Công văn 1987/TCT-QLN về tiếp tục triển khai biện pháp quản lý nợ 2015 do Tổng cục Thuế ban hành
Số hiệu | 1987/TCT-QLN |
Ngày ban hành | 22/05/2015 |
Ngày có hiệu lực | 22/05/2015 |
Loại văn bản | Công văn |
Cơ quan ban hành | Tổng cục Thuế |
Người ký | Phi Vân Tuấn |
Lĩnh vực | Thuế - Phí - Lệ Phí |
BỘ TÀI CHÍNH |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:
1987/TCT-QLN |
Hà Nội, ngày 22 tháng 5 năm 2015 |
Kính gửi: Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
Theo báo cáo của Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tính đến thời điểm ngày 31/12/2014, tổng số nợ thuế (trừ tiền thuế đã nộp NSNN đang chờ điều chỉnh) tăng 12,8% so với thời điểm ngày 31/12/2013, trong đó, các khoản nợ trên/dưới 90 ngày tăng 15,2%, tiền sử dụng đất (TSDĐ) tăng 33,8%. Ngành thuế đã có nhiều cố gắng và đạt kết quả tích cực trong quản lý thu tiền thuế nợ như: Đôn đốc thu hồi nợ thuế đạt 50% trên số tiền thuế nợ tại thời điểm 31/12/2013 trong bối cảnh nền kinh tế vẫn tiếp tục khó khăn; tích cực xử lý các khoản tiền thuế mà người nộp thuế (NNT) đề nghị hoàn, miễn giảm, xóa và gia hạn nợ thuế nên khoản nợ chờ xử lý giảm 15,8%. Tính đến thời điểm ngày 30/4/2015, tổng số tiền thuế nợ tăng 2% so với thời điểm 31/12/2014, trong đó: nhóm nợ khó thu, tăng 2%; nhóm tiền thuế nợ đến 90 ngày và trên 90 ngày, tăng 2,8%; nhóm nợ chờ xử lý giảm là 1%; tiền phạt và tiền chậm nộp giảm 1%.
Tuy nhiên, tình hình tiền thuế nợ vẫn có xu hướng tiếp tục tăng. Qua tổng hợp báo cáo, 08 địa phương là TP Hồ Chí Minh, TP Hà Nội, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Đồng Nai, Hải Phòng, Thái Bình, Cần Thơ có số tiền thuế nợ chiếm khoảng 70% cả nước thì 3 năm liền (2012, 2013, 2014) số nợ thuế năm sau đều cao hơn năm trước, trong đó, số tiền sử dụng đất chiếm tỷ trọng tương đối cao. Nguyên nhân là do: Tình hình kinh tế khó khăn, NNT không có khả năng nộp đúng hạn, bên cạnh đó có một bộ phận NNT chây ỳ, một số NNT không nộp các khoản nợ đã hết thời gian gia hạn nộp thuế vào NSNN; khoản nợ thu TSDĐ chủ yếu do các cá nhân được ghi nợ hoặc các tổ chức chậm triển khai các dự án dẫn đến nợ khoản thu này. Bên cạnh đó, còn có nguyên nhân là một số cơ quan thuế chưa thực hiện đúng các quy trình quản lý nợ và chỉ đạo của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế. Cụ thể, bình quân chung cả nước, tỷ lệ ban hành Thông báo tiền thuế nợ và tiền phạt chậm nộp (TB07) chỉ đạt 45%, quyết định cưỡng chế nợ thuế chỉ đạt 20%. Một số địa phương tỷ lệ ban hành thấp như :
- Thông báo tiền thuế nợ và tiền phạt chậm nộp (TB07) : Cao Bằng, Bắc Cạn, Bạc Liêu, Thái Bình, Bến Tre, Trà Vinh, Kiên Giang, Vĩnh Phúc, Tiền Giang, Lâm Đồng, Sóc Trăng, Tuyên Quang, Hà Nam, Hà Giang, An Giang…
- Quyết định cưỡng chế nợ thuế: TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bình Dương, Bình Thuận, Cần Thơ, Đồng Nai, Hòa Bình, An Giang, Bến Tre, Nam Định, Quảng Nam, Quảng Ninh, Thái Bình, Vĩnh Long, Vĩnh Phúc…
Theo dự báo, tình hình kinh tế tuy có chuyển biến nhưng vẫn còn tồn tại một số khó khăn thách thức. Chính phủ đã ban hành các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu và triển khai đề án tái cơ cấu nền kinh tế, về lâu dài sẽ góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh nhưng có ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách năm 2015. Để góp phần hoàn thành dự toán thu NSNN năm 2015 và hoàn thành mục tiêu quản lý nợ thuế Tổng cục Thuế đã giao tại văn bản số 5852/TCT-QLN ngày 26/12/2014, Tổng cục Thuế đề nghị Cục Thuế triển khai các biện pháp sau:
3. Triển khai các biện pháp đôn đốc thu tiền thuế nợ:
a) Phân loại tiền thuế nợ đúng quy định làm cơ sở đôn đốc thu tiền thuế nợ
Phân loại tiền thuế nợ theo đúng quy định, trên cơ sở đó, đề ra biện pháp đôn đốc thu phù hợp. Khi phân loại, phải căn cứ vào hồ sơ để phân loại nợ đối với từng khoản nợ, nhóm nợ. Không tùy tiện phân loại khoản tiền thuế nợ có khả năng thu (từ 1 đến 90 ngày, trên 90 ngày) vào các nhóm nợ khó thu, nợ chờ xử lý, theo đó, dẫn đến tình trạng là không kịp thời triển khai biện pháp đôn đốc ngay số tiền thuế đã phát sinh vào ngân sách nhà nước.
