Công văn 14999/BTC-TCHQ hướng dẫn thủ tục hải quan do Bộ Tài chính ban hành

Số hiệu 14999/BTC-TCHQ
Ngày ban hành 07/11/2011
Ngày có hiệu lực 07/11/2011
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Bộ Tài chính
Người ký Đỗ Hoàng Anh Tuấn
Lĩnh vực Xuất nhập khẩu

BỘ TÀI CHÍNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 14999/BTC-TCHQ
v/V hướng dẫn thủ tục hải quan

Hà Nội, ngày 07 tháng 11 năm 2011

 

Kính gửi: Cục Hải quan các Tỉnh, Thành phố

Theo báo cáo của Tổng cục Hải quan, quá trình triển khai thực hiện Thông tư số 194/2010/TT-BTC ngày 6/12/2010 của Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan nhận được phản ánh của một số Cục Hải quan tỉnh, thành phố về: (1) vướng mắc đối với trường hợp sản phẩm xuất khẩu theo loại hình SXXK được sản xuất từ nguồn nguyên liệu nhập kinh doanh tại nhiều Chi cục Hải quan khác nhau (quy định tại Điều 33); (2) vướng mắc về chế độ kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất đối với hàng hóa tại kho bảo thuế (Điều 46) và (3) vướng mắc về thủ tục hàng xuất khẩu chuyển cửa khẩu thay đổi cửa khẩu xuất hàng. Để thống nhất thực hiện và đảm bảo quản lý chặt chẽ, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện như sau:

I. THỦ TỤC THÔNG BÁO, ĐIỀU CHỈNH ĐỊNH MỨC VÀ ĐĂNG KÝ SẢN PHẨM XUẤT KHẨU ĐỐI VỚI TRƯỜNG HỢP SẢN PHẨM XUẤT KHẨU THEO LOẠI HÌNH SXXK ĐƯỢC SẢN XUẤT TỪ NGUỒN NGUYÊN LIỆU NHẬP KINH DOANH TẠI NHIỀU CHI CỤC HẢI QUAN KHÁC NHAU (ĐIỀU 33)

1. Thông báo định mức, điều chỉnh định mức, đăng ký sản phẩm xuất khẩu

a. Đối với sản phẩm xuất khẩu thuộc trường hợp tại tiết b2, điểm b, khoản 1 Điều 31 Thông tư số 194/2010/TT-BTC thì việc thông báo, điều chỉnh định mức, đăng ký sản phẩm xuất khẩu thực hiện tại Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu theo loại hình NSXXK.

b. Đối với sản phẩm xuất khẩu thuộc trường hợp nêu tại điểm c, khoản 1 Điều 31 Thông tư số 194/2010/TT-BTC thì doanh nghiệp lựa chọn một trong những Chi cục Hải quan làm thủ tục nhập khẩu nguyên liệu, vật tư theo loại hình nhập kinh doanh nhưng sử dụng để sản xuất sản phẩm xuất khẩu để thông báo định mức, điều chỉnh định mức, đăng ký sản phẩm xuất khẩu.

c. Khi làm thủ tục thông báo, điều chỉnh định mức, doanh nghiệp phải có văn bản gửi Chi cục Hải quan nơi doanh nghiệp lựa chọn để thông báo, điều chỉnh định mức nêu rõ: Tên gọi, chủng loại nguyên vật liệu thuộc từng tờ khai nhập kinh doanh sử dụng để sản xuất sản phẩm xuất khẩu (nêu cụ thể số, ký hiệu, ngày tháng năm tờ khai nhập kinh doanh, Chi cục Hải quan làm thủ tục).

Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục thông báo, điều chỉnh định mức, sau khi đã làm xong thủ tục thông báo, điều chỉnh định mức, đăng ký sản phẩm xuất khẩu thì thông báo cho các Chi cục Hải quan nơi nhập kinh doanh khác biết (nêu rõ tên nguyên vật liệu, số tờ khai nhập kinh doanh có nguyên vật liệu sử dụng để sản xuất sản phẩm xuất khẩu) kèm bản sao định mức, định mức điều chỉnh, danh mục sản phẩm xuất khẩu.

