Thứ 2, Ngày 28/10/2024

Công văn số 120/CĐBVN-QLPTNL về việc hướng dẫn thực hiện Quy chế quản lý sát hạch cấp Giấy phép lái xe cơ giới đường bộ do Cục Đường bộ Việt Nam ban hành

Số hiệu 120/CĐBVN-QLPTNL
Ngày ban hành 09/01/2008
Ngày có hiệu lực 09/01/2008
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Cục Đường bộ Việt Nam
Người ký Nguyễn Văn Quyền
Lĩnh vực Giao thông - Vận tải

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
CỤC ĐƯỜNG BỘ VIỆT NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
----------

Số: 120/CĐBVN-QLPTNL
V/v hướng dẫn thực hiện Quy chế quản lý sát hạch cấp Giấy phép lái xe cơ giới đường bộ.

Hà Nội, ngày 9 tháng 1 năm 2008

 

Kính gửi :

- Sở Giao thông vận tải, Giao thông công chính các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
- Các cơ sở đào tạo lái xe.

 

Căn cứ khoản 1 Điều 25  Quy chế quản lý hạch cấp Giấy phép lái xe cơ giới đường bộ ban hành kèm theo Quyết định số 54/2007/QĐ-BGTVT ngày 07/11/2007  của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Cục Đường bộ Việt Nam hướng dẫn thực hiện một số điểm như sau:

1. Giấy phép lái xe, quản lý mẫu giấy phép lái xe.

1.1. Giấy phép lái xe hạng A2 được cấp cho người lái xe mô tô có dung tích xi lanh trên 175 cm3.

Theo Quyết định số 258-TTg ngày 29/5/1993 của Thủ tướng Chính phủ về việc sử dụng xe mô-tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên và công văn số 47/ CP-CN ngày 13/1/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc cấp Giấy phép lái xe hạng A2 cho lực lượng thanh tra giao thông đường bộ và cán bộ sát hạch thì chỉ những đơn vị thuộc lực lượng vũ trang (Quân đội, Công an), Thuế vụ, Hải quan, Kiểm lâm, các tổ chức, cá nhân hoạt động thể thao, Thanh tra giao thông đường bộ và sát hạch viên có nhu cầu, được phép sử dụng xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh trên 175cm3 để phục vụ công tác.

Theo đó, người dự sát hạch cấp giấy phép lái xe hạng A2 phải là những người thuộc các đối tượng nói trên, nếu là xe cá nhân phải có tên trong Giấy đăng ký xe mô tô, nếu là xe của cơ quan thì người xin dự sát hạch phải là người của cơ quan được Thủ trưởng giao sử dụng phương tiện giới thiệu đi dự sát hạch.

1.2. GPLX hạng A4 cấp cho người lái các loại máy kéo có tay lái càng hoặc vô lăng, thân gập có trọng tải thiết kế đến 1000 kg.

1.3. Giấy phép lái xe hạng C cấp cho người lái xe chuyên nghiệp để điều khiển các loại xe tải trên 3500 kg, kể cả ô tô chuyên dùng.  Ô tô chuyên dùng ở đây được hiểu là ô tô có lắp những thiết bị đặc biệt để thực hiện một hay nhiều công năng, bao gồm: Ô tô chở xăng dầu, ô tô chở trạm trộn bê tông, ô tô chở xi măng rời, ô tô ép và chở rác, ô tô quét đường, xe chở container v.v...

1.4. Giấy phép lái xe hạng A4, B2 có thời hạn 5 năm, áp dụng ngay với các đối tượng được cấp mới, đến hạn đổi hoặc có nhu cầu đổi. Giấy phép lái xe hạng  A4, B2 đã cấp còn hiệu lực được tiếp tục sử dụng theo thời hạn ghi trên GPLX.

1.5. Giấy phép lái xe do Bộ Giao thông vận tải duyệt mẫu, Cục Đường bộ  Việt Nam là cơ quan in, phát hành, hướng dẫn, quản lý, kiểm tra việc cấp, đổi và sử dụng giấy phép lái xe.

1.6. Nhận ấn chỉ: Các Sở Giao thông vận tải, Giao thông công chính khi cần nhận ấn chỉ giấy phép lái xe, cần có các giấy tờ và tài liệu sau đây :

a) Công văn yêu cầu mua ấn chỉ in sẵn;

b) Bản quyết toán số đã sử dụng, hư hỏng và còn lại;

c) Giấy giới thiệu người đến nhận ấn chỉ do Giám đốc Sở ký;

d) Người đến nhận ấn chỉ phải xuất trình giấy chứng minh nhân dân.

1.7. Khi in Giấy phép lái xe bị hư hỏng: Cơ quan quản lý cấp giấy phép lái xe phải ghi số của từng ấn chỉ hỏng vào sổ theo dõi và báo cáo với Giám đốc Sở trước khi lập biên bản huỷ.

2 .Nội dung và quy trình sát hạch lái xe.

2.1. Việc sát hạch để cấp giấy phép lái xe ô tô phải thực hiện tại các Trung tâm sát hạch lái xe có lắp thiết bị chấm điểm tự độngvà được Cục Đường bộ Việt Nam cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động. Đối với nâng hạng giấy phép lái xe các hạng D, E thực hiện tập trung, định kỳ, có giám sát chặt chẽ, trước các kỳ sát hạch báo cáo về Cục Đường bộ Việt Nam để kiểm tra, theo dõi.

2.2. Không được sát hạch để cấp giấy phép lái xe trong Trung tâm chưa được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động hoặc Trung tâm đã được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động nhưng thiết bị hư hỏng, không chính xác. 

2.3. Các Sở Giao thông vận tải, Giao thông công chính, các cơ sở đào tạo lái xe, các Trung tâm sát hạch phối hợp tổ chức sát hạch lái xe và tạo điều kiện để người có nhu cầu được ôn luyện, dự sát hạch lái xe.

2.4. Quy trình sát hạch lái xe, quy trình sát hạch lái xe cho người tàn tật được thực hiện theo các văn bản hướng dẫn riêng của  Cục Đường bộ Việt Nam.

3. Kiểm tra, cấp giấy chứng nhận Trung tâm sát hạch lái xe đủ điều kiện hoạt động.

3.1. Cục Đường bộ Việt Nam chủ trì, tổ chức kiểm tra, cấp Giấy chứng nhận Trung tâm sát hạch lái xe loại 1, loại 2 đủ điều kiện hoạt động . Các Sở GTVT, GTCC tổ chức kiểm tra, cấp Giấy chứng nhận Trung tâm sát hạch lái xe loại 3 , báo cáo về Cục Đường bộ Việt nam để theo dõi,  quản lý. Giấy chứng nhận Trung tâm sát hạch có thời hạn 5 năm theo mẫu thống nhất (theo mẫu tại phụ lục1 kèm theo ). Trước khi hết hạn 30 ngày, Trung tâm sát hạch có báo cáo về hoạt động của Trung tâm và đề nghị cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, cấp giấy chứng nhận mới.

3.2. Khi thay đổi phần mềm, thiết bị chấm điểm, ô tô sát hạch, Trung tâm sát hạch phải báo cáo Sở GTVT, GTCC nơi trực tiếp quản lý và Cục Đường bộ Việt Nam để kiểm tra, xác nhận.

4. Điều kiện và hồ sơ để được dự sát hạch lái xe

4.1. Người dự sát hạch để cấp giấy phép lái xe lần đầu

4.1.1. Đối với người Việt Nam

[...]