Công văn 133/BTTTT-VP năm 2022 ưu tiên hỗ trợ giá thiết bị, miễn giảm gói cước dịch vụ viễn thông, hỗ trợ đường truyền, phủ sóng dịch vụ Internet do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành

Số hiệu 133/BTTTT-VP
Ngày ban hành 13/01/2022
Ngày có hiệu lực 13/01/2022
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Bộ Thông tin và Truyền thông
Người ký Nguyễn Mạnh Hùng
Lĩnh vực Công nghệ thông tin

BỘ THÔNG TIN VÀ
TRUYỀN THÔNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 133/BTTTT-VP
V/v trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Đồng Nai gửi tới trước Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV

Hà Nội, ngày 13 tháng 01 năm 2022

 

Kính gửi: Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai

Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) nhận được kiến nghị của cử tri tỉnh Đồng Nai do Ban Dân nguyện chuyển đến theo Công văn số 418/BDN ngày 02/11/2021, nội dung kiến nghị như sau:

Câu hỏi 1: Đề nghị Bộ TT&TT phối hợp với các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp liên quan kịp thời ưu tiên hỗ trợ giá thiết bị, miễn giảm gói cước dịch vụ vin thông, hỗ trợ đường truyền, phủ sóng dịch vụ Internet, đặc biệt ở các vùng sâu, vùng xa.

Sau khi nghiên cứu, Bộ TT&TT có ý kiến trả lời như sau:

Thực hiện Chỉ thị số 24/CT-TTg ngày 03/9/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh triển khai các nhiệm vụ, giải pháp tổ chức dạy học an toàn, bảo đảm chương trình và mục tiêu chất lượng giáo dục, đào tạo ứng phó với đại dịch COVID-19, Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ TT&TT đã phối hợp thực hiện Chương trình “Sóng và máy tính cho em” để hỗ trợ sóng và máy tính cho học sinh học trực tuyến. Cụ thể, về hỗ trợ giá cước viễn thông:

- Miễn phí 100% việc sử dụng các nền tảng dạy, học trực tuyến Việt Nam đã được công bố;

- Miễn phí data 4Gb/ngày cho 1 triệu học sinh, sinh viên thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo và học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19 là con trong gia đình có bố hoặc mẹ mất do dịch COVID-19 và chưa có máy tính để học tập trực tuyến khi được tặng máy tính trong thời gian 3 tháng để học tập trực tuyến;

- Hỗ trợ các gói cước, dịch vụ liên quan đến máy chủ, chỗ đặt máy chủ, đường truyền Internet các ứng dụng liên quan đến việc dạy, học trực tuyến. Vận động các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, người dân tài trợ, hỗ trợ máy tính cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19, học sinh gia đình nghèo, cận nghèo. Tại buổi lễ phát động của Thủ tướng Chính phủ, một số ngành như Ngân hàng, Giáo dục Đào tạo, Thông tin và Truyền thông, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố... đã cam kết tài trợ máy và đang triển khai các thủ tục đấu thầu, mua máy tính chuyển đến các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn thuộc đối tượng của Chương trình Sóng và Máy tính cho em.

Ngày 31/12/2021, Thủ tướng Chính phủ đã Phê duyệt Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích đến năm 2025 tại Quyết định số 2269/QĐ-TTg, theo đó, Chương trình cung cấp dịch vụ Viễn thông công ích đến năm 2025 đặt mục tiêu phủ sóng toàn bộ 100% dịch vụ băng rộng di động đến các thôn, bản, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng đặc biệt khó khăn và các khu vực mà doanh nghiệp viễn thông không có khả năng kinh doanh hiệu quả theo cơ chế thị trường. Hỗ trợ, trang bị cho hộ nghèo, hộ cận nghèo thiết bị đầu cuối để phục vụ học tập, thông tin liên lạc.

