BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 11181/BGDĐT-GDTrH
V/v: Hướng dẫn tổ chức cuộc thi quốc gia lần
thứ 10 giải toán trên máy tính cầm tay năm học 2009-2010
|
Hà
Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2009
|
Kính gửi: Các Sở Giáo dục và Đào tạo
Thực hiện nhiệm
vụ năm học 2009-2010 về thực hành giải Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học trên máy
tính cầm tay trong trường phổ thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) hướng dẫn tổ
chức cuộc thi quốc gia giải toán trên máy tính cầm tay ở cấp THCS, cấp THPT và
BTTHPT năm học 2009-2010 với sự tài trợ của hai công ty Bitex và Việt - Nhật. Kế
hoạch như sau:
1. Mục đích,
yêu cầu:
- Cuộc thi nhằm
mục đích động viên học sinh phổ thông, BTVH nâng cao kĩ năng sử dụng máy tính cầm
tay, phục vụ quá trình học tập và làm việc, tạo cơ hội giao lưu học hỏi giữa
các thí sinh.
- Cuộc thi mang
tính chất tự nguyện, được tổ chức nghiêm túc, khách quan, công bằng, đảm bảo
tính giáo dục cao
2. Đối tượng
dự thi
a) Đối với cấp
THCS: Là học sinh đang học ở lớp 9 hoặc lớp 8 (nếu được chọn vào đội tuyển thi
theo đề lớp 9).
b) Đối với cấp
THPT: Là học sinh đang học ở lớp 12 hoặc lớp 11 (nếu được chọn vào đội tuyển
thi theo đề lớp 12 THPT).
c) Đối với BT
THPT: Là học sinh đang học ở lớp 12 hoặc lớp 11 (nếu được chọn vào đội tuyển
thi theo đề lớp 12 BT THPT)
3. Điều kiện
dự thi
- Những học
sinh thuộc đối tượng dự thi phải có đủ các điều kiện sau:
a) Xếp loại học kì I năm học 2009-2010: hạnh kiểm
tốt, học lực loại khá trở lên.
b) Được chọn
vào đội tuyển của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là tỉnh).
- Về tổ chức đoàn
và chi phí cho đoàn học sinh đi thi: thực hiện theo hướng dẫn nêu trong Điều lệ
cuộc thi (Văn bản số 5259/THPT ngày 14/6/2000 của Bộ GDĐT).
4. Đội tuyển
dự thi
a) Mỗi tỉnh
tham gia là một đơn vị dự thi.
b) Mỗi đơn vị dự
thi có nhiều nhất là 6 đội tuyển: mỗi đội tuyển dự thi có nhiều nhất là 5 thí
sinh, tổng cộng không quá 30 thí sinh; 1 đội tuyển môn Toán lớp 9, 4 đội tuyển
Toán, Vật lí, Hoá học, Sinh học lớp 12 THPT và 1 đội tuyển môn Toán lớp 12 BT
THPT .
c) Đội tuyển học
sinh của tỉnh được tuyển chọn qua các kì thi từ cấp trường tới cấp tỉnh và được
Giám đốc Sở GDĐT phê duyệt.
5. Đăng ký tham
dự kỳ thi
Chậm nhất vào ngày
15/01/2010, các đơn vị dự thi phải đăng ký dự thi và gửi văn bản đăng kí theo mẫu
đính kèm công văn này về Bộ GDĐT (qua Vụ GDTrH).
6. Hồ sơ thi
Hồ sơ thi
của đội tuyển gồm có: danh sách đội tuyển, thẻ dự thi. Hồ sơ thi phải gửi về Sở
GDĐT (nơi Bộ GDĐT quyết định đặt Hội đồng thi – Sau đây gọi là Sở GDĐT sở tại)
trước ngày 14/02/2010, bằng FAX và chuyển phát nhanh qua bưu điện.
a) Danh sách dự thi:
Lập riêng cho từng đội tuyển cấp
THCS, THPT và BTTHPT (theo mẫu ở Phụ lục 1).
b) Thẻ dự thi:
Sở GD-ĐT của tỉnh có đội tuyển dự
thi cấp cho học sinh mình (theo mẫu ở phụ lục 2 đính kèm theo bản hướng dẫn
này).
c) Bảng ghi
tên, ghi điểm:
Sở GDĐT sở tại lập
các bảng ghi tên, ghi điểm của Hội đồng thi khu vực đặt tại tỉnh mình. Việc lập
bảng được thực hiện theo mẫu ở phụ lục 3 đính kèm theo bản hướng dẫn này, lập
riêng cho từng ngành học, từng cấp học, từng môn học theo thứ tự tên thí sinh
theo vần a, b, c.... phần cuối bảng có xác nhận của Giám đốc Sở GDĐT.
Lưu ý: Việc lập bảng ghi tên, ghi điểm riêng theo từng cấp học, từng môn thi,
sắp xếp theo thứ tự tên thí sinh theo vần a, b, c; sau đó sắp xếp phòng thi, mỗi
phòng không quá 25 thí sinh; đảm bảo đầy đủ và chính xác nội dung ghi ở các cột
mục về: họ và tên, ngày sinh, nơi sinh, trường, lớp, tỉnh thành phố (nhằm chuẩn
xác việc ghi và cấp giấy chứng nhận cho học sinh đạt giải).
7. Đề thi
a) Phạm vi
của nội dung đề thi, thực hiện theo Điều lệ tổ chức cuộc thi học sinh giải toán
trên máy tính Casio ban hành theo Văn bản số 5259/THPT ngày 14/6/2000, gồm:
- Các bài toán phổ
thông thuộc chương trình môn học, cấp học.
- Các bài toán có
yêu cầu về thuật toán hoặc kỹ thuật tính toán và giải được bằng kiến thức kỹ
năng tính toán có trong chương trình học.
b) Bộ GDĐT thực hiện
việc ra đề thi và hướng dẫn chấm thi. Chỉ có đề thi bắt buộc (không có dạng đề
tuỳ chọn), bao gồm: các đề thi chính thức và dự bị cho đội tuyển lớp 9 THCS,
các đề thi chính thức và dự bị cho đội tuyển lớp 12 THPT và BTTH. Đề thi chính
thức Bộ GDĐT in cho mỗi thí sinh một bản. Đề thi dự bị được Bộ GDĐT in cho mỗi
Hội đồng coi thi một bản. Đề thi chính thức, hướng dẫn chấm đề thi chính thức
và đề thi dự bị được gửi tới Sở GDĐT sở tại trước ngày thi. Nếu có sự cố xảy
ra, căn cứ vào tình hình thực tế, Bộ GDĐT sẽ quyết định nơi phải thi, lịch thi
đề dự bị và hướng dẫn việc in sao đề thi dự bị.
Đề thi và hướng dẫn
chấm thi thuộc danh mục tài liệu mật.
8. Lãnh đạo
đoàn học sinh dự thi, giám thị và giám khảo
a) Mỗi đơn vị dự
thi cử 7 cán bộ hoặc giáo viên làm Trưởng đoàn, Phó Trưởng đoàn (gọi chung là
Lãnh đạo đoàn) và làm giám thị, giám khảo (mỗi môn thi của cấp học, ngành học
có 1 người tham gia). Lãnh đạo đoàn phải là người có đủ phẩm chất, năng lực
chuyên môn để lãnh đạo đoàn học sinh, làm giám thị và giám khảo của Hội đồng
thi khu vực.
b) Đơn vị dự thi
phải làm văn bản cử Trưởng đoàn, Phó Trưởng đoàn, Giám thị, Giám khảo; danh
sách các đội tuyển học sinh dự thi tới Sở GDĐT sở tại theo qui định tại Mục 6.
9. Việc thành lập
Hội đồng thi khu vực
Năm nay, Bộ GDĐT quy
định kỳ thi quốc gia giải toán trên máy tính cầm tay có 4 Hội đồng thi khu vực
đặt tại các tỉnh: Hòa Bình, Nam Định, Hà Tĩnh, Lâm Đồng.
a. Công ty cổ phần
Xuất nhập khẩu Bình Tây (BITEX) là nhà tài trợ cho thi môn Toán với số tiền tài
trợ là 20.000.000 (hai mươi triệu) đồng cho mỗi Hội đồng thi khu vực; Công ty cổ
phần Điện tử Việt Nhật (VNC) tài trợ cho thi các môn Vật lí, Hoá học, Sinh học
với số tiền tài trợ là 20.000.000 (hai mươi triệu) đồng cho mỗi Hội đồng thi
khu vực.
