Thứ 2, Ngày 28/10/2024

Chương trình hành động 1857/CTr-UBND năm 2022 thực hiện Nghị quyết 11-NQ/TW, 96/NQ-CP và Chương trình hành động 12-CTr/TU thực hiện Nghị quyết 11-NQ/TW về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ tầm đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do tỉnh Sơn La ban hành

Số hiệu 1857/CTr-UBND
Ngày ban hành 07/09/2022
Ngày có hiệu lực 07/09/2022
Loại văn bản Văn bản khác
Cơ quan ban hành Tỉnh Sơn La
Người ký Hoàng Quốc Khánh
Lĩnh vực Thương mại,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH SƠN LA

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1857/CTr-UBND

Sơn La, ngày 07 tháng 9 năm 2022

 

CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG

THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 11-NQ/TW NGÀY 10/02/2022 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ, NGHỊ QUYẾT SỐ 96/NQ-CP NGÀY 01/8/2022 CỦA CHÍNH PHỦ VÀ CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG SỐ 12-CTR/TU NGÀY 16/8/2022 CỦA BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 11-NQ/TW NGÀY 10/02/2022 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ VỀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI, BẢO ĐẢM QUỐC PHÒNG, AN NINH VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ ĐẾN NĂM 2030 TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045

Thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 10/02/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ tầm đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (sau đây gọi là Nghị quyết số 11-NQ/TW); Nghị quyết số 96/NQ-CP ngày 01/8/2022 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW (sau đây gọi là Nghị quyết số 96/NQ-CP); Chương trình số 12-CTr/TU ngày 16/8/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy (gọi tắt là Chương trình số 12-CTr/TU); UBND tỉnh Sơn La ban hành Chương trình hành động với nội dung chủ yếu như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Quán triệt và triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu tại Nghị quyết số 11-NQ/TW, Nghị quyết số 96/NQ-CP và Chương trình số 12-CTr/TU. Cụ thể hóa mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp tại Nghị quyết số 11-NQ/TW, Nghị quyết số 96/NQ-CP và Chương trình số 12-CTr/TU bằng những nhiệm vụ, giải pháp cụ thể gắn với chức năng nhiệm vụ của các cấp các ngành, phấn đấu đạt được cao nhất các mục tiêu đã đề ra tại Nghị quyết số 11-NQ/TW, Nghị quyết số 96/NQ-CP và Chương trình số 12-CTr/TU.

2. Việc triển khai Nghị quyết số 11-NQ/TW, Nghị quyết số 96/NQ-CP và Chương trình số 12-CTr/TU phải được các cấp ủy, cơ quan, đơn vị và người đứng đầu chủ động tổ chức thực hiện một cách đồng bộ, toàn diện, có trọng tâm và trọng điểm với lộ trình phù hợp và quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, hiệu quả; chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục và phổ biến sâu rộng đến cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân.

3. Xác định rõ nhiệm vụ, trách nhiệm cụ thể của từng đơn vị và tổ chức thực hiện nghiêm túc, hiệu quả gắn với trách nhiệm người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, các ngành trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 10/02/2022, Nghị quyết số 96/NQ-CP và Chương trình số 12-CTr/TU gắn với các Nghị quyết, Kết luận của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh.

4. Phấn đấu đạt các chỉ tiêu chủ yếu như sau:

4.1. Trong giai đoạn 2021-2030

- Các chỉ tiêu về kinh tế: Tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân giai đoạn 2021-2025 năm phấn đấu đạt trên 7,5%/năm; giai đoạn 2026-2030 đạt trên 8,5%/năm. Cơ cấu ngành kinh tế ở giai đoạn 2021-2025 dự kiến với các ngành công nghiệp - xây dựng; dịch vụ và nông, lâm, thủy sản lần lượt là (29,7-30,3%), (39,6-42,5%), (21-23,2%); giai đoạn 2026-2030 lần lượt là (31-32%), (43-44%), (18-20)%. GRDP bình quân đầu người đến năm 2025 đạt trên 60 triệu đồng/người, đến năm 2030 đạt trên 86 triệu đồng/người. Giá trị hàng hóa tham gia xuất khẩu đến năm 2025 đạt trên 200 triệu USD và đạt trên 400 triệu USD vào năm 2030. Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đến năm 2025 đạt trên 6.250 tỷ đồng và đến năm 2030 đạt khoảng 8.000 tỷ đồng. Tổng vốn đầu tư xã hội giai đoạn 2021-2025 đạt trên 120.000 tỷ và giai đoạn 2026-2030 đạt trên 150.000 tỷ đồng, tỷ lệ vốn so với GRDP lần lượt là 32,10% và 29,97%. Tỷ lệ đô thị hóa trên địa bàn toàn tỉnh đến năm 2025 đạt 18,5% và đạt trên 22,15% vào năm 2030.

- Các chỉ tiêu về xã hội: Tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt trên 30% vào năm 2025 và trên 40% vào năm 2030. Tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm bình quân 3%/năm trong giai đoạn 2021-2030. Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt trên 96,2% năm 2025 và 97% vào năm 2030. Tiếp tục duy trì thành phố Sơn La hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; Có ít nhất 3 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2030. Sgiường bệnh/10.000 dân đến năm 2025 đạt 31 giường bệnh và đạt 32 giường bệnh vào năm 2030. Số bác sỹ/10.000 dân đến năm 2025 đạt 9 bác sỹ và đạt 9,5 bác sỹ vào năm 2030. Tỷ lệ trạm y tế xã, phường, thị trấn thực hiện dự phòng, quản lý, điều trị một số bệnh không lây nhiễm đến năm 2025 đạt 95% và đạt 100% vào năm 2030. Tỷ lệ hộ gia đình được dùng điện sinh hoạt an toàn đến năm 2025 đạt 99% và đến năm 2030 đạt 100%.

- Các chỉ tiêu về môi trường: Tỷ lệ che phủ rng (bao gồm cả diện tích cây ăn quả trên đất dốc) đến năm 2025 đạt 50% và đến năm 2030 đạt 56%. Tỷ lệ Khu công nghiệp, Cụm công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn đến năm 2025 và các năm tiếp theo đạt 100%. Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt đô thị được thu gom xử lý năm 2025 đạt 90%, đến năm 2030 đạt 95%.

4.2. Tầm nhìn đến năm 2045

Tỉnh Sơn La là tỉnh phát triển xanh, bền vững và toàn diện; tăng trưởng với nhịp độ tăng dần đều; đáp ứng các chỉ tiêu xã hội ngày càng tốt hơn; sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên và các nguồn lực tăng trưởng; có không gian sản xuất và sinh hoạt xã hội hướng xanh, thích nghi với biến đổi khí hậu; có môi trường đầu tư năng động, có chỉ số cạnh tranh đạt chuẩn quốc gia và khu vực (thông thoáng, minh bạch, thân thiện, an ninh, an toàn); an ninh chính trị, quốc phòng và trật tự an toàn xã hội được bảo đảm.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Quán triệt, tuyên truyền, tạo sự đồng thuận của xã hội trong xây dựng, tổ chức thực hiện các chương trình hành động, kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW, Nghị quyết số 96/NQ-CP và Chương trình số 12-CTr/TU.

1.1. Sở Thông tin và truyền thông

Chủ trì phối hợp với các cơ quan thông tấn, báo chí tuyên truyền, phổ biến tạo sự đồng thuận, thống nhất của các cấp, các ngành và nhân dân trong việc xây dựng, tổ chức thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW, Nghị quyết số 96/NQ-CP, Chương trình số 12-CTr/TU và Chương trình hành động của UBND tỉnh; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và áp dụng nhiều hình thức, phương thức truyền thông đa dạng tạo nhận thức sâu sắc về cơ hội, thách thức, cũng như yếu tố tiềm năng, lợi thế, vị thế của vùng và của tỉnh để tiếp tục tạo sự bứt phá trong thời gian tới.

1.2. Các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố

Tổ chức nghiên cứu, quán triệt nội dung Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 96/NQ-CP, Chương trình số 12-CTr/TU và chương trình hành động của UBND tỉnh tới toàn thể cán bộ công chức, viên chức, người lao động, tạo sự thống nhất cao trong nhận thức ở tất cả các cấp, các ngành về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của vùng và của tỉnh trong vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ; Đổi mới tư duy phát triển và đẩy mạnh quyết tâm của các cấp, ngành đối với nhiệm vụ xây dựng phát triển tỉnh, nhất là về liên kết trong sản xuất kinh doanh giữa các địa phương, về quan hệ đối ngoại, về cơ chế chính sách đặc thù, về phân bổ nguồn lực, về nhân lực nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế và triển khai thực hiện tốt các chương trình, dự án trọng điểm tạo bước đột phá trong phát triển KT-XH của tỉnh.

