Công văn 10-CV/BCS năm 2016 về đề nghị phối hợp chỉ đạo sắp xếp, chuẩn hóa đội ngũ cán bộ các cơ quan tư pháp địa phương do Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp ban hành

Số hiệu 10-CV/BCS
Ngày ban hành 20/01/2016
Ngày có hiệu lực 20/01/2016
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Ban cán sự Đảng Bộ Tư pháp
Người ký Hà Hùng Cường
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

BAN CÁN SỰ ĐẢNG
BỘ TƯ PHÁP
-------

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
---------------

Số: 10-CV/BCS
V/v Đnghị phi hp chỉ đạo sắp xếp, chuẩn hóa đội ngũ cán bộ các cơ quan tư pháp địa phương

Hà Nội, ngày 20 tháng 01 năm 2016

 

Kính gửi: Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thành ủy các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Trong những năm qua, đ đáp ng yêu cầu ngày càng cao của công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, công tác cải cách hành chính, cải cách tư pháp, Bộ, ngành Tư pháp đã được Đảng, Chính phủ giao thực hiện nhiều chức năng, nhiệm vụ, trong đó có những nhiệm vụ hết sức khó khăn, phức tạp. Đtạo Điều kiện cho Bộ, ngành Tư pháp thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cũng đã có nhiều văn bản hướng dẫn, chỉ đạo việc củng c, kiện toàn tổ chức, biên chế cho các cơ quan tư pháp, đặc biệt trong các lĩnh vực, nhiệm vụ mới được giao như lý lịch tư pháp, bồi thường nhà nước, kiểm soát thủ tục hành chính, quản lý nhà nước về xử lý vi phạm hành chính.

Ngày 22/12/2014, liên bộ Bộ Tư pháp và Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư liên tịch số 23/2014/TTLT-BTP-BNV hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tư pháp thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Phòng Tư pháp thuộc UBND quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Đ trin khai thực hiện một cách kịp thời và bài bản, Bộ Tư pháp đã có Công văn số 503/BTP-TCCB ngày 13/02/2015 gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đề nghị phối hợp triển khai thực hiện Thông tư liên tịch số 23/2014/TTLT-BTP-BNV (xin gửi kèm theo). Thời gian qua, được sự quan tâm của Tỉnh ủy, Thành ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế của các cơ quan tư pháp tại nhiều địa phương đã được kiện toàn một bước với việc thống nhất cơ cấu tổ chức, tên gọi các phòng chuyên môn thuộc Sở Tư pháp và kiện toàn chc năng, nhiệm vụ, bổ sung biên chế cho Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp, công tác tư pháp của Ủy ban nhân dân cấp xã đthực hiện các nhiệm vụ mới được giao.

Tuy nhiên, qua thực tiễn kiểm tra cũng như tổng hợp báo cáo của các địa phương về kết quả công tác tư pháp năm 2015 cho thấy, đội ngũ cán bộ, công chức các cơ quan tư pháp tại nhiều địa phương cũng còn nhiều khó khăn, bất cập so với yêu cu, nhiệm vụ được giao, cụ thể:

(i) Việc kiện toàn tổ chức bộ máy, biên chế của các cơ quan tư pháp địa phương theo quy định của Thông tư liên tịch số 23/2014/TTLT-BTP-BNV còn gặp nhiều khó khăn. Trong bối cảnh thực hiện chủ trương tinh giản tổ chức bộ máy, biên chế của Đảng, Chính phủ hiện nay, mâu thuẫn lớn của Bộ, ngành Tư pháp trong thời gian qua là được tăng cường thêm nhiều chức năng, nhiệm vụ nhưng không cân đối về biên chế, tổ chức bộ máy. Ngoài ra, các cơ quan tư pháp còn được Ủy ban nhân dân các cấp tín nhiệm, giao thực hiện thêm nhiu nhiệm vụ chính trị - xã hội tại địa phương.

(ii) Trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức các cơ quan tư pháp địa phương, đặc biệt là tại cấp huyện, cấp xã còn có những bất cập, hạn chế nhất định so với yêu cầu, nhiệm vụ được giao. Qua theo dõi của Bộ Tư pháp, trên toàn quốc tại cấp huyện còn Khoảng 22,4% đội ngũ công chức đang làm việc tại các Phòng Tư pháp chưa có trình độ chuyên môn Luật và cấp xã còn Khoảng 22% đội ngũ công chức Tư pháp - Hộ tịch chưa đáp ứng được tiêu chuẩn trình độ chuyên môn từ Trung cấp Luật trở lên theo quy định của Luật Hộ tịch, các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan và chưa tính đến khả năng đáp ng yêu cầu nhiệm vụ được giao.

