung công việc của Đề án
1270/QĐ-TTg. Tùy thuộc vào quy mô của từng
dự án được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt, sau khi có thỏa thuận của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (trên cơ sở
ý kiến thẩm định dự án của Hội đồng thẩm định), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ xem xét quyết định mức hỗ trợ cụ thể,
nhưng việc bố trí vốn đầu tư phát triển hỗ trợ phải tuân thủ theo nguyên tắc
ngân sách Trung ương từ CTMTQG về Văn hóa chỉ hỗ
trợ để bảo tồn giá trị các di sản văn hóa vật thể (các ngôi nhà cổ, các
tụ điểm sinh hoạt văn hóa cộng đồng...),
di sản văn hóa phi vật thể (phong tục tập
quán, lễ hội...) đối với các hạng mục khác như đường, cầu, trồng rừng... các địa
phương có trách nhiệm lồng ghép các chương trình,
dự án trên địa bàn, cân đối ngân sách địa phương và các nguồn huy động hợp pháp khác để thực hiện.
3.2.3. Dự án “Tăng cường đầu tư
xây dựng, phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao các huyện miền núi,
vùng sâu vùng xa, biên giới hải đảo”
a) Thực hiện hỗ trợ đầu tư nhà văn hóa, thể thao, sân tập thể thao xã, thôn bản.
Đáp ứng quy chuẩn của thiết chế theo tiêu chí nông thôn mới.
b) Hỗ trợ kinh phí mua sách cho kho
sách 400 thư viện huyện vùng khó khăn.
c) Hỗ trợ kinh phí mua trang thiết bị cho các Trung tâm văn hóa, thể thao các cấp của các huyện miền núi,
vùng sâu, vùng xa...
d) Hỗ trợ kinh phí cho các địa phương
thực hiện đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ văn
hóa cơ sở.
đ) Hỗ trợ kinh phí xây dựng một số
trung tâm văn hóa thể thao cấp huyện.
e) Hỗ trợ kinh phí mua trang thiết bị cho các đội thông tin lưu động.
g) Sản xuất và cung cấp các ấn phẩm
cho 2.763 xã thuộc diện 135 và vùng dân tộc trọng điểm; 349 đội thông tin lưu động
cấp huyện khó khăn; 184 trường dân tộc nội trú. Hỗ trợ kinh phí mua thiết bị hoạt
động văn hóa cho các đồn biên phòng.
3.2.4. Dự án "Hỗ trợ phát triển
hệ thống vui chơi, giải trí cho trẻ em khu vực miền núi, vùng sâu vùng xa, biên
giới và hải đảo”
a) Hỗ trợ xây dựng các điểm vui chơi
giải trí cho trẻ em. Với mức hỗ trợ từ ngân sách Trung ương là 5 tỷ đồng/1 điểm.
Chỉ bố trí ngân sách hỗ trợ cho các điểm đã có thỏa thuận về chủ trương của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
b) Hỗ trợ trang thiết bị phục vụ sinh
hoạt vui chơi giải trí cho trẻ em tại các điểm sinh hoạt vui chơi giải trí cho
trẻ em.
3.2.5. Dự án “Đầu tư phát triển
các loại hình nghệ thuật truyền thống"
a) Hỗ trợ trang thiết bị phục vụ biểu
diễn cho các đoàn nghệ thuật truyền thống chuyên nghiệp. Mức hỗ trợ từ ngân
sách Trung ương tối đa là 500 triệu đồng cho 1 đoàn.
b) Đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn cho
đạo diễn, diễn viên, nhạc công thuộc lĩnh
vực nghệ thuật truyền thống.
3.3. Trong quá trình xây dựng Kế
hoạch năm 2015 cần lưu ý một số nguyên tắc sau:
3.3.1. Chỉ
xây dựng kế hoạch vốn cho các nội dung công việc thuộc 06 dự án nêu trên và các
mục tiêu lồng ghép trong các Đề án đã được
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (Quyết định
số 1270/QĐ-TTg ngày 27 tháng 7 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc
thiểu số Việt Nam đến năm 2020”).
