Thứ 3, Ngày 29/10/2024

Công văn 13410/BTC-CST thực hiện thu phí, lệ phí thú y và điều chỉnh thuế nhập khẩu ngô, lúa mì theo Thông báo 192/TB-VPCP do Bộ Tài chính ban hành

Số hiệu 13410/BTC-CST
Ngày ban hành 06/10/2011
Ngày có hiệu lực 06/10/2011
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Bộ Tài chính
Người ký Đỗ Hoàng Anh Tuấn
Lĩnh vực Xuất nhập khẩu,Thuế - Phí - Lệ Phí

BỘ TÀI CHÍNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 13410/BTC-CST
V/v thực hiện thu phí, lệ phí thú y và điều chỉnh thuế nhập khẩu ngô, lúa mì theo Thông báo số 192/TB-VPCP

Hà Nội, ngày 06 tháng 10 năm 2011

 

Kính gửi: Văn phòng Chính phủ

Ngày 18/8/2011, Văn phòng Chính phủ có Thông báo số 192/TB-VPCP thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải tại cuộc họp bàn biện pháp đẩy mạnh sản xuất, bảo đảm cung ứng thực phẩm, bình ổn giá cả thị trường.

Tại điểm b khoản 2 Thông báo số 192/TB-VPCP có nêu: “Bộ Tài chính xem xét việc tiếp tục thực hiện thu phí, lệ phí trong lĩnh vực thú y, góp phần kiểm soát dịch bệnh, bảo đảm an toàn thực phẩm; xem xét việc miễn giảm thuế nhập khẩu đối với ngô, lúa mì chuyên dùng sản xuất thức ăn chăn nuôi”.

Bộ Tài chính xin báo cáo về vấn đề này như sau:

I. Về việc tiếp tục thực hiện thu phí, lệ phí trong lĩnh vực thú y, góp phần kiểm soát dịch bệnh, bảo đảm an toàn thực phẩm

Phí, lệ phí trong công tác thú y được quy định tại Thông tư số 136/2010/TT-BTC ngày 13/9/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí, lệ phí trong công tác thú y với hiệu lực thi hành kể từ ngày 28/10/2010 (thay thế Quyết định số 08/2005/QĐ-BTC ngày 20/01/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí, lệ phí trong công tác thú y và Quyết định số 20/2006/QĐ-BTC ngày 31/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi Quyết định số 08/2005/QĐ-BTC ngày 20/01/2005).

Để góp phần bình ổn giá, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 196/2010/TT-BTC quy định tạm hoãn thời gian thực hiện Thông tư số 136/2010/TT-BTC ngày 13/9/2010 kể từ ngày 10/12/2010 đến hết quý II năm 2011. Trong thời gian này, việc thu, nộp, quản lý, sử dụng phí, lệ phí trong công tác thú y được tiếp tục thực hiện theo Quyết định số 08/2005/QĐ-BTC ngày 20/01/2005 và Quyết định số 20/2006/QĐ-BTC ngày 31/3/2006 nêu trên.

Như vậy, kể từ ngày 1/7/2011 trở đi (hết quý II năm 2011), việc thu, nộp và quản lý sử dụng phí, lệ phí trong công tác thú y đã được thực hiện theo Thông tư số 136/2010/TT-BTC ngày 13/9/2010 của Bộ Tài chính.

II. Về việc xem xét việc miễn giảm thuế nhập khẩu đối với ngô, lúa mì chuyên dùng sản xuất thức ăn chăn nuôi

1. Tình hình sản xuất, nhập khẩu và nhu cầu sử dụng mặt hàng ngô và lúa mì làm thức ăn chăn nuôi trong nước

- Đối với mặt hàng ngô:

+ Theo Cục Trồng trọt - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong thời gian hơn 10 năm qua, sản xuất ngô liên tục tăng về diện tích, năng suất, sản lượng. Năm 2011 tổng diện tích ngô là 730.000 ha, đến năm 2005 đã tăng trên 1 triệu ha; năm 2010, diện tích ngô cả nước 1.126,9 nghìn ha, năng suất 40,9 tạ/ha, sản lượng trên 4,6 triệu tấn. Tuy nhiên, hàng năm nước ta vẫn phải nhập khẩu trên dưới 1 triệu tấn ngô hạt để làm thức ăn chăn nuôi. Riêng năm 2010, đã nhập khẩu 1,05 triệu tấn ngô. Trong 7 tháng đầu năm 2011 nhập khoảng 800 nghìn tấn ngô.

