Công văn 10181/LĐTBXH-XH thực hiện chính sách theo Nghị định 49/2010/NĐ-CP và Thông tư 29/2010/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH do thành phố Hồ Chí Minh ban hành
Số hiệu | 10181/LĐTBXH-XH |
Ngày ban hành | 14/10/2011 |
Ngày có hiệu lực | 14/10/2011 |
Loại văn bản | Công văn |
Cơ quan ban hành | Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh |
Người ký | Lê Thành Tâm |
Lĩnh vực | Thuế - Phí - Lệ Phí,Giáo dục |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 10181/LĐTBXH-XH |
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 14 tháng 10 năm 2011 |
Kính gửi: |
- Hiệu trưởng Trường Đại
học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp; |
Thực hiện Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu chi, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục quốc dân từ năm học 2010-2011 đến năm học 2014-2015 và Thông tư số 29/2010/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 49/2010/NĐ-CP;
Ngày 21/7/2011, Liên Sở Lao động Thương binh và Xã hội - Tài chính - Giáo dục Đào tạo thành phố có hướng dẫn số 6805/HDLS/GDĐT-TC-LĐTBXH về việc thực hiện miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập cho học sinh, sinh viên từ năm học 2010 - 2011 đến năm học 2014 - 2015 phổ biến đến Phòng Lao động - Lao động Thương binh và Xã hội, Phòng Giáo dục quận huyện để tổ chức thực hiện trong niên học 2011 - 2012.
Nhằm tạo điều kiện cho đối tượng được hưởng chính sách và cơ quan tổ chức thực hiện chính sách kịp thời, đảm bảo thủ tục; Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị Hiệu trưởng Nhà trường hỗ trợ thực hiện một số nội dung sau:
1. Hướng dẫn Liên Sở số 6805/HDLS/GDĐT-TC-LĐTBXH ngày 21/7/2011 nêu rõ đối tượng miễn giảm, thủ tục được miễn giảm, phương thức chi trả, trách nhiệm của cơ quan, đơn vị về việc thực hiện chính sách cũng như xác nhận thủ tục cho đối tượng được miễn giảm... Đề nghị Nhà trường xem Hướng dẫn Liên Sở số 6805/HDLS/GDĐT-TC-LĐTBXH trên website của Sở: http://www.sldtbxh.hochiminhciy.gov.vn
2. Về một số nội dung cụ thể:
2.1. Tại phụ lục III: Đơn đề nghị cấp tiền hỗ trợ miễn, giảm học phí (dành cho học sinh, sinh viên đang học tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học):
Đề nghị Nhà trường ghi đầy đủ thông tin, trong đó xác định rõ:
- Sinh viên (học sinh) thuộc hệ chính quy;
- Trình độ học: hệ trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học, trung cấp nghề, cao đẳng nghề.
2.2. Xác nhận về ngành nghề độc hại nguy hiểm:
Ngoài xác nhận tại Phụ lục III, Nhà trường có Giấy xác nhận ngành, nghề độc hại của cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học (công lập) cấp cho đối tượng theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 2 của Thông tư 29/2010/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH; cụ thể: học sinh học ngành nghề thuộc điều nào trong Quyết định.
Đề nghị Nhà trường tham khảo các văn bản quy định sau:
Chuyên ngành, nghề nặng nhọc, độc hại theo quy định tại các Quyết định sau: Quyết định số 1453/LĐTBXH-QĐ ngày 13/10/1995; Quyết định số 915/LĐTBXH-QĐ ngày 30/7/1996; Quyết định số 1629/LĐTBXH-QĐ ngày 26/12; Quyết định số 190/1999/QĐ-LĐTBXH ngày 03/3/1999; Quyết định số 1580/2000/QĐ-LĐTBXH ngày 26/12/2000; Quyết định số 1152/2003/QĐ-LĐTBXH ngày 18/9/2003 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc ban hành tạm thời danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
2.3. Về kỷ luật đối với học sinh, sinh viên:
Theo quy định, trường hợp học sinh, sinh viên bị kỷ luật ngừng học hoặc buộc thôi học thì cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học nơi học sinh, sinh viên đang học gửi thông báo để Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội dừng thực hiện chi trả. Khi học sinh, sinh viên được nhập học lại sau khi hết thời hạn kỷ luật theo xác nhận của cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học công lập thì Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội tiếp tục thực hiện chi trả.
Trong lúc đó về thủ tục, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội quận huyện tiếp nhận hồ sơ kể từ ngày bắt đầu học kỳ, không phải làm lại đơn vào học kỳ 2; thực hiện việc chi trả trực tiếp, chia làm 2 đợt chi trả.
Do đó, để có thông tin kịp thời, tránh tình trạng học sinh, sinh viên bị kỷ luật không được học từ học kỳ II, nhưng Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội không biết, tiếp tục chi trả đợt 2. Đề nghị Nhà trường thông báo kịp thời cho Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội (và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố) danh sách học sinh, sinh viên từ khi có quyết định kỷ luật để dừng việc chi trả.
(Kèm theo danh sách địa chỉ của Phòng Lao động-TB&XH 24 quận, huyện)
2.4. Về tổ chức dạy nghề:
Hiện nay nhiều trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp có đăng ký dạy nghề cho học sinh, sinh viên (trung cấp nghề, cao đẳng nghề) theo quy định của Luật Giáo dục, Luật Dạy nghề.
Để việc miễn giảm học phí phù hợp với mức học phí quy định cho giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học, ngoài việc xác nhận tại Phụ lục III, đề nghị Nhà trường bổ sung Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề theo quy định (trung cấp nghề, hoặc cao đẳng nghề).
2.5. Về xác nhận học sinh tốt nghiệp phổ thông cơ sở đi học nghề:
Theo hướng dẫn, học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở đi học nghề trong quy định không phân biệt năm tốt nghiệp, thời gian đã tốt nghiệp dài hay ngắn đều được áp dụng.
Nghị định không áp dụng cho học sinh tốt nghiệp phổ thông trung học, do đó Nhà trường chú ý khi xác nhận trường hợp này.
3. Đề nghị Nhà trường quan tâm một số nội dung:
3.1. Thông tư số 29/2010/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH quy định: