Thứ 2, Ngày 28/10/2024

Công văn về việc hướng dẫn tổng kết Pháp lệnh khiếu nại, tố cáo theo Chỉ thị 979/CT-TTg

Số hiệu 1448/TTNN-XKT
Ngày ban hành 28/11/1997
Ngày có hiệu lực 28/11/1997
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Thanh tra Nhà nước
Người ký Dương Ngọc Sơn
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

THANH TRA NHÀ NƯỚC
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 1448/TTNN-XKT

Hà Nội, ngày 28 tháng 11 năm 1997

 

CÔNG VĂN

CỦA THANH TRA NHÀ NƯỚC SỐ 1448/TTNN-XKT NGÀY 28 THÁNG 11 NĂM 1997 VỀ VIỆC HƯỚNG DẪN TỔNG KẾT PLKNTC THEO CHỈ THỊ 979/CT-TTG

Kính gửi:

 

- Bộ trưởng các Bộ, thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ
- Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW
- Chánh Thanh tra các Bộ ngành, tỉnh thành phố

Thực hiện Chỉ thị 979/1997/CT-TTg ngày 17/11/1997 của Thủ tướng Chính phủ về tổng kết thực hiện Pháp lệnh khiếu nại tố cáo của công dân, Tổng Thanh tra Nhà nước hướng dẫn nội dung tổng kết như sau:

1. Mục đích và yêu cầu tổng kết:

Việc tổng kết Pháp lệnh khiếu nại tố cáo nhằm mục đích đánh giá đúng đắn và đầy đủ những kết quả đã đạt được, cũng như những khó khăn, tồn tại, thiếu sót trong việc thực hiện Pháp lệnh khiếu nại tố cáo của công dân một cách hiệu quả và đi vào nề nếp. Đồng thời qua tổng kết rút ra những kinh nghiệm thực tiễn, nâng cao hơn nữa trách nhiệm của các cấp, các ngành trong việc tiếp dân, giải quyết các khiếu nại, tố cáo của công dân và những vấn đề cần thiết phải sửa đổi, bổ sung chính sách pháp luật về khiếu nại, tố cáo làm cơ sở xây dựng Luật khiếu nại tố cáo của công dân.

2. Nội dung tổng kết:

Căn cứ Pháp lệnh khiếu nại tố cáo, Nghị định 38/HĐBT, Nghị định 89/CP, Chỉ thị 18/TTg của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản hướng dẫn thi hành, lãnh đạo các ngành và địa phương trực tiếp chỉ đạo đánh giá đúng những mặt đã làm được, những mặt chưa làm được, tập trung đi sâu vào các vấn đề chính sau đây:

2.1. Kiểm điểm đánh giá việc thực hiện trách nhiệm, thẩm quyền trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân.

a. Việc ban hành những văn bản để chỉ đạo, hướng dẫn; việc kiểm tra đôn đốc các cấp, các ngành thuộc quyền đối với công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân trên địa bàn quản lý của ngành và địa phương.

Tổ chức tuyên truyền, giáo dục pháp luật (trong đó có Pháp lệnh khiếu nại tố cáo và các văn bản hướng dẫn thực hiện) ở địa phương, bộ ngành.

Nghiên cứu cải tiến thủ tục tiếp dân, tiếp nhận xử lý và giải quyết vụ việc thuộc thẩm quyền; nghiên cứu ban hành qui chế tiếp dân, soát xét các văn bản pháp qui ở ngành và địa phương nếu trái với qui định của pháp luật thì phải sửa đổi hoặc bãi bỏ để tránh phiền hà cho dan.

Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật về khiếu nại, tố cáo trong nhân dân để mọi người hiểu và thực hiện đúng.

Thanh tra Nhà nước đã ban hành văn bản đôn đốc nhắc nhở các địa phương, bộ ngành xử lý, giải quyết các vụ khiếu nại tố cáo gửi vượt cấp do Thanh tra Nhà nước chuyển về từ cuối năm 1995 và đầu năm 1996. Đến nay đã có trên 30 tỉnh, thành phố, 14 Bộ ngành gửi báo cáo kết quả về Thanh tra Nhà nước.

Để góp phần bảo đảm cho công tác tổ chức Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII có kết quả, tránh được những vấn đề khiếu tố phức tạp, trong thời gian Đại hội, Tổng Thanh tra Nhà nước đã ban hành văn bản đôn đốc, hướng dẫn các địa phương, bộ, ngành tăng cường công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân trong thời gian trước và sau Đại hội lần thứ VIII của Đảng và tổ chức kiểm tra việc thực hiện.

Thanh tra Nhà nước phối hợp với Văn phòng Chính phủ, các cơ quan liên quan bàn biện pháp triển khai việc tiếp dân phục vụ Đại hội Đảng lần thứ VIII.

Thực hiện chương trình nghiên cứu khoa học, Thanh tra Nhà nước đã hoàn thành nghiên cứu đề án tiền khả thi về ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân. Đang triển khai thực hiện đề án khả thi trong 2 năm 1996-1997.

