Chương trình 199/CTr-UBND năm 2020 về thực hiện Chỉ thị 24/CT-TTg về đẩy mạnh phát triển nhân lực có kỹ năng nghề, góp phần nâng cao năng suất lao động và tăng năng lực cạnh tranh quốc gia trong tình hình mới do tỉnh Hà Giang ban hành

Số hiệu 199/CTr-UBND
Ngày ban hành 01/09/2020
Ngày có hiệu lực 01/09/2020
Loại văn bản Văn bản khác
Cơ quan ban hành Tỉnh Hà Giang
Người ký Nguyễn Văn Sơn
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 199/CTr-UBND

Hà Giang, ngày 01 tháng 9 năm 2020

 

CHƯƠNG TRÌNH

THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 24/CT-TTG NGÀY 28/5/2020 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC CÓ KỸ NĂNG NGHỀ, GÓP PHẦN NÂNG CAO NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG, TĂNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH TRONG TÌNH HÌNH MỚI

Thực hiện Chỉ thị số 24/CT-TTg ngày 28/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh phát triển nhân lực có kỹ năng nghề, góp phần nâng cao năng suất lao động và tăng năng lực cạnh tranh quốc gia trong tình hình mới, Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang xây dựng Chương trình hành động như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Cụ thể hóa Chỉ thị số 24/CT-TTg ngày 28/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh phát triển nhân lực có kỹ năng nghề, góp phần nâng cao năng suất lao động, tăng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong tình hình mới; tạo sự thống nhất trong việc chỉ đạo, triển khai có hiệu quả Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ.

- Nâng cao nhận thức và huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị, người dân, doanh nghiệp về vị trí, vai trò của đào tạo lao động có kỹ năng nghề; nhằm nâng cao năng suất lao động, tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

- Tạo sự chuyển biến về quy mô, chất lượng và hiệu quả của giáo dục nghề nghiệp, đáp ứng nhu cầu nhân lực có chất lượng, kỹ năng, trách nhiệm, sáng tạo, thích ứng môi trường làm việc của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4.

2. Yêu cầu

Tăng cường phối hợp giữa các sở, ban, ngành, đơn vị với các tổ chức đại diện hội doanh nghiệp, doanh nghiệp, người dân trong việc triển khai thực hiện chương trình đảm bảo chất lượng, hiệu quả; hoàn thành các chỉ tiêu đề ra.

II. CHỈ TIÊU

- Giai đoạn 2021-2025 tuyển sinh, đào tạo nghề nghiệp, số lượng 36.000 người; tỷ lệ tối thiểu 80% người lao động có việc làm, có thu nhập ổn định hoặc có năng suất cao hơn sau đào tạo.

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo đến năm 2025 đạt 60%.

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CỤ THỂ

1. Triển khai có hiệu quả các cơ chế, chính sách phát triển giáo dục nghề nghiệp, phát triển nhân lực có kỹ năng nghề

Giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:

- Chủ trì tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện có hiệu quả các Đề án, cơ chế, chính sách, quy định của pháp luật về phát triển giáo dục nghề nghiệp, phát triển nhân lực có kỹ năng nghề.

- Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh tăng cường chuyển đổi số; chú trọng đào tạo lại, đào tạo thường xuyên lao động để tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về quy mô, chất lượng và hiệu quả của giáo dục nghề nghiệp; bảo đảm người học có kỹ năng chuyên môn, kỹ năng số, kỹ năng mềm, kỹ năng khởi nghiệp, ngoại ngữ...thích ứng với yêu cầu của thị trường lao động.

2. Công tác dự báo nhu cầu về lao động có kỹ năng nghề theo từng lĩnh vực, ngành nghề, trình độ đào tạo; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong việc kết nối cung - cầu

Giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:

- Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục Thống kê nâng cao chất lượng dự báo, thống kê về lao động có kỹ năng, nhất là những kỹ năng trong tương lai, những ngành, nghề mới; chú trọng nội dung phát triển giáo dục nghề nghiệp, phát triển kỹ năng nghề trong kế hoạch, chương trình, dự án phát triển các ngành, địa phương.

- Chỉ đạo Trung tâm Dịch vụ việc làm phối hợp với các doanh nghiệp hoạt động Dịch vụ việc làm để chia sẻ, kết nối thông tin nhằm nâng cao hiệu quả các hoạt động Dịch vụ việc làm; tăng cường cập nhật thông tin thị trường lao động người tìm việc - việc tìm người; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện các chính sách về việc làm, bảo hiểm thất nghiệp và quản lý lao động để kết nối cung cầu thị trường lao động, dịch vụ việc làm.

3. Tiếp tục nâng cao nhận thức về phát triển nhân lực có kỹ năng nghề và phát triển giáo dục nghề nghiệp

Giao Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì phối hợp với các cơ quan truyền thông, các đơn vị, địa phương có liên quan chủ động thông tin, tuyên truyền, tạo sự thay đổi mạnh mẽ về nhận thức, đồng thuận của xã hội về vị trí, vai trò của giáo dục nghề nghiệp, về nhân lực có kỹ năng nghề, việc làm, thu nhp, học tập nâng cao trình độ, khởi nghiệp..; nhằm huy động sự tham gia của toàn xã hội, nhất là sự đồng hành của doanh nghiệp đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

4. Nâng cao chất lượng, hiệu quả của đào tạo nghề nghiệp đáp ứng nhu cầu nhân lực có kỹ năng nghề phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh

a) Giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì:

- Rà soát, sắp xếp lại hệ thống cơ sở giáo dục nghề nghiệp; tập trung nguồn lực đầu tư đồng bộ về cơ sở vật chất, trang thiết bị, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giáo dục nghề nghiệp.

- Điều tra, khảo sát xác định nhu cầu, xây dựng đề án, kế hoạch nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp gắn với giải quyết việc làm trên địa bàn tỉnh Hà Giang giai đoạn 2021 - 2025.

[...]