Công điện 1616/CĐ-TTg năm 2013 chỉ đạo đối phó với bão số 11 năm 2013 do Thủ tướng Chính phủ điện

Số hiệu 1616/CĐ-TTg
Ngày ban hành 13/10/2013
Ngày có hiệu lực 13/10/2013
Loại văn bản Công điện
Cơ quan ban hành Thủ tướng Chính phủ
Người ký Nguyễn Tấn Dũng
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường,Văn hóa - Xã hội

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1616/CĐ-TTg

Hà Nội, ngày 13 tháng 10 năm 2013

 

CÔNG ĐIỆN

VỀ VIỆC CHĐẠO ĐỐI PHÓ VI BÃO SỐ 11 NĂM 2013

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Điện:

- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố từ Thanh Hóa đến Phú Yên;
- Các Bộ: Quốc phòng, Công an, Giao thông vận tải, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Y tế, Thông tin và Truyền thông, Lao động - Thương binh và Xã hội, Ngoại giao, Xây dựng, Giáo dục và Đào tạo, Tài nguyên và Môi trường;
- Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn;
- Ban Chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương;
- Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia;
- Đài Truyền hình Việt Nam;
- Đài Tiếng nói Việt Nam;
- Báo Nhân dân.

 

Bão số 11 là cơn bão rất mạnh, diễn biến phức tạp, di chuyển nhanh hướng về phía quần đo Hoàng Sa và đất liền nước ta, dự báo khi đổ bộ vào đất liền sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 12, giật cấp 13, cấp 14 và có mưa to đến rất to. Đchủ động đối phó với bão và mưa lũ sau bão, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu:

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

- Huy động các lực lượng, phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành liên quan chỉ đạo quyết liệt, khẩn trương triển khai đồng bộ các biện pháp đphòng, chống bão số 11 nhằm hạn chế thiệt hại do bão, lũ gây ra, nhất là thiệt hại về người và tài sản.

- Đình hoãn các cuộc họp để tập trung cao cho công tác phòng, chống bão. Tùy theo diễn biến của bão, chủ động cấm biển và bằng mọi biện pháp kêu gọi tất cả tàu thuyền về nơi tránh trú bão; tổ chức, hướng dẫn neo đậu tàu thuyền tại nơi tránh trú đảm bảo an toàn, kiên quyết không để người ở lại tàu thuyền, lồng bè nuôi trồng thủy sản khi bão đổ bộ; có các phương án sơ tán, di dời dân ra khỏi vùng ảnh hưởng trực tiếp của bão, những nơi có khả năng ngập sâu và có nguy cơ cao về lũ quét, sạt lở đất; cử người canh gác tại các khu vực ngầm, tràn, đò ngang, cương quyết không cho người và phương tiện đi qua những khu vực nguy hiểm; nghiêm cấm việc vớt củi trong lũ; khẩn trương chằng chống nhà cửa, kho tàng công trình; cắt tỉa cành cây bao gồm cả khu vực miền núi; chỉ đạo các trường cho học sinh nghỉ học tại các địa phương bị ảnh hưởng lớn của bão. Các tỉnh/thành phố từ Thanh Hóa đến Phú Yên tiếp tục chỉ đạo việc vận hành hồ chứa đảm bảo an toàn cho hạ du; kiểm tra phương án thông tin cảnh báo và phương án sơ tán nhân dân vùng hạ du trước khi xả lũ; thực hiện đóng biển thông báo vùng xả lũ và tiến hành thường xuyên hàng năm trước mùa mưa lũ.

- Tổ chức các đoàn, phân công cụ thể Lãnh đạo Tỉnh, các sở, ngành phụ trách từng địa bàn huyện, xã để thực hiện kiểm tra đôn đốc công tác chuẩn bị đối phó với bão, lũ theo phương châm 4 tại chỗ; công tác chuẩn bị nhu yếu phẩm thiết yếu tại những khu vực có khả năng bị chia cắt.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ khẩn cấp nêu trên, đặc biệt đối với các tỉnh đã bị ảnh hưởng trực tiếp của cơn bão số 11, cần rà soát triển khai ngay và kiên quyết không để dân bị đói, rét.

2. Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn, Bộ Quốc phòng chỉ đạo Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển phối hợp với các cơ quan chức năng có trách nhiệm triển khai ngay việc kêu gọi tàu thuyền vào nơi tránh trú bão; rà soát ngay các phương án, chủ động bố trí lực lượng, phương tiện sẵn sàng thực hiện tìm kiếm cứu nạn và xử lý các tình huống khẩn cấp do bão số 11 gây ra.

3. Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo các Đài thông tin Duyên hải theo dõi chặt chẽ diễn biến cơn bão số 11 để tiếp nhận, xử lý thông tin kịp thời và thông báo thường xuyên cho tàu thuyền tránh trú bão an toàn; chỉ đạo triển khai ngay các biện pháp bảo đảm an toàn tuyệt đối cho hành khách và các phương tiện vận tải, nhất là vùng bị ảnh hưởng nặng của bão; chuẩn bị lực lượng, phương tiện, vật tư kịp thời khắc phục hậu quả, bảo đảm giao thông.

4. Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo Trung tâm Khí tượng Thủy văn quốc gia tiếp tục theo dõi diễn biến của bão; thường xuyên thông báo cụ thể để chỉ đạo và nhân dân biết chủ động phòng, tránh.

5. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo rà soát, kiểm tra và triển khai các biện pháp bảo vệ đê điều, hồ đập thủy lợi; phối hợp với các địa phương rà soát, thống nhất danh mục các hồ đập nguy hiểm để có biện pháp ứng phó kịp thời khi có lượng mưa lớn xảy ra; sắp xếp neo đậu tầu thuyền; triển khai các biện pháp tiêu nước chống úng ngập.

6. Bộ Công Thương chỉ đạo kiểm tra, có phương án bảo đảm vận hành an toàn các hồ thủy điện, hệ thống truyền tải điện, đảm bảo đủ lương thực, thực phẩm dự trữ phục vụ nhân dân khi có yêu cầu, đặc biệt là các khu vực có khả năng bị chia cắt

7. Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp vi các Bộ, ngành liên quan theo dõi sát diễn biến của bão, có các công hàm cho các nước và vùng lãnh thổ trong khu vực tạo điều kiện, giúp đỡ cho tàu thuyền và ngư dân tạm tránh trú bão.

8. Bộ Công an chỉ đạo lực lượng công an các tnh bảo đảm an ninh trật tự, an toàn vùng bị thiên tai; bố trí lực lượng canh gác, kiểm soát và hướng dẫn giao thông qua các ngầm, tràn; trường hợp vùng tâm bão có gió mạnh cấp 12 trở lên phải nghiêm cấm các phương tiện tham gia giao thông, đặc biệt các phương tiện chở người qua lại.

9. Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo, tổ chức và bố trí các lực lượng cố định và di động ứng trực tại những khu vực bão, lũ để kịp thời xử lý đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt trong mọi tình huống; phối hợp với Bộ Xây dựng, đài tiếng nói Việt Nam và đài truyền hình Việt Nam chỉ đạo rà soát tiêu chuẩn xây dựng cột phát sóng để đầu tư, cải tạo, nâng cấp bảo đảm an toàn khi có bão, lũ xảy ra.

10. Các Bộ, ngành liên quan theo chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm chỉ đạo, phối hợp, hướng dẫn các địa phương triển khai ngay các phương án đối phó với bão số 11; đồng thời chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện, vật tư cần thiết, kể cả lực lượng dự trữ quốc gia để phối hợp phòng, chống bão và tìm kiếm cứu nạn và khắc phục hậu quả.

11. Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Báo Nhân dân, Thông tấn xã Việt Nam và các cơ quan thông tin đại chúng ở Trung ương và địa phương tăng thời lượng phát sóng; thường xuyên thông báo diễn biến của bão để các Bộ, ngành, địa phương và nhân dân biết, chủ động phòng tránh.

12. Ban Chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương tổ chức thường trực theo dõi, tổng hợp diễn biến mưa lũ, đôn đốc các Bộ, ngành, địa phương trin khai thực hiện các biện pháp đối phó với bão và mưa lũ./.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
-
Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT;
-
Lưu: Văn thư, KTN (3b)

THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng