Công văn 11103/BTC-CST năm 2013 xin ý kiến dự thảo Thông tư ban hành Biểu thuế giá trị gia tăng theo danh mục hàng hóa nhập khẩu do Bộ Tài chính ban hành

Số hiệu 11103/BTC-CST
Ngày ban hành 20/08/2013
Ngày có hiệu lực 20/08/2013
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Bộ Tài chính
Người ký Đỗ Hoàng Anh Tuấn
Lĩnh vực Thương mại,Xuất nhập khẩu,Thuế - Phí - Lệ Phí

BỘ TÀI CHÍNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 11103/BTC-CST
V/v xin ý kiến dự thảo Thông tư ban hành Biểu thuế GTGT theo danh mục hàng hóa nhập khẩu

Hà Nội, ngày 20 tháng 08 năm 2013

 

Kính gửi:

- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ;
- Ủy ban nhân dân các tỉnh thành phố;
- Phòng thương mại công nghiệp Việt Nam;
- Cục Hải quan các tỉnh thành ph
;
- Cục Thuế các tỉnh thành phố.

 

Ngày 26/12/2008 Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 131/2008/TT-BTC hướng dẫn thực hiện thuế giá trị gia tăng (GTGT) theo Danh mục hàng hóa của Biểu thuế nhập khu ưu đãi. Tuy nhiên, danh mục Biểu thuế nhập khu ưu đãi đã thay đi từ mã số 10 chữ số sang mã số 8 chữ số theo Danh mục hàng hóa nhập khẩu năm 2012 và Thông tư số 06/2012/TT-BTC ngày 11/01/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế GTGT, hướng dẫn thi hành Nghị định số 123/2008/NĐ-CP và Nghị định số 121/2011/NĐ-CP đã hướng dẫn chi tiết hơn các quy định về đối tượng không chịu thuế, đối tượng chịu thuế 5% và 10%, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế GTGT vừa được Quốc hội thông qua (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2014) nên một số mức thuế suất thuế GTGT hướng dẫn tại Thông tư số 131/2008/TT-BTC không còn phù hợp với quy định của pháp luật thuế giá trị gia tăng hiện hành.

Nhằm tạo thuận lợi cho việc thực hiện pháp luật thuế giá trị gia tăng của các tổ chức, cá nhân và cơ quan quản lý, Bộ Tài chính dự kiến ban hành Thông tư mới, thay thế cho Thông tư số 131/2008/TT-BTC nêu trên. Để hoàn chỉnh văn bản trước khi ban hành, Bộ Tài chính có một số ý kiến trao đổi với các cơ quan như sau:

1. Trong quá trình thực hiện Luật thuế GTGT thời gian qua, có phát sinh vướng mắc nhiều trong việc thực hiện tính thuế GTGT đối với nhóm hàng hóa là sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường. Bộ Tài chính thấy rằng cần quy định một nguyên tắc chung áp dụng thuế GTGT đối với nhóm hàng hóa này thống nhất theo dự thảo Thông tư thay thế Thông tư số 131/2008/TT-BTC, không thực hiện theo Thông tư hướng dẫn Luật thuế GTGT để hạn chế việc phải xử lý theo từng công văn riêng lẻ, bảo đảm cơ sở pháp lý và thực hiện thống nhất trong thực hiện tính thuế GTGT. Cụ thể như sau:

a) Quy định của pháp luật thuế giá trị gia tăng hiện hành:

- Khoản 1 Điều 5 Luật thuế GTGT quy định: "Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường của tchức, cá nhân tự sản xuất, đánh bt bán ra và ở khâu nhập khẩu" thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.

- Điểm g Khoản 2 Điều 8 Luật thuế GTGT quy định: "Thực phẩm tươi sng, lâm sản chưa qua chế biến, trừ g, măng và sản phm quy định tại khoản 1 Điều 5 của Luật này" áp dụng thuế suất thuế GTGT là 5%.

b) Bộ Tài chính dự kiến đưa nguyên tắc áp dụng thuế GTGT đi với nhóm sn phm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sn nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường của tổ chức, cá nhân như sau:

Các sản phẩm cây trồng, vật nuôi, sản phm từ cây trồng, vật nuôi (bao gồm cphụ phm thu được sau giết mnhư lục phủ ngũ tạng của động vật), lâm sản, thủy hi sản (có nguồn gốc tự nhiên hay nuôi trồng) chưa qua chế biến hoặc chỉ qua sơ chế thông thường tự sản xuất, đánh bắt bán ra và ở khâu nhập khẩu thuộc đối tưng không chu thuế GTGT vì:

+ Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi quy định tại khoản 1 Điều 5 Luật thuế GTGT được hiểu là sản phẩm đưc trồng trọt, đưc chăn nuôi, đưc khai thác, đánh bt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường nên bao gồm sản phẩm có nguồn gốc từ tự nhiên là lâm sản (sản vật từ rng) như thực vật tự nhiên, động vật hoang dã được phép nhập khu.

+ Sản phẩm thủy sản (bao gồm cả hải sản) quy định tại khoản 1 Điều 5 Luật thuế GTGT được hiu là sản phẩm có nguồn gốc tnhiên và nuôi trồng, chưa chế biến thành các sản phm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường của tchức, cá nhân.

+ Theo nguyên tắc của chính sách thuế GTGT, sản phẩm thuộc nhóm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản nuôi trồng, đánh bt nếu không chu thuế GTGT ở khâu tự sản xuất, đánh bt bán ra và ở khâu nhập khu thì sẽ phải chịu thuế GTGT ở khâu kinh doanh thương mại vì vậy, nguyên tắc hướng dẫn nêu trên là đúng với chính sách thuế GTGT: không thu tại khâu sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và tại khâu nhập khẩu.

2. Nguyên tắc xác định thế nào là các sản phẩm mới qua sơ chế thông thường:

a) Quy định hiện hành:

- Theo quy định Khoản 1 Điều 5 Luật thuế GTGT: "Sản phm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sn nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường của tchức, cá nhân tự sản xuất, đánh bắt bán ra và ở khâu nhập khẩu" thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.

- Khoản 1 Điều 4 Thông tư số 06/2012/TT-BTC quy định sản phẩm qua sơ chế thông thường như sau: "Các sản phẩm mới qua sơ chế thông thường là sản phẩm mới được làm sạch, phơi, sấy khô, bóc vỏ, ch hạt, cắt, ướp muối, bảo quản lạnh và các hình thức bảo quản thông thường khác", thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.

- Khoản 4, khoản 7 Điều 10 Thông tư số 06/2012/TT-BTC quy đnh áp dụng thuế suất 5% đi với "Dịch vụ sơ chế, bo qun sản phm nông nghiệp gồm phơi, sấy khô, bóc vỏ, tách hạt, cắt, xay xát, bảo quản lạnh, ướp muối và các hình thức bảo quản thông thường khác".

"Thực phẩm tươi sống gồm các loại thực phẩm chưa làm chín hoặc chế biến thành sản phẩm khác, chỉ sơ chế dưới dạng làm sạch, bóc vỏ, cắt, đông lạnh, phơi khô mà qua sơ chế vẫn còn là thực phẩm tươi sng như thịt gia súc, gia cầm, tôm, cua, cá và các sản phẩm thủy sản, hải sản khác. Trường hợp thực phẩm đã qua tm ướp gia vị thì áp dụng thuế suất GTGT 10%.

Lâm sản chưa qua chế biến bao gồm các sản phẩm từ rng tự nhiên khai thác thuộc nhóm: song, mây, tre, nứa, luồng, nấm, mộc nhĩ; rễ, lá, hoa, cây làm thuốc, nhựa cây và các loại lâm sản khác".

b) Theo danh mục hàng hóa nhập khu thì ngoài các hình thức sơ chế thông thường như đã nêu tại Thông tư 06/2012/TT-BTC (mới được làm sạch, phơi, sấy khô, bóc vỏ, tách hạt, cắt, ướp muối, bảo quản lạnh), sơ chế thông thường còn bao gồm các hình thức như nhúng nước sôi nhưng chưa được làm chín, ngâm nước muối, xay bỏ v, xát bỏ vỏ, vỡ mảnh, chải thô (làm sạch cơ học thông thường), chải kỹ (sau khi làm sạch thông thường có phân loại để loại bỏ xơ, sợi ngn) và các hình thức bảo quản thông thường khác gồm bảo quản bằng khí sunfurơ, ngâm trong dung dịch lưu huỳnh hoặc ngâm trong dung dịch bảo quản khác.

Theo đó, Bộ Tài chính dự kiến hướng dẫn về sản phẩm được xác định là sơ chế thông thường và đã chế biến tại dự thảo Thông tư như sau:

(i) Các hình thức xác định là sơ chế thông thường: Ngoài các hình thức sơ chế đã nêu tại Thông tư số 06/2012/TT-BTC, các hình thức sau cũng được xác định là sơ chế thông thường: nhúng nước sôi nhưng chưa được làm chín, ngâm nước muối, xay bỏ vỏ, xát bỏ vỏ, vmảnh, chải thô (làm sạch cơ học thông thường), chải kỹ (sau khi làm sạch thông thường có phân loại để loại bỏ xơ, sợi ngắn) và các hình thức bảo quản thông thường khác gồm bảo quản bằng khí sunfurơ, ngâm trong dung dịch lưu huỳnh hoặc ngâm trong dung dịch bảo quản khác.

Theo đó, các sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, hải sản, lâm sản đã được sơ chế theo các hình thức nêu trên (trừ các mặt hàng đã được quy định rõ tại Luật thuế GTGT là đi tượng áp dụng mức thuế suất thuế GTGT 5% như mủ cao su sơ chế: mủ cờ rếp, mủ tờ, mủ bún, mủ cốm; nhựa thông sơ chế; bông sơ chế) thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT ti khâu tsản xuất bán ra và khâu nhập khẩu hoc thuc đối tưng chịu thuế GTGT 5% khâu kinh doanh thương mại.

Ví dụ như:

+ Đậu tương đã vmảnh là qua sơ chế thông thường nên thuộc đi tượng không chịu thuế tại khâu nhập khẩu và đối tượng áp dụng mức thuế suất thuế GTGT 5% tại khâu kinh doanh thương mại.

(ii) Các hình thức xác định là đã chế biến: Các hình thức như băm, xay, nghiền; muối; hun khói; tm ướp đường, gia vị, tẩy, nhuộm, đánh bóng hạt, hhạt, bảo quản theo phương thức như cho hóa chất đtránh thối rữa, đóng hộp kín khí xác định là hình thức đã qua chế biến.

Theo đó, sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, hải sản, lâm sản đã được chế biến theo các hình thức nêu trên thuc đối tưng chịu thuế GTGT 10%.

[...]