3.3.2. Đối
với nguồn vốn đầu tư phát triển được cân đối để hỗ trợ việc tu bổ, tôn tạo các
di tích quốc gia trên địa bàn và xây dựng các điểm
vui chơi giải trí cho trẻ em (đây là nội dung mới được triển khai thí điểm); những
dự án được hỗ trợ từ ngân sách Trung ương, về nguyên tắc, Bộ Văn hóa, Thề thao
và Du lịch chỉ tổng hợp xây dựng kế hoạch
nguồn vốn cho các dự án đã được Bộ thỏa thuận về chủ trương xây dựng dự án, nội
dung dự án và thẩm định thiết kế bản vẽ thi công.
3.3.3. Đối
với nội dung và định mức chi. Càn cứ vào Thông tư liên tịch số
51/2013/TTLT/BTC-BVHTTDL ngày 26 tháng 4 năm 2013 về việc quản lý và sử dụng
kinh phí ngân sách Nhà nước thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về Văn hóa giai đoạn 2012-2015.
3.4. Đối với Chương trình mục
tiêu quốc gia về Văn hóa giai đoạn 2016-2020. Để
có cơ sở tổng hợp, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu
tư, Bộ Tài chính xây dựng danh mục các CTMTQG giai đoạn 2016-2020 trình Chính phủ để trình Quốc hội tại kỳ họp thứ chín
Quốc hội khóa XIII phê duyệt. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị các địa phương
thực hiện một số nội dung công việc cụ thể
như sau:
3.4.1. Chủ
trì, phối hợp với các đơn vị hưởng lợi từ Chương trình tại địa phương để đánh
giá tình hình thực hiện các mục tiêu, các dự án của CTMTQG về Văn hóa năm
2014, giai đoạn 2011-2014; đánh giá về hiệu quả kinh tế-xã hội, đặc biệt làm rõ
tính cấp thiết cần có của CTMTQG về Văn hóa đối với các hoạt động phát triển văn hóa tại địa phương theo tinh thần Nghị quyết
Trung ương 9 (khóa XI) về xây dựng và
phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà
bản sắc dân tộc; đánh giá về cơ chế quản lý điều hành thực hiện Chương trình và
đưa ra đề xuất kiến nghị.
3.4.2. Rà
soát, đề xuất việc giữ nguyên, điều chỉnh và bổ
sung đối với từng đối tượng hưởng
lợi, nội dung, cụ thể thuộc từng mục tiêu, từng dự án của Chương trình để dự kiến
đưa vào CTMTQG về Văn hóa giai đoạn
2016-2020 theo hướng tập trung, có trọng tâm, trọng điểm, lồng ghép. Và có giải
trình hợp lý về việc đề xuất này.
4. Nguồn vốn hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ
tầng du lịch năm 2015
4.1. Nguyên tắc bố trí nguồn vốn đầu
cơ sở hạ tầng du lịch
Ngày 30 tháng 9 năm 2010, Thủ tướng
Chính phủ có Quyết định số 60/2010/QĐ-TTg về việc ban hành các nguyên tắc, tiêu
chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước
giai đoạn 2011-2015; Quyết định số
201/QĐ-TTg ngày 22 tháng 01 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Quy hoạch
tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”, Bộ
Văn hóa, Thể thao và Du lịch lưu ý một số nội dung trong quá trình xây dựng kế
hoạch:
- Khi xây dựng dự toán chi phải xác định
số nợ xây dựng cơ bản, các khoản đã ứng vốn... cho các dự án đã và đang triển
khai; chủ động bố trí dự toán chi đầu tư xây dựng cơ bản thuộc ngân sách địa
phương 2015 (phần kinh phí đối ứng) để thanh toán về
cơ bản các khoản nợ xây dựng cơ bản tồn đọng.
- Tập trung đầu tư để hỗ trợ các địa
phương có khả năng hoàn thành các công trình chuyển tiếp và các hạng mục dự án
hoàn thành hoặc đưa vào khai thác sử dụng trong năm 2014 và năm 2015.
- Ưu tiên đối với các địa phương có
các Khu, Điểm du lịch quốc gia theo Quyết định số 201/QĐ-TTg, có tiềm năng về
phát triển du lịch thuộc địa bàn kinh tế-xã hội khó khăn.