Song song với các việc trên, Tổng Thanh tra Nhà nước đã chỉ đạo việc soạn thảo sửa đổi Pháp lệnh khiếu nại, tố cáo năm 1991 và Đề án đổi mới tổ chức và hoạt động Thanh tra, nghiên cứu 3 đề tài khoa học liên quan đến việc sửa đổi Pháp lệnh khiếu nại, tố cáo và đề án đổi mới tổ chức hoạt động Thanh tra. Đã tổ chức nhiều cuộc hội thảo, lấy ý kiến tham gia của các bộ, ngành và thanh tra các tỉnh, thành phố trong cả nước để hoàn chỉnh Đề án sửa đổi Pháp lệnh khiếu nại tố cáo của công dân năm 1991 trình Chính phủ cho ý kiến trước khi trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.

Thanh tra Nhà nước đã ban hành công văn số 968TTNN ngày 26/6/1996 hướng dẫn các cấp, các ngành giải quyết khiếu nại của công dân khi Toà án nhân dân đi vào xét xử các vụ kiện hành chính.

Ngày 20/7/1996 Tổng Thanh tra Nhà nước ban hành thông tư số 1118/TTNN hướng dẫn một số vấn đề về giải quyết khiếu nại hành chính hiện nay nhằm tăng cường hơn nữa trách nhiệm và sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan hành chính Nhà nước với Toà án nhân dân các cấp, giải quyết có hiệu quả các khiếu kiện hành chính trong khi chờ sửa đổi Pháp lệnh khiếu nại tố cáo của công dân năm 1991.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo cuả Thủ tướng Chính phủ tại thông báo số 48 ngày 28/5/1996 của Văn phòng Chính phủ, Thanh tra Nhà nước đã thành lập các đoàn công tác liên ngành để rà soát, kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các cấp, các ngành giải quyết ngay các vụ việc khiếu tố thuộc thẩm quyền, xem xét đề xuất ý kiến, giải quyết các vụ việc tồn đọng thuộc lịch sử trước đây tại Hà Nội, một số tỉnh, Bộ ngành trọng điểm, kiểm tra, xử lý các vụ tranh chấp đất đai giữa dân với các đơn vị quân đội, nông, lâm trường, rà soát để kiến nghị xử lý các văn bản pháp luật liên quan đến khiếu nại, tố cáo còn chồng chéo, không thống nhất.

Theo báo cáo chưa đầy đủ, 9 tháng đầu năm 1996 các địa phương, bộ, ngành tổ chức được 597 lớp bồi dưỡng nghiệp vụ và tập huấn giới thiệu các văn bản pháp luật, pháp qui, phục vụ công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo cho 11.596 cán bộ và thanh tra viên. Một số địa phương, bộ ngành tổ chức được nhiều lớp bồi dưỡng, tập huấn như Vĩnh Long 3 lớp và 93 đợt tập huấn cho 2.199 lượt người; Quảng Nam-Đà nẵng 31 lớp cho 1.862 lượt người; Thanh Hoá 10 lớp với 635 người. Đồng Nai 7 lớp 478 lượt người, Ngân hàng Nhà nước 23 lớp 733 người. Bộ Lao động Thương binh Xã hội 4 lớp gần 400 người.

Thanh tra Nhà nước và các địa phương bộ ngành đã tiến hành kiểm tra trên 1000 đơn vị từ cấp xã, phường, huyện quận, sở đến tỉnh về trách nhiệm thi hành Pháp lệnh khiếu nại tố cáo đối với thủ trưởng các cấp, các ngành thuộc quyền trong đó Vĩnh Phú đã kiểm tra được 156 đơn vị; Hà Tĩnh 61; Thanh Hoá 53, Lai Châu 41; Thái Bình 54; Trà Vinh 65; Bình Thuận 59; Vĩnh Long 25; Ngân hàng Nhà nước 25; Khánh Hoà 24 ...

Riêng Thanh tra Nhà nước đã có 3 tổ công tác đi kiểm tra trách nhiệm của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các địa phương trong việc thực hiện Pháp lệnh khiếu nại, tố cáo là Bà Rịa-Vũng Tàu, An Giang, Sóc Trăng, Cần Thơ, Đắc lắc, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Thái.

Qua kiểm tra, cho thấy ở nhiều nơi lãnh đạo các cơ quan đơn vị đề cao được trách nhiệm đối với việc giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền. Nhiều huyện thị, sở ngành công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo đã có chuyển biến tốt hơn trước.

Tuy vậy, một số nơi còn có mặt yếu kém cần phải khắc phục như: thời hạn giải quyết còn chậm, trình tự thủ tục còn gây phiền hà cho dân, khi kết thúc vụ việc không ra quyết định giải quyết.

II. VỀ TIẾP DÂN, TÌNH HÌNH ĐƠN THƯ VÀ VIỆC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO CỦA CÔNG DÂN 9 THÁNG ĐẦU NĂM 1996:

Theo số liệu chưa đầy đủ của 48 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và 16 bộ, ngành, cơ quan hành chính Nhà nước các cấp đã tiếp 109.321 lượt người đến khiếu nại, tố cáo, tăng 19,05% so cùng kỳ năm 1995. Trụ sở tiếp dân của Đảng và Nhà nước tiếp 4.615 lượt người, gồm 2.923 vụ việc (có 2.583 khiếu nại, 173 tố cáo, 171 phản ảnh, kiến nghị).

[...]