Công văn 12409/BTC-QLKT năm 2021 về hạch toán chi phí bóc dỡ đất đá do Bộ Tài chính ban hành

Số hiệu 12409/BTC-QLKT
Ngày ban hành 28/10/2021
Ngày có hiệu lực 28/10/2021
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Bộ Tài chính
Người ký Trịnh Đức Vinh
Lĩnh vực Tài chính nhà nước

BỘ TÀI CHÍNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 12409/BTC-QLKT
V/v hạch toán chi phí bóc dỡ đất đá

Hà Nội, ngày 28 tháng 10 năm 2021

 

Kính gửi: Công ty TNHH khai thác chế biến khoáng sản Núi Pháo

Trả lời công văn số 234/2021/NPM-CV đề ngày 27/5/2021 của Công ty TNHH khai thác chế biến khoáng sản Núi Pháo (Công ty) về hướng dẫn hạch toán kế toán chi phí bóc dđất đá liên quan đến hoạt động khai thác khoáng sản cũng như xác định chi phí cho mục đích tính giá thành sản xuất và chi phí được trừ cho mục đích tính thuế TNDN, Bộ Tài chính có ý kiến như sau:

1. Về việc ghi nhận và phân bổ các chi phí liên quan đến hoạt động bóc phủ đất đá liên quan đến hoạt động khai thác khoáng sản cho mục đích lập và trình bày báo cáo tài chính

- Trên cơ sở đặc thù của hoạt động khai thác khoáng sản và giải trình của Công ty, ngày 14/9/2015, Bộ Tài chính đã có công văn số 12727/BTC-TCDN hướng dẫn Công ty ghi nhận và phân bổ chi phí liên quan đến hoạt động khai thác khoáng sản cho mục đích kế toán. Do đó, đối với việc hạch toán các chi phí bóc dỡ đất đá phát sinh liên quan đến hoạt động khai thác khoáng sản cho mục đích lập và trình bày báo cáo tài chính, đề nghị Công ty thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính tại công văn số 12727/BTC-TCDN ngày 14/9/2015.

- Đối với việc Công ty áp dụng hệ số bóc dđất đá ước tính cho phạm vi toàn bộ mỏ theo thiết kế ban đầu là 1,78 để làm căn cứ ghi nhận chi phí bóc đất đá trong giá thành sản xuất:

Tại đoạn 15 của Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 29- Thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán và các sai sót (VAS 29) quy định “Ước tính kế toán là một quá trình xét đoán dựa trên những thông tin tin cậy nhất và mới nhất tại thời điểm đó.”

Tại đoạn 17 của VAS 29 quy định “Ước tính kế toán cần được xem xét lại nếu các căn cứ thực hiện ước tính có thay đổi hoặc do có thêm thông tin hay kinh nghiệm mới.”

Như vậy, để phục vụ cho mục đích lập và trình bày báo cáo tài chính, doanh nghiệp phải căn cứ vào các đặc điểm, thông tin và kinh nghiệm trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình để đưa ra các ước tính kế toán ban đầu phù hợp với đơn vị cũng như cần được xem xét lại nếu các căn cứ thực hiện ước tính kế toán có thay đi hoặc khi có thêm thông tin hay kinh nghiệm mới theo quy định tại VAS 29.

Việc xây dựng định mức kinh tế, kỹ thuật là do doanh nghiệp tự xem xét, quyết định và chịu trách nhiệm trước pháp luật nên Bộ Tài chính không có cơ sở đxác nhận hệ số bóc dỡ đất đá là 1,78 mà hiện nay Quý Công ty đang áp dụng là có phù hợp với quy định của pháp luật về kế toán hay không. Tuy nhiên, trường hợp Công ty có cơ sở đánh giá và xác định được rng hệ số bóc dđất đá theo thiết kế 1,78 là ước tính kế toán phù hợp với quy định của chuẩn mực kế toán Việt Nam và chế độ kế toán doanh nghiệp cũng như đặc điểm sản xuất kinh doanh của đơn vị thì việc hạch toán phần chi phí bóc đất đá thực tế phát sinh trong quá trình khai thác vượt hệ số 1,78 và có liên quan đến chi phí sản xuất của nhiều kỳ kế toán được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính tại công văn số 12727/BTC-TCDN ngày 14/9/2015.

2. Về xác định chi phí được trừ khi tính thu nhập chịu thuế TNDN đối với chi phí liên quan đến hoạt động bóc phủ đất đá phát sinh trước và trong quá trình khai thác của Công ty Núi Pháo

Tại Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế TNDN quy định:

“Điều 4. Sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC (đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 119/2014/TT-BTCĐiều 1 Thông tư số 151/2014/TT-BTC) như sau:

“Điều 6. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế

1. Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

b) Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật…..

2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm....

2.3. Phn chi vượt định mức tiêu hao nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hóa đi với một số nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hóa đã được Nhà nước ban hành định mức.”

Căn cứ các quy định nêu trên, về nguyên tắc trường hợp doanh nghiệp phát sinh các khoản chi phí nếu có đầy đủ hóa đơn, chứng từ và liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty thì được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN của doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp có các khoản chi phí về nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hóa mà nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hóa đã được Nhà nước ban hành định mức thì doanh nghiệp được xác định khoản chi phí được trừ tương ứng phần định mức được Nhà nước ban hành khi tính thuế TNDN.

Trên đây là ý kiến của Bộ Tài chính, đề nghị Quý Công ty nghiên cứu, thực hiện./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Lãnh đạo Bộ (để báo cáo);
- Tổng Cục thuế;
- Cục TCDN;
- Vụ Pháp chế;
- Lưu VT, Cục QLKT
.

TL. BỘ TRƯỞNG
KT. CỤC TRƯỞNG CỤC QUẢN LÝ GIÁM SÁT
KẾ TOÁN, KIỂM TOÁN
PHÓ CỤC TRƯỞNG




Trịnh Đức Vinh