Tại Quyết định số 2269/QĐ-TTg ngày 31/12/2021 mới phê duyệt kế hoạch phủ sóng tới các thôn đặc biệt khó khăn nên chưa có kế hoạch triển khai phủ sóng tại 2 thôn chưa có sóng băng rộng di động và chưa có hạ tầng cung cấp dịch vụ truy nhập Internet băng rộng cố định là p (thôn) 3, Ấp (thôn) 4 xã Mã Đà, huyện Vĩnh Cửu trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

Hiện nay, Bộ TT&TT đang tích cực chỉ đạo các nhà mạng cân đối phương án đầu tư, kinh doanh để sớm phủ sóng và triển khai hạ tầng băng rộng cố định tới các thôn trên. Ngoài ra, trong quá trình triển khai Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích, Bộ TT&TT sẽ tiếp tục rà soát, cân đối nguồn vốn của Quỹ Viễn thông công ích đxây dựng kế hoạch trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phủ sóng các thôn nêu trên và các thôn tương tự ở các tỉnh, thành phố khác chưa được phủ sóng.

Câu hỏi 2: Đề nghị Bộ TT&TT cần nâng cấp và bảo đảm đường truyền Internet để phục vụ việc cung cấp thông tin và dịch vụ trực tuyến.

Bộ TT&TT thường xuyên thực hiện đo kiểm chất lượng dịch vụ truy nhập Internet để người dân nắm thông tin, chủ động lựa chọn dịch vụ. Việc đo kiểm được Bộ thực hiện theo 2 phương pháp:

Đo kiểm bng công cụ tiếp cận cộng đồng dựa trên trải nghiệm của khách hàng; đo kiểm giám sát bằng thiết bị đo chuyên dụng. Kết quả đo được định kỳ công khai tại địa chỉ:

https://vnta.gov.vn/doanhnghiep/Trang/tintheochuyenmuc.aspx?chuyenMucID=10214

Theo kết quả đo kiểm, trong tháng 11/2021 chất lượng Internet tại tỉnh Đồng Nai cao hơn so với trung bình cả nước, cụ thể như sau:

- Tốc độ Internet di động tải xuống/tải lên: Đồng Nai có kết quả là 49,44/28,81 Mbps; trung bình cả nước là 38,01/20,08 Mbps.

- Tốc độ Internet cố định tải xuống/tải lên: Đồng Nai có kết quả là 85,55/78,51 Mbps; trung bình cả nước là 85,31/75,14 Mbps.

- Chất lượng Internet nêu trên hoàn toàn đáp ứng nhu cầu học tập, làm việc, thông tin trực tuyến của người dân.

Qua theo dõi, thời gian qua Bộ TT&TT không nhận được phản ánh về chất lượng đường truyền phục vụ dịch vụ trực tuyến từ địa bàn tỉnh Đồng Nai.

Trong thời gian tới, Bộ TT&TT sẽ tiếp tục chỉ đạo, yêu cầu các doanh nghiệp viễn thông tăng cường hơn nữa công tác tự kiểm tra, giám sát để duy trì, đảm bảo và không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ nhằm tạo thuận lợi và phục vụ tốt hơn nữa nhu cầu của người dân trên địa bàn tỉnh Đồng Nai nói riêng cũng như trên toàn mạng lưới.

Trên đây là nội dung trả lời của Bộ TT&TT đối với kiến nghị của cử tri tỉnh Đồng Nai, trân trọng gửi tới Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai để trả lời cử tri./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Ban Dân nguyện - Ủy ban TVQH;
- Ủy ban TWMTTQVN;

- Vụ QHĐP (VPCP);
- Vụ Dân nguyện (VPQH);
- T
ng Thư ký Quốc hội;
- Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hù
ng;
- Thứ trưởng Phạm Đức Long;
- Trung tâm Thông tin (để đăng lên Cổng TTĐT của Bộ);
- Lưu: VT, VP, TKTH.

BỘ TRƯỞNG




Nguyễn Mạnh Hùng