Công ước 156 năm 1981 về bình đẳng cơ may và đối xử với lao động nam và nữ: những người lao động có trách nhiệm gia đình

Số hiệu 156
Ngày ban hành 23/06/1981
Ngày có hiệu lực
Loại văn bản Điều ước quốc tế
Cơ quan ban hành ***
Người ký ***
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương

CÔNG ƯỚC SỐ 156

CÔNG ƯỚC

VỀ BÌNH ĐẲNG CƠ MAY VÀ ĐỐI XỬ VỚI LAO ĐỘNG NAM VÀ NỮ: NHỮNG NGƯỜI LAO ĐỘNG CÓ TRÁCH NHIỆM GIA ĐÌNH, 1981

Hội nghị toàn thể của Tổ chức Lao động quốc tế,

Được Hội đồng quản trị của Văn phòng Lao động quốc tế triệu tập tại Giơ-ne-vơ ngày 3 tháng 6 năm 1981, trong kỳ họp thứ sáu mươi bảy, và

Ghi nhận Tuyên bố Phi-la-đen-phi-a về mục đích và mục tiêu của Tổ chức Lao động quốc tế thừa nhận rằng "tất cả mọi người, không phân biệt chủng tộc, tín ngưỡng, Giới tính, đều có quyền mưu cầu tiến bộ vật chất và phát triển tinh thần trong tự do và nhân phẩm, an toàn kinh tế và Bình đẳng cơ may", và

Ghi nhận các điều khoản của Tuyên bố về Bình đẳng cơ may và Bình đẳng đối xử với lao động nữ và của Nghị quyết từ một kế hoạch hành động nhằm xúc tiến sự bình đẳng về cơ may và về đối xử với lao động nữ đã được Hội nghị quốc tế thông qua, và

Ghi nhận các Quy định của các Công ước và Khuyến nghị quốc tế về lao động nhằm Bảo đảm bình đẳng cơ may và đối xử với những Người lao động nam và nữ, nhất là Công ước và Khuyến nghị về Trả công bình đẳng, 1951, Công ước và Khuyến nghị về Phân biệt đối xử (việc làm và nghề nghiệp), 1958, và Phần VIII của Khuyến nghị về Phát triển nguồn nhân lực, 1975, và

Nhắc lại rằng Công ước về Phân biệt đối xử (việc làm và nghề nghiệp), 1958, đã không đề cập rõ ràng những sự khác biệt dựa trên những trách nhiệm Gia đình và xét thấy cần thiết có những quy định mới về điểm này, và

Ghi nhận những nội dung của Khuyến nghị về sử dụng phụ nữ có trách nhiệm gia đình, 1965, và xét những thay đổi đã diễn ra từ ngày Khuyến nghị được thông qua tới nay, và

Ghi nhận rằng các văn bản về sự bình đẳng cơ may và đối xử với nam và nữ cũng đã được Liên hợp quốc và các cơ quan chuyên môn khác của Liên hợp quốc thông qua, và nhắc lại rằng đặc biệt là Đoạn 14 trong Lời nói đầu của Công ước Liên hợp quốc về xoá bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ, 1979, chỉ rõ là tất cả các nước tham gia Công ước này đều ý thức được rằng vai trò truyền thống của nam giới cũng như của nữ giới, trong gia đình và trong xã hội phải thay đổi, nếu muốn đạt tới sự bình đẳng giữa nam và nữ", và

Thừa nhận rằng những vấn đề của người lao động có trách nhiệm gia đình là những khía cạnh của những vấn đề rộng hơn về gia đình và. xã hội mà các chính sách Quốc gia phải tính đến, và

Thừa nhận sự cần thiết phải thiết lập sự bình đẳng hữu hiệu về cơ may và đối xử giữa những người lao động nam và nữ có trách nhiệm gia đình cũng như giữa họ với những người lao động khác, và

Xét rằng nhiều vấn đề mà tất cả mọi người lao động đang gặp phải thì đối với người lao động có trách nhiệm gia đình lại càng trầm trọng hơn và thừa nhận sự cần thiết phải cải thiện điều kiện của những người này vừa bằng những biện pháp đáp ứng những nhu cầu riêng của họ, vừa bằng những biện pháp nhằm cải thiện điều kiện nói chung cho người lao động, và

Sau khi đã quyết định Chấp nhận một số đề nghị về bình đẳng cơ may và đối xử với những người lao động nam và nữ: những người lao động có trách nhiệm gia đình, là vấn đề thuộc điểm thứ năm trong Chương trình nghị sự kỳ họp, và

Sau khi đã quyết định rằng những đề nghị đó sẽ mang hình thức một Công ước quốc tế,

Thông qua ngày 23 tháng 6 năm 1981, Công ước dưới đây gọi là Công ước về Những người lao động có trách nhiệm gia đình, 1981

Điều 1

1. Công ước này áp dụng cho những người lao động nam và nữ có trách nhiệm về con cái còn phụ thuộc họ, khi mà những trách nhiệm này hạn chế khả năng của họ trong việc chuẩn bị, tham gia hoặc đẩy mạnh các hoạt động kinh tế.

2. Những quy định của Công ước này cũng sẽ được áp dụng cho những người lao động nam và nữ có trách nhiệm đối với các thành viên khác của gia đình trực tiếp của họ mà rõ ràng là cần có sự chăm sóc hoặc giúp đỡ của họ, tuy những trách nhiệm như vậy hạn chế khả năng của họ trong việc chuẩn bị, tham gia hoặc đẩy mạnh các hoạt động kinh tế.

3. Trong Công ước này, những thuật ngữ "con cái phụ thuộc" và "các thành viên khác của gia đình trực tiếp và rõ ràng hoặc giúp dỡ" chỉ những người được xác định như vậy tại mỗi nước bằng một trong những phương thức nêu ở Điều 9 dưới đây.

4. Những người lao động nêu trong các Đoạn 1 và 2, Điều này, sau đây được gọi chung là "những người lao động có trách nhiệm gia đình".

Điều 2

Công ước này áp dụng cho tất cả các ngành hoạt động kinh tế và tất cả các loại người lao động.

Điều 3

1. Nhằm tạo ra sự bình đẳng thực sự về cơ may và về đối xử đối với người lao động nam và nữ, mỗi Nước thành viên, trong những mục tiêu của chính sách quốc gia, phải tạo điều kiện cho những người có trách nhiệm gia đình đang làm việc hoặc muốn làm việc đều được thực thi quyền làm việc của mình mà không bị phân biệt đối xử, và trong chừng mực có thể, không có mâu thuẫn giữa trách ' nhiệm nghề nghiệp và trách nhiệm gia đình của họ.

2. Theo mục đích của Đoạn 1, Điều này, thuật ngữ "phân biệt đối xử” là chỉ sự phân biệt đối xử trong việc làm và nghề nghiệp như đã xác định ở Điều 1 và Điều 5, Công ước về Phân biệt đối xử (việc làm và nghề nghiệp) 1958.

Điều 4

Để tạo sự bình đẳng thực sự về cơ may và về đối xử đối với những người lao động nam và nữ, tất cả các biện pháp thích hợp với các điều kiện và khả năng của quốc gia phải được áp dụng:

a) Để có khả năng cho những người lao động có trách nhiệm gia đình có khả năng thực thi quyền tự do lựa chọn việc làm của họ;

[...]