+ Theo số liệu của Tổng cục Hải quan thì kim ngạch xuất khẩu ngô (nhóm 10.05) như sau:

Năm 2010: Xuất khẩu 0,699 triệu USD, nhập khẩu 424 triệu USD.

8 tháng 2011: Xuất khẩu 1,527 triệu USD, nhập khẩu 205,9 triệu USD.

- Đối với mặt hàng lúa mì:

+ Theo Cục trồng trọt - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2010, nhập khẩu 1,35 triệu tấn lúa mì để chế biến thức ăn chăn nuôi, trong 7 tháng đầu năm 2011 nhập 900 nghìn tấn lúa mì dùng làm thức ăn chăn nuôi.

+ Theo số liệu của Tổng cục Hải quan thì kim ngạch xuất khẩu lúa mì (nhóm 10.01 và 10.04) như sau:

Năm 2010: Nhập khẩu 568,89 triệu USD.

8 tháng 2011: Nhập khẩu 544,9 triệu USD.

- Theo Quyết định số 10/2008/QĐ-TTg ngày 16/01/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020, lượng thức ăn tinh cần thiết cho đàn gia súc, gia cầm năm 2011 là 20,8 triệu tấn. Hiện nay số lượng nguyên liệu trong nước chỉ mới đáp ứng được khoảng 75% so với nhu cầu, số còn lại phải nhập khẩu (khoảng 6-7 triệu tấn/năm).

- Hiện nay, ngoài vấn đề dịch bệnh, ngành chăn nuôi còn phải đối mặt với giá nguyên liệu thức ăn ở mức cao. Chính vì thế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đề nghị Chính phủ ban hành chính sách ưu đãi thuế suất thuế nhập khẩu đối với hầu hết các loại nguyên liệu thức ăn chăn nuôi mà trong nước chưa sản xuất được hoặc sản xuất chưa đủ so với nhu cầu, trong đó có hạt lúa mì (trong nước hoàn toàn chưa sản xuất được) và ngô (trong nước sản xuất còn thiếu) đang được sử dụng phổ biến để sản xuất thức ăn chăn nuôi. Theo Cục chăn nuôi - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, qua khảo sát thực tế và công tác chỉ đạo sản xuất, hiện nay các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi đã đặt cọc và hợp đồng với các cơ sở thu gom, sơ chế ngô thu mua toàn bộ số lượng ngô của các vùng sản xuất ngô chủ yếu của nước ta nên việc giảm thuế suất thuế nhập khẩu của hai loại nguyên liệu nêu trên không có ảnh hưởng đến vấn đề thu mua, tiêu thụ ngô sản xuất trong nước.

2. Chính sách thuế suất thuế nhập khẩu đối với mặt hàng ngô, lúa mì

Thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi, cam kết WTO, khung thuế suất của mặt hàng ngô, lúa mì hiện nay như sau:

a) Lúa mì (thuộc nhóm 1001 và 1104):

- Lúa mì thuộc nhóm 1001: Thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi 5%, cam kết WTO năm 2011 là 5%, khung thuế suất do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định là 0-5%.

- Lúa mì thuộc nhóm 1104: Thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi 5%, cam kết WTO năm 2011 là 5%, khung thuế suất Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định là 5-20%.

b) Ngô (thuộc nhóm 1005): Thuế suất nhập khẩu ưu đãi 5%, cam kết WTO năm 2011 là 20%, khung thuế suất Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định là 0-30%.

[...]