2. Thông báo nơi làm thủ tục xuất khẩu sản phẩm

Khi xuất khẩu sản phẩm nếu không phải tại một trong những Chi cục Hải quan làm thủ tục nhập khẩu nguyên vật liệu sử dụng để sản xuất sản phẩm xuất khẩu thì doanh nghiệp phải có văn bản thông báo theo mẫu 09/IISXKSP-SXXK ban hành kèm Thông tư số 194/2010/TT-BTC cho Chi cục Hải quan nơi thông báo, điều chỉnh định mức theo hướng dẫn tại Điều 34 Thông tư số 194/2010/TT-BTC.

II. VỀ CHẾ ĐỘ KIỂM TRA ĐỊNH KỲ, KIỂM TRA ĐỘT XUẤT ĐỐI VỚI HÀNG HÓA TẠI KHO BẢO THUẾ (ĐIỀU 46)

Việc kiểm tra, giám sát kho bảo thuế thực hiện theo quy định tại khoản 4, Điều 27, Nghị định số 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 của Chính phủ. Theo đó, cơ quan Hải quan không trực tiếp giám sát, niêm phong kho bảo thuế. Việc kiểm tra hoạt động của kho bảo thuế thực hiện như sau:

1. Định kỳ 01 năm 01 lần Chi cục Hải quan quản lý kho bảo thuế thực hiện kiểm tra việc tổ chức quản lý kho bảo thuế của doanh nghiệp, cụ thể:

- Kiểm tra việc thực hiện quy định tại khoản 1, Điều 27, Nghị định số 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 của Chính phủ.

- Kiểm tra việc duy trì hệ thống sổ sách, chứng từ theo dõi việc xuất khẩu, nhập khẩu; xuất kho, nhập kho.

- Kiểm tra thực tế lượng hàng tồn kho, đối chiếu số liệu tồn kho thực tế với tồn kho trên hệ thống sổ sách, chứng từ theo dõi kho bảo thuế, báo cáo thanh khoản của doanh nghiệp.

2. Kiểm tra đột xuất hàng tồn kho:

- Thực hiện khi có thông tin doanh nghiệp tiêu thụ nguyên vật liệu được bảo thuế vào nội địa.

- Khi có nghi vấn gian lận định mức phải áp dụng biện pháp kiểm tra định mức tại doanh nghiệp.

III. VỀ HÀNG XUẤT KHẨU CHUYỂN CỬA KHẨU THAY ĐỔI CỬA KHẨU XUẤT HÀNG:

1. Trường hợp hàng hóa đã làm xong thủ tục xuất khẩu nhưng chưa vận chuyển đến cửa khẩu xuất hoặc kho CFS:

a) Doanh nghiệp gửi Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai xuất khẩu:

- Đơn đề nghị thay đổi cửa khẩu xuất (theo mẫu kèm theo văn bản này): 02 bản chính;

- Văn bản thông báo thay đổi cửa khẩu xuất hàng của người nhận hàng hoặc hãng vận tải hoặc bên thuê gia công: 01 bản sao của doanh nghiệp.

- Văn bản cho phép thay đổi cửa khẩu xuất của cơ quan cấp giấy phép đối với hàng hóa xuất khẩu phải có giấy phép (trong giấy phép đã ghi rõ cửa khẩu xuất) hoặc văn bản của UBND tỉnh cho phép xuất hàng qua cửa khẩu xuất mới (đối với hàng hóa xuất khẩu qua cửa khẩu đường bộ khi thay đổi cửa khẩu xuất sang cửa khẩu xuất mới thuộc thẩm quyền cho phép của UBND tỉnh): 01 bản sao của doanh nghiệp; xuất trình bản chính để đối chiếu;

b) Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai:

- Kiểm tra hồ sơ doanh nghiệp nộp và xuất trình, đối chiếu với quy định hiện hành về cửa khẩu được phép xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài;

- Nếu cửa khẩu doanh nghiệp đề nghị xuất hàng thuộc cửa khẩu được phép xuất khẩu hàng hóa thì lãnh đạo Chi cục ghi ý kiến vào Đơn đề nghị của doanh nghiệp và ký, đóng dấu công chức.

[...]