b) Phân công nhiệm vụ cụ thể cho các bộ phận quản lý nợ và bộ phận thanh tra, kiểm tra đôn đốc đối với các khoản tiền thuế:
- Các đơn vị chủ trì cuộc thanh tra, kiểm tra (bộ phận thanh tra, kiểm tra, quản lý thuế TNCN, quản lý các khoản thu từ đất…): có trách nhiệm đôn đốc các khoản tiền thuế ghi trên quyết định truy thu đã ban hành. Đồng thời, thông báo ngay cho bộ phận quản lý nợ các quyết định truy thu (bản sao) để tổ chức xác minh thông tin và kịp thời thực hiện cưỡng chế khi trường hợp này quá thời hạn ghi trên quyết định mà NNT chưa nộp.
- Các bộ phận được giao nhiệm vụ quản lý thu tiền thuế nợ (bộ phận kiểm tra, quản lý thuế TNCN, quản lý các khoản thu từ đất, thu trước bạ…): đôn đốc các khoản tiền thuế nợ đã quá thời hạn nộp từ 1 đến 90 ngày.
Bộ phận quản lý nợ theo dõi trên hệ thống ứng dụng quản lý nợ thuế để xác định các trường hợp đã quá thời hạn nộp từ 60 ngày trở lên, tổ chức xác minh thông tin để thực hiện cưỡng chế khi các khoản tiền thuế nợ này quá thời hạn nộp từ ngày thứ 91.
c) Đôn đốc thu tiền thuế nợ
- Đối với khoản nợ từ 1 đến 30 ngày: thực hiện đôn đốc bằng điện thoại; trường hợp đã được sự đồng ý của NNT và điều kiện về cơ sở hạ tầng thuận lợi, có thể đôn đốc qua hình thức nhắn tin và gửi thư điện tử cho chủ doanh nghiệp hoặc người đại diện theo pháp luật của NNT thông báo về số tiền thuế nợ.
- Tổ chức xây dựng ngưỡng phải ban hành Thông báo 07/QLN (Cục Thuế Đồng Nai và Khánh Hòa đã hoàn thành):
+ Đối với tiền thuế nợ khó thu và tiền thuế nợ đang xử lý không ban hành Thông báo 07/QLN;
+ Đối với hộ gia đình, cá nhân có số tiền thuế nhỏ, tại địa bàn có số lượng NNT lớn, biên chế công chức quản lý nợ, trang thiết bị làm việc chưa đảm bảo: Các Chi cục Thuế xây dựng ngưỡng ban hành TB07 trên địa bàn quản lý, báo cáo về Cục Thuế. Cục trưởng Cục Thuế thực hiện ban hành quy định về số tiền thuế nợ nhỏ chi tiết theo từng nhóm NNT (ngưỡng phải ban hành Thông báo 07/QLN) phù hợp với từng địa bàn quận/huyện để tạm thời chưa ban hành Thông báo 07/QLN, báo cáo về Tổng cục Thuế trước ngày 10/6/2015.
Đối với số tiền thuế nợ của hộ kinh doanh dưới ngưỡng phải ban hành Thông báo 07/QLN, bộ phận quản lý nợ lập danh sách tổng hợp tiền thuế nợ (theo mẫu số 15/QLN), trình lãnh đạo cơ quan thuế phê duyệt và chuyển đội thuế phường/xã để thông báo công khai hàng tháng.
- Thực hiện lập đầy đủ danh sách NNT phải cưỡng chế nợ thuế trong kỳ.
- Tập trung nguồn lực để thực hiện cưỡng chế đối với NNT tại danh sách phải cưỡng chế nợ thuế, trường hợp cơ quan thuế chưa đủ nhân lực và thông tin để cưỡng chế tất cả các đối tượng trong danh sách thì tiến hành cưỡng chế trước đối với NNT có số tiền thuế nợ lớn hoặc thời gian nợ thuế kéo dài.
- Phân công các bộ phận trong cơ quan thuế phối hợp với bộ phận quản lý nợ thuế xác minh, thu thập thông tin người nợ thuế sẽ áp dụng biện pháp CCNT.
Trường hợp thực hiện cưỡng chế bằng các biện pháp kê biên tài sản, thu nợ thuế từ bên thứ ba hoặc người nộp thuế có hành vi bỏ trốn, tẩu tán tài sản thì phải thành lập Tổ cưỡng chế do bộ phận quản lý nợ là Tổ trưởng, các thành viên là các bộ phận có liên quan (kiểm tra, kê khai, thu nhập cá nhân, ấn chỉ…).
5. Tổng hợp, theo dõi tiền sử dụng đất:
Bộ phận quản lý nợ thuế chủ động phối hợp với bộ phận quản lý đất đai rà soát, tổng hợp, báo cáo đầy đủ số nợ tiền sử dụng đất. Trường hợp người sử dụng đất không thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước và đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà không chấp hành thì báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi đất theo quy định tại điểm g Khoản 1 Điều 64 Luật đất đai năm 2013.