2. Tập trung hoàn thiện thể chế phát triển và liên kết vùng

2.1. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Chủ trì tham mưu, đề xuất chính sách khuyến khích hỗ trợ đầu tư để phát triển kinh tế - xã hội phát huy các tiềm năng, lợi thế của tỉnh; xây dựng Quy hoạch tỉnh Sơn La thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo hướng xanh, nhanh, bền vững và toàn diện; bảo đảm phù hợp với các Quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng trung du và miền núi Bắc Bộ và Nghị quyết số 11-NQ/TW; bảo đảm tích hợp, đa ngành, gắn kết giữa phát triển nông nghiệp với phát triển công nghiệp, dịch vụ; giữa phát triển đô thị với xây dựng nông thôn mới; giữa phát triển kinh tế với quản lý bảo vệ tài nguyên, bảo vệ môi trường, ứng phó thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu; hình thành được các chuỗi giá trị ngành, sản phẩm có thương hiệu của vùng; là định hướng cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhằm khai thác hiệu quả và phát huy tiềm năng, lợi thế của tỉnh.

Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong xây dựng Đề án “Phát triển Sơn La thành cực tăng trưởng, trung tâm kinh tế vùng” và xây dựng cơ chế điều phối vùng, cơ chế đặc thù của vùng, trong đó có tỉnh Sơn La.

Chủ trì tham mưu tổ chức triển khai Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 21/01/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội theo hướng đồng bộ giai đoạn 2021-2025 trong đó tập trung ưu tiên phát triển kết cấu hạ tầng giao thông gắn với hình thành và phát triển các hành lang kinh tế theo định hướng phát triển như Hành lang QL.6 và cao tốc Hòa Bình- Điện Biên; hành lang Sông Đà; hành lang ĐT.117 - QL.4G - ĐT.109; hành lang Sông Mã; hành lang QL.43 - QL.37; hành lang Cao tốc - QL.279). Tập trung huy động các nguồn lực để đầu tư, hoàn thành tuyến đường Hòa Bình - Mộc Châu (Sơn La) đoạn trên địa bàn tỉnh Sơn La, đến năm 2030 hoàn thành đường cao tốc đến thành phố Sơn La; đầu tư xây dựng nâng cấp Cảng hàng không Nà Sản; nâng cấp một số đường tỉnh trọng yếu phục vụ phát triển du lịch, đng thời là cửa ngõ kết nối vùng đạt quy mô tối thiểu cấp IVmn (02 làn xe) như: ĐT.101, ĐT.102, ĐT.104, ĐT.112, ĐT.105, ĐT.105A, ĐT.107, ĐT.109...; thu hút mời gọi các tập đoàn, doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp có uy tín, năng lực đến Sơn La đầu tư các nhà máy chế biến sâu các sản phẩm nông nghiệp gắn với đầu tư phát triển vùng nguyên liệu, hệ thống kho bảo quản, hạ tầng logistics.

2.2. Sở Xây dựng

Chủ trì tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo tổ chức triển khai có hiệu quả công tác quy hoạch đô thị đáp ứng yêu cầu xây dựng, quản lý phát triển đô thị bền vững; định hướng phát triển hệ thống đô thị trên địa bàn tỉnh với kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, bản sắc, thông minh, thân thiện với môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu (trong đó: thành phố Sơn La lên đô thị loại 1; huyện Mai Sơn và huyện Mộc Châu trở thành thị xã; hình thành các vùng đô thị lớn: thành phố Sơn La - thị xã Mai Sơn; thị xã Mộc Châu - thị trấn Vân Hồ; các trung tâm huyện lỵ còn lại); xây dựng thành phố Sơn La trở thành một cực tăng trưởng, là hạt nhân quan trọng trong phát triển kinh tế của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ nói chung và của tỉnh Sơn La nói riêng; đẩy mạnh phát triển nhà ở, hệ thống hạ tầng đô thị đồng bộ hiện đại, liên kết, thích ứng với biến đổi khí hậu; tập trung phát triển đô thị khu vực cửa khẩu quốc tế Lóng Sập và cửa khẩu quốc gia Chiềng Khương gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh. Tham mưu triển khai có hiệu quả Chương trình phát triển đô thị tỉnh Sơn La đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; tập trung tham mưu các nhiệm vụ phát triển đô thị liên quan tới phát triển thành phố Sơn La theo định hướng đô thị loại I (dự kiến vào năm 2036), xây dựng huyện Mộc Châu trở thành thị xã vào năm 2025; tùng bước nâng cao chất lượng đô thị hóa, phát triển đô thị bền vững.

2.3. Sở Giao thông vận tải

[...]