- Căn cứ Quyết định số 60/2010/QĐ-TTg,
đối với các dự án yêu cầu ngân sách Trung ương hỗ trợ, cần có ý kiến của Bộ Văn hóa,
Thể thao và Du lịch trước khi quyết định đầu tư. Khi trình Ủy ban nhân dân các tỉnh/thành phố trực thuộc
Trung ương phê duyệt các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch phải căn cứ vào ý
kiến thỏa thuận của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
- Đối với các công trình khởi công mới năm 2015: Phải là những dự án trọng điểm,
quan trọng quốc gia có ý nghĩa lớn đối với phát triển du lịch, phù hợp với Quy
hoạch phát triển du lịch của cả nước, vùng và địa phương; Các dự án cấp bách phát
triển du lịch tại các địa bàn trọng điểm của vùng có tính liên kết tour, tuyến và Khu, Điểm du lịch trên địa
bàn tỉnh, thành phố; đồng thời phải có Quyết định đầu tư của
Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố trực thuộc
Trung ương trước ngày 30 tháng 10 năm 2014 và phù hợp với Quy hoạch phát triển du lịch và Quy hoạch xây dựng của địa
phương.
4.2. Kế hoạch đầu tư cơ sở hạ tầng
du lịch năm 2015
4.2.1. Số
dự án và tổng số vốn thực hiện năm 2015. Trong đó, chia ra công trình chuyển tiếp
và khởi công mới; dự án hoàn thành năm 2015; nguồn vốn ngân sách Trung ương hỗ
trợ, ngân sách địa phương tự bổ sung; các nguồn vốn khác.
4.2.2. Danh
mục dự án năm 2015.
- Thông tin về dự án: Số quyết định đầu tư dự án. Đối với các dự án mới khởi công
(hoặc điều chỉnh quyết định đầu tư) phải
có văn bản quyết định đầu tư đính kèm.
- Dự kiến vốn đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch năm 2015: nguồn vốn Trung
ương hỗ trợ, ngân sách địa phương tự bổ sung,
nguồn khác.
5. Chương trình hành động quốc gia
về du lịch và Chương trình xúc tiến du lịch quốc gia năm 2015
Đề nghị các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ vào các
nội dung tại các Quyết định: số 321/QĐ-TTg ngày
18 tháng 02 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về du lịch giai đoạn 2013-2020; số
2151/QĐ-TTg ngày 11 tháng 11 năm 2013 của
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình xúc tiến du lịch quốc gia giai đoạn
2013-2020 để xây dựng Dự toán ngân sách Nhà nước năm 2015 thuộc 02 loại nguồn vốn
này theo đúng đối tượng, phạm vi báo cáo Bộ Văn hóa,
Thể thao và Du lịch tổng hợp, gửi các Bộ: Kế hoạch
và Đầu tư, Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ.
6. Xây dựng Quy hoạch tổng thể các đô thị du lịch, các Khu du lịch quốc
gia, các Điểm du lịch quốc gia (theo hướng dẫn tại
Biểu 5 kèm theo Công văn này)
Đề nghị các địa phương có địa điểm tiềm
năng có thể trở thành Đô thị du lịch. Khu du lịch quốc gia, Điểm du lịch quốc
gia trong Quy hoạch tổng thể phát triển
du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số
201/QĐ-TTg ngày 22 tháng 01 năm 2013 chủ động báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương bố trí nguồn vốn xây dựng các Quy hoạch tổng thể để Bộ
Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ xem xét phê
duyệt. Trong đó, cần lưu ý thực hiện đúng quy định về trình tự các nội dung công việc lập Quy hoạch theo Luật Du lịch
và các Văn bản quy phạm pháp luật có liên
quan.
B. DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM
2015 (theo hướng dẫn tại Biểu 1 kèm theo Công văn này)
I. CÁC NGUYÊN TẮC
Việc xây dựng Dự toán ngân sách Nhà
nước năm 2015 phải quán triệt theo các nguyên tắc sau đây:
1. Việc xây dựng Dự toán ngân sách
Nhà nước năm 2015 nhằm góp phần thực hiện các mục tiêu và các định hướng phát triển kinh
tế xã hội 5 năm 2011 - 2015 và các Chiến lược, Quy hoạch của Ngành trong
phạm vi cả nước, trong từng lĩnh vực và từng vùng, từng địa phương. Gắn việc
xây dựng Dự toán ngân sách Nhà nước năm
2015 với việc xây dựng hệ thống kết cấu hạ
tầng kinh tế-xã hội đồng bộ.
2. Dự toán ngân sách Nhà nước năm
2015 được xây dựng trên cơ sở cân đối giữa các mục tiêu, nhu cầu đầu tư với khả
năng cân đối vốn đầu tư phát triển trong
kế hoạch thu, chi ngân sách Nhà nước giai đoạn 2013 - 2015; khả năng cân đối
các nguồn vốn khác của Nhà nước.
3. Trong điều kiện nguồn ngân sách
Nhà nước còn hạn hẹp, cân đối thu, chi còn nhiều khó khăn, đầu tư ngân sách Nhà
nước chỉ tập trung đầu tư cho các công trình, dự án đã được bố trí vốn ngân
sách Nhà nước, đang triển khai trong các kế hoạch hàng năm để bảo đảm hoàn
thành dứt điểm, đưa vào sử dụng phát huy hiệu quả. Đối với các dự án khởi công
mới, phải cân nhắc kỹ lưỡng chỉ bố trí vốn khởi công mới các dự án thật sự cấp
bách, cấp thiết khi xác định rõ nguồn vốn và khả năng cân đối vốn ở từng cấp
ngân sách. Không bố trí vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước cho các dự án không
thuộc nhiệm vụ chi đầu tư theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước. Đồng thời,
đề xuất các giải pháp huy động vốn từ các thành phần kinh tế ở trong và nước
ngoài để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, các dự án có thể thu hồi vốn trực tiếp.
4. Dự toán ngân sách Nhà nước năm
2015 phải được xây dựng trên cơ sở cơ cấu
lại đầu tư từ ngân sách Nhà nước theo hướng tập trung, nâng cao hiệu quả đầu tư. Thực hiện đúng nguyên tắc tập trung thống
nhất trong việc xác định các mục tiêu, định hướng, chính sách và các cân đối lớn
trong đầu tư, đi đôi với việc tiếp tục tăng cường phân cấp, phát huy tính chủ động,
sáng tạo của các cấp, các ngành, gắn với trách nhiệm được giao.
5. Bảo đảm tính công bằng, công khai,
minh bạch trong việc xây dựng Dự toán ngân sách Nhà nước năm 2015. Trong quá
trình xây dựng Dự toán ngân sách Nhà nước năm 2015 phải tổ chức thảo luận, lấy
ý kiến của các cấp, các ngành, các tổ chức
và cộng đồng dân cư có liên quan, tạo sự đồng thuận và phát triển bền vững.
II. CÁC NHIỆM VỤ CHỦ YẾU
Để xây dựng Dự toán ngân sách Nhà nước
năm 2015 đạt hiệu quả, tiết kiệm, cần tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ chủ
yếu sau:
1. Các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức
đánh giá tình hình đầu tư từ ngân sách nhà nước trong 02 năm 2013 - 2014 (riêng
đối với Chương trình mục tiêu quốc gia về Văn hóa
cần đánh giá năm 2014, giai đoạn 2011-2014); những kết quả đạt được trong việc thực hiện đổi mới quản lý, cơ cấu lại đầu
tư từ ngân sách nhà nước quy định tại Chỉ thị số 1792/CT-TTg ngày 15
tháng 10 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ; những tồn tại và những khó khăn
trong việc lập và thực hiện Kế hoạch đầu tư theo cơ chế mới; giữa yêu cầu quản lý tập
trung thống nhất và tạo sự chủ động của các cấp cơ sở.
2. Tiến hành rà soát lại các cơ chế
chính sách, các chương trình, các khoản bổ sung
có mục tiêu của ngân sách Trung ương cho
ngân sách địa phương; sửa đổi theo thẩm
quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung theo nguyên tắc giảm số lượng các chương trình, các khoản
bổ sung có mục tiêu; sát nhập các chương
trình, các khoản bổ sung có cùng mục tiêu
hoặc có mục tiêu tương tự nhau; chuyển các chương trình có mục tiêu đầu tư dài hạn vào kế hoạch đầu tư cân đối hàng
năm. Đồng thời, tổ chức lồng ghép các chương trình ở địa phương đi đôi với việc
phân cấp để chủ động bố trí dự án cụ thể trên cơ sở kế hoạch tổng mức vốn hỗ trợ của Bộ Văn hóa, Thể thao và
Du lịch và Bộ Kế hoạch và Đầu tư giao cho
từng chương trình.
3. Xác định các mục tiêu và các ưu
tiên trong kế hoạch đầu tư phù hợp với khả năng cân đối vốn đầu tư từ ngân sách
nhà nước 3 năm 2013 - 2015. Các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh, thành phố
phải căn cứ vào các mục tiêu và định hướng
phát triển chung của cả nước và địa phương mình trong 5 năm 2011 - 2015, khả
năng cân đối nguồn vốn đầu tư phát triển thuộc ngân sách Nhà nước và các nguồn
vốn khác giai đoạn 2013 - 2015; những đặc điểm, điều kiện thực tế trong ngành
và địa phương mình để xác định mục tiêu và sắp xếp thứ tự ưu tiên trong đầu tư. Trên phạm vi cả nước, trong năm tới tập
trung đầu tư nhằm hướng tới thực hiện bước đột phá trong xây dựng cơ sở
hạ tầng. Ưu tiên bố trí vốn cho các dự án quan trọng quốc gia, các chương trình mục tiêu quốc gia, các dự án xây dựng
nông thôn mới, các vùng miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu,
vùng xa và các vùng khó khăn khác...
4. Xác định nguồn vốn và khả năng cân
đối vốn đầu tư năm 2015, gồm: Vốn đầu tư
từ ngân sách Nhà nước (đầu tư theo ngành, lĩnh vực, đầu tư trong cân đối ngân
sách địa phương, vốn bổ sung có mục tiêu
của ngân sách Trung ương), các nguồn vốn
có tính chất ngân sách Nhà nước; vốn đầu tư
quản lý qua ngân sách, vốn trái phiếu Chính phủ, ODA; các nguồn vốn huy động từ
các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thông qua các hình thức
thích hợp...
5. Xây dựng danh mục và bố trí vốn
cho các dự án cụ thể: Căn cứ mục tiêu, định
hướng và khả năng cân đối vốn đầu tư nêu trên, các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh, thành phố dự kiến danh mục dự án và mức vốn cho từng dự án cụ thể theo
nguyên tắc:
a) Bố trí vốn đầu tư tập trung, không
dàn trải theo đúng các quy định tại Chỉ thị số 1792/CT-TTg ngày 15 tháng 10 năm
2011 của Thủ tướng Chính phủ.
b) Rà soát, lập danh mục dự án chuyển
tiếp đang được đầu tư từ ngân sách Nhà nước.
c) Dự toán ngân sách Nhà nước năm
2015 cần tập trung bố trí vốn đầu tư cho các
dự án hoàn thành trong năm 2014 trở về
trước thuộc nhiệm vụ đầu tư từ NSNN nhưng
chưa được bố trí đủ vốn; các dự án dự kiến hoàn thành trong năm (theo tiến độ
trong quyết định đầu tư, khả năng cân đối vốn và khả năng thực hiện giai đoạn
2013 - 2015); các dự án quan trọng quốc gia, các dự án trọng điểm hoàn thành
sau năm 2015; hoàn trả các khoản vốn ứng trước kế
hoạch đến hạn. Hạn chế tối đa việc khởi công các dự án mới khi chưa đủ
nguồn vốn để hoàn thành các dự án chuyển tiếp.
Các dự án khởi công mới trong năm
2015 phải nằm trong Quy hoạch, Đề án đã
được duyệt, thuộc nhiệm vụ ngân sách Nhà nước, quyết
định phê duyệt dự án và thẩm định nguồn vốn theo đúng quy định tại Chỉ thị số
1792/CT-TTg ngày 15 tháng 10 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ.
d) Đối với các dự án đang được đầu tư
từ vốn ngân sách Nhà nước, nhưng không bố trí được vốn kế hoạch đầu tư 2015 thực
hiện phân loại và xử lý để báo cáo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố như sau:
- Đối với các dự án có khả năng chuyển
đổi sang các hình thức đầu tư khác: các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh,
thành phố đánh giá, phân tích và lập danh mục các dự án có khả năng chuyển đổi
sang các hình thức đầu tư khác như: BOT, BT, PPP...
- Đối với các dự án không thể chuyển đổi được sang các hình thức đầu tư khác,
các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh, thành phố chủ động huy động các nguồn
vốn hợp pháp khác để thực hiện hoặc bố trí vốn để thanh toán khối lượng đã thực
hiện và thi công đến điểm dừng kỹ thuật hợp lý để phát huy hiệu quả phần vốn đã
đầu tư.
6. Các Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao
và Du lịch tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm
về việc rà soát, xác định các danh mục dự án và bố trí vốn theo đúng nguyên tắc
nêu trên trong tổng số vốn dự kiến kế hoạch
đầu tư 02 năm 2014 - 2015 và năm 2015 được thông báo cho ngành, từng lĩnh vực
và số vốn bổ sung có mục tiêu của từng
chương trình cụ thể.
7. Về nhiệm vụ xây dựng kế hoạch
Chương trình mục tiêu quốc gia về Văn
hóa, Nguồn vốn hỗ trợ cơ sở hạ tầng du lịch
năm 2015, bao gồm vốn đầu tư phát triển
và vốn ngân sách sự nghiệp, được chuẩn bị và tổng hợp theo các nguyên tắc và
các cơ chế quản lý Chương trình mục tiêu quốc gia về Văn hóa và Nguồn vốn hỗ trợ
cơ sở hạ tầng du lịch.
C. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
1. Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương sớm hoàn thiện các Quy hoạch phát
triển lĩnh vực văn hóa, gia đình, thể dục
thể thao và du lịch để làm căn cứ tổ chức,
triển khai thực hiện kế hoạch hàng năm. Ưu tiên đầu tư các thiết chế văn hóa phục
vụ cộng đồng như: Trung tâm văn hóa thể thao ở làng, bản; Nhà văn hóa trung
tâm, bảo tàng, thư viện, rạp hát, rạp chiếu bóng, tượng đài nghệ thuật, công
viên, khu vui chơi giải trí; phấn đấu 100% trường học có thư viện, tủ sách giáo
khoa dùng chung.
2. Hiện nay một số địa phương còn thiếu
công trình thể thao cơ bản như sân vận động, bể bơi, nhà thi đấu. Lãnh đạo Sở cần
báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố để
đưa vào Kế hoạch năm 2015 và đề nghị Nhà nước phân bổ vốn đầu tư xây dựng cho
các địa phương, đảm bảo nhu cầu tập luyện và hoạt động của ngành.
3. Nhằm thực hiện các mục tiêu, nhiệm
vụ phát triển văn hóa, thể thao và du lịch;
trước mắt tổ chức phổ biến, hướng dẫn thực hiện các Nghị định, văn bản thực
hiện Luật Di sản văn hóa, Luật Phòng, chống
bạo lực gia đình. Luật Thể dục thể thao, Luật Du lịch... Xây dựng cơ chế phối hợp
giữa ngành văn hóa, thể thao và du lịch với
các ngành, địa phương liên quan và tăng cường vai trò của các Hiệp hội liên
quan đến hoạt động văn hóa, thể thao và
du lịch.
D. TIẾN ĐỘ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH
Các Sở Văn
hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương căn cứ vào hướng dẫn và chỉ đạo của Ủy ban nhân dân
các tỉnh, thành phố kết hợp với những nội dung hướng dẫn chuyên ngành nêu trên
để xây dựng và thống nhất với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính của tỉnh trình
Ủy ban nhân dân tỉnh về Kế hoạch phát triển và dự toán Ngân sách Nhà nước
của sự nghiệp văn hóa, gia đình, thể dục thể thao và du lịch năm 2015 trước khi
gửi về Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Vụ
Kế hoạch, Tài chính và Email: duclam2013@gmail.com), thời hạn nộp kế hoạch
vào trước ngày 20/7/2014 để kịp tổng hợp trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Kế
hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính.
