Công điện 1502/CĐ-TTg năm 2016 về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong thời gian Lễ Quốc khánh 02/9 và khai giảng năm học mới 2016-2017 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Số hiệu 1502/CĐ-TTg
Ngày ban hành 23/08/2016
Ngày có hiệu lực 23/08/2016
Loại văn bản Công điện
Cơ quan ban hành Thủ tướng Chính phủ
Người ký Trương Hòa Bình
Lĩnh vực Giao thông - Vận tải

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1502/CĐ-TTg

Hà Nội, ngày 23 tháng 08 năm 2016

 

CÔNG ĐIỆN

VỀ BẢO ĐẢM TRẬT TỰ, AN TOÀN GIAO THÔNG TRONG THỜI GIAN LỄ QUỐC KHÁNH 02/9 VÀ KHAI GIẢNG NĂM HỌC MỚI 2016 - 2017

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ điện:

- Các Bộ: Công an, Quốc phòng, Giao thông vận tải, Giáo dục và Đào tạo, Thông tin và Truyền thông;

- Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia;

- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

- Thông tấn xã Việt Nam;

- Đài Truyền hình Việt Nam;

- Đài Tiếng nói Việt Nam.

Trong dịp Lễ Quốc khánh 02/9 và khai giảng năm học mi 2016-2017, nhu cu đi lại của nhân dân sẽ tăng cao, khả năng dẫn đến quá tải về phương tiện tham gia giao thông, tăng nguy cơ tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông, nhất là trên địa bàn thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và các địa phương bị ảnh hưởng của các cơn bão lũ vừa qua.

Đbảo đảm trật tự, an toàn giao thông, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, cơ quan: Công an, Quốc phòng, Giao thông vận tải, Giáo dục và Đào tạo, Thông tin và Truyền thông, Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương căn cứ thẩm quyền, trách nhiệm được giao, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp sau:

1. Đẩy mnh tuyên truyền các quy định về trật tự, an toàn giao thông trên các phương tiện thông tin đại chúng; cảnh báo nguy cơ mất an toàn và ùn tắc giao thông; khuyến cáo các biện pháp phòng ngừa tai nạn giao thông, đặc biệt là đối với người tham gia giao thông bằng mô tô, xe gắn máy; khuyến khích người dân sử dụng phương tiện vận tải hành khách công cộng, hạn chế đi lại bằng phương tiện cá nhân, đặc biệt là đối với những chuyến đi có cự ly dài, trên các tuyến đường cao tốc, quốc lộ, tỉnh lộ trọng điểm có lưu lượng giao thông lớn. Các trường học triển khai công tác giáo dục kiến thức, quy định về an toàn giao thông đối với học sinh, sinh viên ngay từ đầu năm học mới; chỉ đạo việc ký cam kết chấp hành quy định an toàn giao thông giữa nhà trường, gia đình và học sinh.

2. Tập trung triển khai tổ chức, điều tiết giao thông hợp lý, bố trí đầy đủ lực lượng, phương tiện, kịp thời giải quyết các sự cố, không để xảy ra ùn tắc giao thông kéo dài, đặc biệt là tuyến của ngõ ra vào thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông, nhất là những vi phạm về tốc độ, nồng độ cồn, đi sai phần đường, làn đường, chở hành khách, hàng hóa quá tải trọng quy định, sử dụng phương tiện quá niên hn, quá thời gian kiểm định... Tăng cường công tác kiểm tra an toàn giao thông đường thủy nội địa trên các tuyến, luồng phức tạp, bến khách ngang sông, bến tàu chở khách du lịch, nhất là thời điểm bão, mưa lũ. Lập phương án phòng chống, ngăn chặn tình trạng đua xe trái phép. Tập trung triển khai các biện pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông tại khu vực trường học, không để xảy ra ùn tắc giao thông trong ngày khai giảng.

3. Tăng cường kiểm tra điều kiện an toàn các công trình kết cấu hạ tầng giao thông; chnh trang, khắc phục các vị trí mặt đường bị hư hỏng, sạt lở mái ta luy do mưa, lũ trong thời gian qua; kiểm tra, lắp đặt bổ sung biển báo, đèn tín hiệu, thiết bị cảnh báo tại các vị trí tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông; các đơn vị thi công và bảo trì kết cấu hạ tầng tăng cường hướng dẫn, bảo đảm giao thông, có biện pháp khắc phục kịp thời khi xảy ra sự cố.

4. Siết chặt quản lý chất lượng và an toàn giao thông đi với các phương tiện vận tải hành khách; yêu cầu các đơn vị kinh doanh vận tải, các bến xe, nhà ga, cảng hàng không, bến tàu, phà... có phương án tổ chức vận tải hành khách phù hợp, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân, giảm thiểu tình trạng ùn tắc, chậm, hủy chuyến; đổi mới phương thức bán vé và kiểm soát chặt chẽ, không để xảy ra tình trạng tăng giá vé trái quy định, chở quá số người quy định.

5. Công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng số điện thoại đường dây nóng để tiếp nhận các ý kiến phản ánh của người dân về tình hình trật tự an toàn giao thông; kịp thời chỉ đạo, phối hợp với các cơ quan chức năng để giải quyết, khắc phục các sự cố, tai nạn, vướng mắc xảy ra.

6. Các bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân các dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức thực hiện đồng bộ, hiệu quả các biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; tổ chức đôn đốc, kiểm tra và báo cáo kết quả thực hiện về Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng CP;
- Ủy ban QPAN của Quốc hội;
- Ủy ban Trung ương Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam;
- Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam;
- Các b
áo: Nhân dân, Quân đội Nhân dân;
- Các
Ủy viên Ủy ban ATGT Quốc gia;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTgCP, TGĐ Cổng
TTĐT, các Vụ: TH, NC, KGVX, V.III;
- Lưu VT, KTN (3) pvc

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Trương Hòa Bình