Thực tế này dẫn đến việc triển khai công tác tư pháp chưa bao quát được hết các nhiệm vụ theo quy định, quản lý chưa sâu sát, chất lượng và hiệu quả quản lý trong một số lĩnh vực còn thấp, gây ảnh hưởng nhất định tới quyền và lợi ích của người dân và doanh nghiệp, hạn chế tới sự phát triển kinh tế - xã hội và quản lý thống nhất công tác tư pháp từ Trung ương ti cơ sở.

iii) Đội ngũ cán bộ, công chức các cơ quan tư pháp địa phương, đặc biệt là công chức Tư pháp - Hộ tịch thường xuyên biến động theo nhiệm kỳ Đại hội Đảng, nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp (do được bầu vào chức vụ cao hơn hoặc chuyển sang vị trí khác) nên chất lượng công tác tư pháp nhìn chung chưa ổn định, nhiều nhiệm vụ chưa đáp ứng yêu cầu.

Trong giai đoạn hiện nay, trước yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam và việc chuyển hướng chiến lược từ xây dựng thể chế sang việc hoàn thiện thể chế và tổ chức thi hành pháp luật, Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp và đội ngũ công chức Tư pháp - Hộ tịch cần phải phát huy hơn nữa vai trò, trách nhiệm trong việc tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp trong công tác xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật, quản lý các lĩnh vực công tác tư pháp, góp phn bảo đảm việc thực thi, quản lý nhà nước bằng pháp luật. Xuất phát từ vị trí, vai trò, yêu cầu nhiệm vụ đối với công tác Tư pháp, Ban cán sự Đảng Bộ Tư pháp trân trọng đề nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thành ủy các tỉnh, thành phtrực thuộc Trung ương, Lãnh đạo Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cùng cấp tiếp tục quan tâm, chỉ đạo sát sao việc kiện toàn tổ chức bộ máy, sp xếp, chun hóa đội ngũ cán bộ, công chức các cơ quan tư pháp địa phương, cụ thể như sau:

1. Có giải pháp cụ thể để bố trí, sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy, biên chế của các cơ quan tư pháp theo đúng quy định của Thông tư liên tịch số 23/2014/TTLT-BTP-BNV, hoàn thành trước ngày 01 tháng 7 năm 2016.

Đối với nhng địa phương chưa ban hành Quyết định mới quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tư pháp, đề nghị khn trương ban hành đảm bảo việc triển khai đầy đủ, thống nhất các nhiệm vụ và mô hình tổ chức của Sở Tư pháp theo quy định, hoàn thành trước ngày 01 tháng 4 năm 2016.

2. Rà soát toàn diện thực trạng trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức các cơ quan tư pháp trên địa bàn, trên cơ sở đó có kế hoạch, giải pháp cụ thể đđào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức các cơ quan tư pháp, đặc biệt là đội ngũ cán bộ, công chức của các Phòng Tư pháp, đội ngũ công chức Tư pháp - Hộ tịch, bảo đảm bố trí cán bộ theo đúng Điều kiện, tiêu chuẩn chức danh theo quy định của pháp luật; chuẩn hóa đội ngũ công chức làm công tác hộ tịch, bảo đảm đến hết năm 2019, 100% công chức làm công tác hộ tịch của địa phương đạt tiêu chun theo quy định của Luật Hộ tịch.

3. Rà soát các văn bản của địa phương có liên quan đến việc bố trí cán bộ Tư pháp - Hộ tịch, khẩn trương sửa đổi các quy định không phù hợp đchấm dt tình trạng bố trí công chức Tư pháp - Hộ tịch kiêm nhiệm công tác khác.

Trong quá trình thực hiện những nội dung nêu trên, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị thông báo kịp thời về Bộ Tư pháp đphối hợp giải quyết.

Ban cán sự Đảng Bộ Tư pháp rất mong nhận được sự quan tâm, phối hợp thực hiện của các đồng chí.

Xin trân trọng cảm ơn.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- HĐND, UBND các tỉnh, thà
nh phố trực thuộc Trung ương (để biết);
- Sở Tư pháp các tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương (để thực hiện);
- Sở Nội vụ các tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương (để phối hợp);
- Lưu: VPBCS; Vụ TCCB.

T/M BAN CÁN SỰ ĐẢNG
BÍ THƯ




Hà Hùng Cường

 

6
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