b. Căn cứ vào số
lượng đơn vị đăng ký dự thi, trước ngày 14/02/2010, Bộ sẽ có văn bản thông báo
những đơn vị tham gia kỳ thi trong từng Hội đồng thi khu vực (nơi Bộ GDĐT đặt
Hội đồng thi). Trước ngày thi 5 ngày, Sở GDĐT sở tại căn cứ vào danh sách
lãnh đạo đoàn, giám thị và giám khảo và số lượng học sinh dự thi của các địa
phương ra quyết định lập Hội đồng thi (gồm cả giám thị và giám khảo). Nếu thiếu
giám thị so với quy định, Sở GDĐT sở tại có thể cử thêm cán bộ và giáo viên ở tỉnh
mình tham gia Hội đồng thi, làm giám thị ngoài phòng thi.
c. Các Sở GDĐT Hoà
Bình, Nam Định, Hà Tĩnh và Lâm Đồng cần báo cáo với Bộ GDĐT (qua Vụ GDTrH) bằng
văn bản (FAX và chuyển phát nhanh qua bưu điện) tổng số học sinh của từng môn học,
cấp học, ngành học đã đăng kí dự thi tại Hội đồng thi khu vực sở tại, chậm nhất
là ngày 20/02/2010.
d. Hội đồng thi
khu vực có các nhiệm vụ: coi thi, chấm thi, xét giải, tổng kết, trao giải thưởng
và báo cáo kết qủa về Bộ GDĐT. Thành phần của Hội đồng thi khu vực gồm: Chủ tịch,
2 Phó Chủ tịch, 3 Thư ký Hội đồng (trong đó có 1 phó chủ tịch, 2 thư kí là người
của tỉnh ngoài), các Giám khảo và Giám thị. Chủ tịch, Phó Chủ tịch và 1 Thư ký
Hội đồng là lãnh đạo Sở GDĐT, cán bộ, chuyên viên của Sở GDĐT sở tại nơi Bộ
GDĐT đặt Hội đồng thi.
Mỗi phòng thi có 3
giám thị: 2 giám thị coi trong phòng (trong đó có ít nhất 1 giám thị của tỉnh
ngoài) và 1 coi ngoài phòng thi. Mỗi môn học của từng cấp học THCS, THPT, BT
THPT có một tổ chấm thi. Việc chỉ định tổ trưởng và phân bổ các thành viên tham
gia tổ chấm do Chủ tịch Hội đồng thi quyết định.
10. Coi thi, chấm
thi, tổng kết thi và trao giải thưởng
a) Về mở đề thi
và coi thi: thực hiện theo các qui định như đối với kì
thi chọn học sinh giỏi quốc gia và các văn bản hướng dẫn về kì thi giải toán
trên máy tính Casio của Bộ GDĐT. Hướng dẫn chấm chỉ được mở sau khi đã thi
xong.
b) Về giấy thi,
vật dụng được mang vào phòng thi và máy tính sử dụng:
- Thí sinh làm bài
trực tiếp vào bản đề thi của Bộ GDĐT (giấy có in đề thi, có những ô trống để trả
lời ghi đáp số và ghi các bước giải bài và có phách đính kèm), không làm bài
vào tờ giấy thi thông thường hoặc giấy khác;
- Thí sinh được
phép mang vào phòng thi các đồ dùng học tập theo Văn bản số 5259/THPT ngày
14/6/2000; máy tính sử dụng là các loại máy: Casio fx-500MS, ES; Casio
fx-570MS, ES; Casio fx-500 VNplus; Vinacal Vn-500MS, 570MS và Vinacal-570MS
New.
c) Về chấm thi: mỗi bài thi ít nhất có 2 giám khảo chấm độc lập. Đối với những bài thi
đạt điểm cao, cần đưa ra tổ chấm thảo luận để có sự thống nhất chung. Việc chấm
thi phải theo đúng đáp án và biểu điểm của Bộ GDĐT. Điểm của toàn bài thi là tổng
số các điểm thành phần của bài thi.
d) Việc xét giải: được thực hiện sau khi hoàn tất việc chấm bài thi và trước khi ghép
phách bài thi. Chủ tịch Hội đồng thi kí duyệt giải theo đề nghị của tổ chấm thi
và theo đúng qui định về tỉ lệ đạt giải trong văn bản này.
11. Lịch làm việc
của Hội đồng thi khu vực
Ngày
18/3/2010: Từ 14h00, họp Hội đồng thi để xét điều
kiện dự thi từng thí sinh và xem xét toàn bộ công tác chuẩn bị của Hội đồng
thi.
Buổi sáng ngày 19/3/2010: Coi thi theo đúng lịch thi và các thể thức
về coi thi.
Buổi chiều
ngày 19/3/2010 và ngày 20/3/2010: Chấm thi theo hướng dẫn chấm của Bộ GDĐT; xét giải; tổ chức tham quan,
giao lưu; tổng kết và trao giải thưởng; báo cáo kết quả về Bộ GDĐT.
Hồ sơ báo cáo bao gồm: Quyết định thành lập Hội đồng thi, báo cáo tổng kết
của Hội đồng thi (bao gồm coi thi, chấm thi, xét giải, trao giải thưởng); các bảng
ghi tên ghi điểm, ghi kết quả thi từng đội tuyển dự thi; bảng danh sách học
sinh đạt giải theo mẫu ở phụ lục 4 đính kèm theo bản hướng dẫn này; bài thi của
các thí sinh đạt giải, các loại biên bản của Hội đồng thi. Hồ sơ của Hội đồng
thi phải được niêm phong gửi về Bộ GDĐT bằng chuyển phát nhanh theo địa chỉ: Vụ
trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Bộ Giáo dục và Đào tạo, 49 Đại Cồ Việt, Hà Nội.
12. Giải thưởng
và giấy chứng nhận học sinh đạt giải thưởng
a) Giải thưởng
cá nhân:
- Xét giải cá
nhân (nhất, nhì, ba, khuyến khích) và xét từ điểm cao nhất trở xuống riêng cho
từng cấp học.
- Ở mỗi
Hội đồng thi khu vực, xét trên tổng số thí sinh dự thi của mỗi môn học của một
cấp học, tỉ lệ đạt giải của mỗi môn học của một cấp học như sau: số giải nhất
không quá 3%, số giải nhì không quá 9%, số giải ba không quá 18% và số giải
khuyến khích không quá 20%.
Giải thưởng của
các nhà tài trợ như sau (bằng tiền mặt):
+ Giải Nhất:
800.000 đồng;
+ Giải Nhì:
500.000 đồng;
+ Giải Ba:
300.000 đồng;
+ Giải Khuyến
khích: 150.000 đồng.
Giải thưởng được
công bố và trao cho thí sinh đạt giải ngay tại nơi tổ chức kì thi khu vực. Học
sinh đạt giải nhất và trúng tuyển đại học trong năm đó sẽ được nhà tài trợ tặng
học bổng một lần trị giá 2.000.000 (hai triệu) đồng.
b) Về giải
toàn đoàn:
Xét trao giải
thưởng toàn đoàn:
- Điều kiện xét
giải toàn đoàn là: những tỉnh thành phố tham dự đủ số học sinh trong đội tuyển
theo qui đinh, không có thí sinh vi phạm qui chế thi; đạt thứ hạng cao về tổng điểm
qui đổi giải cá nhân, xét từ điểm cao nhất trở xuống.
- Mỗi Hội đồng
thi khu vực xét chọn 03 giải thưởng toàn đoàn:
+ Giải Nhất:
3.000.000 đồng;
+ Giải Nhì:
2.000.000 đồng;
+ Giải Ba:
1.500.000 đồng.
Việc xét giải
toàn đoàn được thực hiện sau khi xét xong giải cá nhân, mỗi giải cá nhân
tuỳ theo loại được qui đổi sang điểm để tính giải toàn đoàn như sau: giải Nhất
là 10 điểm, giải Nhì là 8 điểm, giải Ba là 7 điểm, giải Khuyến khích là 5 điểm.
Chủ tịch Hội đồng
thi kí duyệt giải thưởng toàn đoàn theo quyết nghị của Hội đồng thi khu vực.
c) Về cấp giấy
chứng nhận và chế độ ưu đãi:
Những học
sinh đạt giải trong kì thi quốc gia giải toán trên máy tính cầm tay được Bộ
GDĐT cấp giấy chứng nhận và được hưởng các chế độ ưu tiên theo qui định hiện
hành.
13. Xử lý vi
phạm
Việc xử lý vi
phạm đối với những người tham gia làm công tác thi và thí sinh dự thi được vận
dụng theo Quy chế thi chọn học sinh giỏi quốc gia.
Nhận được văn bản
này, các Sở GDĐT phổ biến đến các trường phổ thông, các Trung tâm GDTX và tổ chức
thực hiện.
Nơi nhận:
- Như trên;
- PTTg-Bộ trưởng (để báo cáo);
- Vụ GDTX;
- Các công ty BITEX, VNC;
- Lưu: VT, Vụ GDTrH.
|
KT.
BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Vinh Hiển
|