Chương trình 17/CTr-UBND thực hiện Nghị quyết 01/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2017 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành

Số hiệu 17/CTr-UBND
Ngày ban hành 08/02/2017
Ngày có hiệu lực 08/02/2017
Loại văn bản Văn bản khác
Cơ quan ban hành Tỉnh Thừa Thiên Huế
Người ký Nguyễn Văn Cao
Lĩnh vực Thương mại,Tài chính nhà nước,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 17/CTr-UBND

Thừa Thiên Huế, ngày 08 tháng 02 năm 2017

 

CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 01/NQ-CP NGÀY 01/01/2017 CỦA CHÍNH PHỦ VÀ CÁC NGHỊ QUYẾT HĐND TỈNH VỀ NHỮNG NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU CHỈ ĐẠO ĐIỀU HÀNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KT-XH VÀ DỰ TOÁN NSNN NĂM 2017

Năm 2017 là năm có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc đẩy mạnh thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020. Bên cạnh những yếu tố thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, dự báo năm 2017 còn nhiều khó khăn, thách thức. Để thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2017 của Chính phủ và các Nghị quyết HĐND tỉnh về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH và dự toán NSNN năm 2017, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố tập trung chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu sau:

Phần thứ nhất

NHỮNG NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU CHỈ ĐẠO ĐIỀU HÀNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ DỰ TOÁN NSNN NĂM 2017

I. TIẾP TỤC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ, ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH KINH TẾ

1. Ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát

Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tnh Thừa Thiên Huế chủ trì, chỉ đạo:

- Thực hiện các chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt và hoạt động ngân hàng hiệu quả, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách khác, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững. Thực hiện các chủ trương của Trung ương về tăng trưng tín dụng phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô gắn với nâng cao chất lượng tín dụng. Điều chnh cơ cấu tín dụng tập trung vào lĩnh vực sản xuất, lĩnh vực ưu tiên gồm nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao,... Giữ ổn định mặt bằng lãi suất, phấn đấu giảm mặt bằng lãi suất, nhất là lãi suất cho vay trung và dài hạn.

- Quản lý hiệu quả thị trường ngoại tệ và thị trường vàng.

- Triển khai có hiệu quả Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2016 - 2020, Đề án xử lý nợ xấu.

2. Thực hiện siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong quản lý và điều hành tài chính, ngân sách nhà nước

a) Sở Tài chính

- Tham mưu UBND tỉnh điều hành chi ngân sách một cách chủ động trên cơ sở khả năng cân đối nguồn thu; thc hiện cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị định 16. Phối hợp SNội vụ nghiên cứu giảm đơn vị tổ chức sự nghiệp trên địa bàn, giải thể những đơn vị hoạt động thiếu hiệu quả nhm giảm áp lực chi ngân sách nhà nước. Thực hiện nghiêm các quy định của Đng và Nhà nước về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong sdụng ngân sách.

- Tăng cường công tác quản lý thu, chi ngân sách gn với thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Cơ cấu lại thu, chi ngân sách gắn với cơ cu lại và nâng cao hiệu quả đầu tư công theo Nghị quyết 07-NQ/TW của Bộ Chính trị.

- Quản lý chặt chẽ việc sử dụng nguồn kinh phí cải cách tin lương của các sở, ngành và địa phương; thực hiện điều chỉnh mức lương cơ stừ 1,21 triệu đồng/tháng lên 1,3 triệu đồng/tháng; điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp ưu đãi người có công tăng bằng mức tăng lương cơ sở; thời điểm thực hiện từ ngày 01/7/2017. Chủ động tham mưu UBND tỉnh sử dụng dự phòng ngân sách địa phương để chi phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh,... và các nhiệm vụ chi quan trọng, cấp bách, đột xuất phát sinh theo quy định.

b) Cục thuế tỉnh

Thực hiện các biện pháp tăng cường quản lý thu, chống thất thu thuế, nhất là trong lĩnh vực dịch vụ lưu trú. Thục hiện đồng bộ các biện pháp động viên các nguồn thu. Tăng cường phi hợp giữa cơ quan thuế, tài chính với các đa phương, cơ quan quản lý các ngành kinh tế đcó kế hoạch thu sát tình hình sản xuất, kinh doanh; chống thất thu thuế, nhất là trong lĩnh vực dịch vụ lưu trú.

c) Kho bạc Nhà nước tỉnh

Tăng cường giải pháp, đơn giản thủ tục đ rút ngn thời gian kim soát chi, thanh toán ngay cho các dự án đu tư khi có khối lượng thc hiện và có đủ điều kiện giải ngân.

d) Các sở, ban, ngành cấp tnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố

- Triển khai thực hiện tốt và có hiệu quả Luật NSNN năm 2015, các Nghị định hướng dẫn thi hành các luật của Chính phủ và các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành liên quan đến quản lý thu, chi NSNN.

- Triển khai có hiệu quả dự toán ngân sách nhà nước năm 2017. Tổ chức điều hành chi ngân sách đúng chế độ quy định và trong phạm vi dự toán được giao đảm bảo triệt để tiết kiệm. Thực hiện nghiêm Luật thc hành tiết kiệm, chống lãng phí, cắt giảm ti đa các khoản chi tchức hội nghị, hội thảo,...

- Trên cơ sở dự toán ngân sách nhà nước được giao, tự cân đối, bố trí nguồn tăng lương theo đúng Nghị quyết của HĐND tỉnh và Quyết định của UBND tỉnh về giao dự toán ngân sách nhà nước năm 2017.

- Tăng cường công tác theo dõi, đánh giá, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, giám sát việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương trong quản lý NSNN; kiểm soát chặt chẽ mục tiêu, hiệu quả sử dụng các khoản chi tiêu NSNN.

II. TẬP TRUNG CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG KINH DOANH, KHUYẾN KHÍCH KHỞI NGHIỆP, PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP VÀ NÂNG CAO CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH

1. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh chủ trì, chỉ đạo các NHTM

Tiếp tục triển khai các giải pháp để đẩy mạnh huy động vốn tại địa phương. Tăng dư nợ tín dụng phù hợp gắn với nâng cao chất lượng tín dụng; chia sẻ, hỗ trợ kết nối Ngân hàng - Doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình tiếp cận các nguồn vốn tín dụng để thúc đẩy sản xuất kinh doanh.

[...]