Chương trình 24/CTr-UBND năm 2024 hành động thực hiện Kết luận 86-KL/TW về phát triển nền Y học cổ truyền Việt Nam và Hội Đông y Việt Nam trong giai đoạn mới do tỉnh Lào Cai ban hành

Số hiệu 24/CTr-UBND
Ngày ban hành 14/10/2024
Ngày có hiệu lực 14/10/2024
Loại văn bản Văn bản khác
Cơ quan ban hành Tỉnh Lào Cai
Người ký Giàng Thị Dung
Lĩnh vực Thể thao - Y tế

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÀO CAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 24/CTr-UBND

Lào Cai, ngày 14 tháng 10 năm 2024

 

CHƯƠNG TRÌNH

HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN KẾT LUẬN SỐ 86-KL/TW NGÀY 10 THÁNG 7 NĂM 2024 CỦA BAN BÍ THƯ VỀ PHÁT TRIỂN NỀN Y HỌC CỔ TRUYỀN VIỆT NAM VÀ HỘI ĐÔNG Y VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN MỚI

Thực hiện Kế hoạch số 286-KH/TU ngày 11 tháng 9 năm 2024 của Tỉnh ủy Lào Cai về việc triển khai thực hiện Kết luận số 86-KL/TW của Ban Bí thư về phát triển nền Y học cổ truyền Việt Nam và Hội Đông y Việt Nam trong giai đoạn mới. Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai ban hành Chương trình hành động thực hiện Kết luận số 86-KL/TW với các nội dung chủ yếu như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Quán triệt, tuyên truyền, tổ chức thực hiện đầy đủ, chất lượng, hiệu quả nhiệm vụ Ban Bí thư giao tại Kết luận số 86-KL/TW ngày 10 tháng 7 năm 2024 (Kết luận số 86-KL/TW) nhằm tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và phát huy hơn nữa vai trò của nền Y Dược cổ truyền Việt Nam và Hội Đông y Việt Nam trong giai đoạn mới.

Xác định nhiệm vụ cụ thể, trách nhiệm của sở, ban, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao.

2. Yêu cầu

Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức, đơn vị và xã hội về phát triển nền Y Dược cổ truyền Việt Nam và Hội Đông y Việt Nam; tăng cường sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị để phát triển nền Y Dược cổ truyền Việt Nam và Hội Đông y Việt Nam trong giai đoạn mới góp phần vào sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của nhân dân.

Các nhiệm vụ triển khai thực hiện phải bám sát nội dung Kết luận số 86- KL/TW, bảo đảm thiết thực, hiệu quả, khả thi.

Phân công trách nhiệm của các cơ quan thực hiện các nhiệm vụ được giao trong Chương trình bảo đảm thời gian tiến độ và sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa các sở, ban, ngành, địa phương, đơn vị trong quá trình thực hiện.

Bảo đảm đầy đủ nguồn lực để thực hiện Chương trình.

II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm về phát triển nền Y Dược cổ truyền Việt Nam và Hội Đông y Việt Nam trong giai đoạn mới

Nâng cao nhận thức, trách nhiệm và hành động của các cấp, các ngành và Nhân dân trong việc tổ chức triển khai thực hiện Kết luận số 86-KL/TW, góp phần bảo tồn, phát triển nền Y Dược cổ truyền Việt Nam và Hội Đông y Việt Nam trong giai đoạn mới. Xác định y dược cổ truyền là một bộ phận quan trọng trong hệ thống y tế, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của nhân dân. Phát triển nền y dược cổ truyền là góp phần bảo tồn bản sắc, phát triển kho tàng y học dân tộc, truyền thống và bản sắc văn hóa Việt Nam, thể hiện tinh thần độc lập và tự lực, tự cường của dân tộc Việt Nam.

Tuyên truyền các giá trị của nền Y Dược cổ truyền Việt Nam, tư tưởng, các tác phẩm giá trị của các đại danh y; tham gia thực hiện tốt phong trào người Việt dùng thuốc Việt; tuyên truyền, nhân rộng, biểu dương các mô hình hay, cách làm tốt trong công tác phát triển Y Dược cổ truyền Việt Nam trên địa bàn tỉnh Lào Cai; đồng thời, quán triệt sâu sắc quan điểm phát triển y dược cổ truyền phải gắn liền với phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội.

2. Hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm phát triển nền y dược cổ truyền và Hội Đông y trên địa bàn tỉnh Lào Cai

Tiếp tục thể chế hóa, thực hiện hiệu quả Kết luận số 86-KL/TW; Chỉ thị số 24-CT/TW ngày 04/7/2008 của Ban Bí thư Trung ương Đảng “về phát triển nền Đông y Việt Nam và Hội Đông y Việt Nam trong tình hình mới” (Chỉ thị số 24- CT/TW) gắn với thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII và các chủ trương của Đảng về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới.

Rà soát, sửa đổi, bổ sung, ban hành theo thẩm quyền quản lý hoặc trình cấp có thẩm quyền hoàn thiện cơ chế, chính sách, văn bản pháp luật, các quy chuẩn, tiêu chuẩn về y dược cổ truyền; triển khai thực hiện có hiệu quả các chiến lược, chương trình phát triển nền Y học cổ truyền Việt Nam.

Xây dựng chính sách đào tạo, thu hút, phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực y học cổ truyền, đặc biệt là bồi dưỡng chuyên môn cho lương y, lương dược và bố trí đủ nhân lực y dược cổ truyền từ tỉnh đến xã. Phát triển hệ thống khám, chữa bệnh bằng y học cổ truyền, nhất là tại tuyến y tế cơ sở. Triển khai các phương pháp điều trị các bệnh không lây nhiễm tại tuyến y tế cơ sở bằng y học cổ truyền.

Tham mưu đề xuất, ngân sách, kinh phí bảo hiểm y tế chi cho việc sử dụng dược liệu, thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu trong các cơ sở khám chữa bệnh. Nghiên cứu, xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc và bảo đảm an ninh, an toàn dược liệu; có chính sách đặc thù trong phát triển dược liệu, nhất là các dược liệu quý, dược liệu có giá trị kinh tế cao, gắn với phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo, đặc biệt vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa

Nghiên cứu, đề xuất xây dựng chính sách cụ thể trong đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, tôn vinh và bảo đảm quyền lợi của các danh y; bảo vệ bí mật nhà nước trong bào chế, chế biến thuốc y dược cổ truyền.

3. Củng cố, phát triển hệ thống khám, chữa bệnh bằng YHCT, kết hợp YHCT với y học hiện đại.

Hoàn thiện hệ thống quản lý y dược cổ truyền từ tỉnh đến huyện, nâng cao năng lực, hiệu lực trong công tác quản lý.

Phát triển hệ thống khám, chữa bệnh bằng y học cổ truyền từ tuyến tỉnh đến tuyến xã; đầu tư xây dựng, phát triển Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh của người dân cũng như đảm bảo công tác đào tạo, chỉ đạo tuyến trong lĩnh vực YHCT trên địa bàn tỉnh.

Tăng cường công tác đào tạo, nâng cao trình độ nguồn nhân lực y học cổ truyền, thực hiện kết hợp giữa y học cổ truyền với y học hiện đại trong khám, chữa bệnh; nghiên cứu, kiểm nghiệm, chứng minh hiệu quả các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc, các bài thuốc, vị thuốc y học cổ truyền trong công tác phòng, chữa bệnh và nâng cao sức khỏe nhân d ân.

4. Quản lý, phát triển vùng nuôi, trồng và chế biến dược liệu

Quản lý, phát triển vùng nuôi, trồng và chế biến dược liệu theo quy mô công nghiệp; phấn đấu đến năm 2030, diện tích cây dược liệu ước đạt 5.000 ha, sản lượng đạt khoảng 27.000 tấn tươi/năm. Phát triển mạng lưới cơ sở chế biến dược liệu với tổng công suất thiết kế khoảng 25.000 tấn/năm, trong đó sản lượng dược liệu được chế biến sâu khoảng 85%, sản lượng còn lại được thu gom, sơ chế, sấy khô và bán thô cho thị trường trong và ngoài tỉnh.

[...]
7
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