Khi cần xin liên hệ: Vụ Kế hoạch, Tài chính Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Điện thoại, Fax: 043.9435343,
043.9439231 hoặc 043.9439009; ĐTDĐ: AĐức, Trưởng Phòng Kế hoạch tổng hợp và Quy hoạch:
0983.832.838.
Bộ Văn hóa,
Thể thao và Du lịch yêu cầu các Giám đốc Sở
Văn hóa,
Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức thực hiện Công văn hướng dẫn này./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng và các Thứ trưởng;
- Văn phòng Chính phủ (để báo cáo Thủ tướng Chính phủ);
- Các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính;
- Các UBND tỉnh, TP trực thuộc TƯ (để chỉ đạo các Sở có liên quan);
- Lưu: VT, KHTC, ĐL.(250).
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Lê Khánh Hải
|
BIỂU
1: DỰ TOÁN THU, CHI NGÂN SÁCH NĂM 2015
(Ban
hành theo Công văn số 2149/BVHTTDL-KHTC ngày 01 tháng 7 năm 2014 của Bộ Văn
hóa, Thể thao và Du lịch)
SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TỈNH/THÀNH
PHỐ ………………………
Đơn vị
tính: Triệu đồng
TT
|
Nội dung
|
Dự toán được giao
năm 2014
|
Ước thực hiện năm
2014
|
Dự toán năm 2015
|
A
|
Thu sự nghiệp
|
|
|
|
1.
|
Thu sự nghiệp văn hóa,
thể thao và du lịch
|
|
|
|
2.
|
Thu sự nghiệp khác
|
|
|
|
B
|
Tổng chi
|
|
|
|
I
|
Chi sự nghiệp VHTTDL thuộc Sở
|
|
|
|
1.
|
Chi cho Văn hóa
|
|
|
|
1.1.
|
Sự nghiệp Di sản văn hóa
|
|
|
|
1.2.
|
Sự nghiệp Văn hóa
cơ sở
|
|
|
|
1.3.
|
Sự nghiệp Điện ảnh
|
|
|
|
1.4.
|
Sự nghiệp Nghệ thuật biểu diễn, MTNA&TL
|
|
|
|
2
|
Chi cho Gia đình
|
|
|
|
5.
|
Chi cho Thể dục thể thao
|
|
|
|
4.
|
Chi cho Du lịch
|
|
|
|
5.
|
Chi khác
|
|
|
|
II
|
Chi sự nghiệp VHTTDL cấp huyện
|
|
|
|
III
|
Chi sự nghiệp VHTThao cấp xã (phường, thị trấn)
|
|
|
|
IV
|
Quản lý
hành chính
|
|
|
|
|
Cơ quan sở
|
|
|
|
V
|
Sự nghiệp kinh tế
|
|
|
|
|
Tài trợ chiếu phim vùng sâu, vùng xa
|
|
|
|
VI
|
Sự nghiệp giáo dục-đào tạo và dạy nghề
|
|
|
|
VII
|
Xây dựng cơ bản
|
|
|
|
VIII
|
Mua sắm tài sản cố định
|
|
|
|
IX
|
Hoạt động chương trình mục tiêu về Văn hóa
|
|
|
|
X
|
Nguồn vốn đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch
|
|
|
|
XI
|
Thực hiện những dự án trọng điểm trong Quy hoạch,
Đề án đã được phê duyệt
|
|
|
|
1.
|
Bố trí từ nguồn ngân sách địa phương
|
|
|
|
2.
|
Ngân sách Trung ương hỗ trợ
|
|
|
|
3.
|
Tên Quyết định phê duyệt và tổng dự toán
|
|
|
|
|
GIÁM ĐỐC SỞ VĂN
HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
(Ký tên, đóng dấu)
|