Chương trình 04/CTr-UBND năm 2023 thực hiện Nghị quyết 90-NQ/TU về tăng cường lãnh đạo thực hiện “Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử, phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030“ trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang

Số hiệu 04/CTr-UBND
Ngày ban hành 25/08/2023
Ngày có hiệu lực 25/08/2023
Loại văn bản Văn bản khác
Cơ quan ban hành Tỉnh Tuyên Quang
Người ký Nguyễn Văn Sơn
Lĩnh vực Công nghệ thông tin

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TUYÊN QUANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 04/CTr-UBND

Tuyên Quang, ngày 25 tháng 8 năm 2023

 

CHƯƠNG TRÌNH

THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 90-NQ/TU NGÀY 29/5/2023 CỦA BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY VỀ TĂNG CƯỜNG LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN “ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN ỨNG DỤNG DỮ LIỆU VỀ DÂN CƯ, ĐỊNH DANH VÀ XÁC THỰC ĐIỆN TỬ, PHỤC VỤ CHUYỂN ĐỔI SỐ QUỐC GIA GIAI ĐOẠN 2022-2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030" TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TUYÊN QUANG

Căn cứ Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030”(sau đây viết là Đề án 06);

Thực hiện Nghị quyết số 90-NQ/TU ngày 29/5/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường lãnh đạo thực hiện “Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử, phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030" trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang (sau đây viết là Nghị quyết số 90),

Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang ban hành Chương trình triển khai thực hiện Nghị quyết số 90 như sau:

I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU

1. Mục tiêu

1.1. Mục tiêu chung:

Ứng dụng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, hệ thống định danh và xác thực điện tử, thẻ Căn cước công dân gắn chíp điện tử trong công cuộc chuyển đổi số quốc gia một cách linh hoạt, sáng tạo phù hợp Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 để phục vụ 5 nhóm tiện ích: (1) Phục vụ giải quyết thủ tục hành chính và cung cấp dịch vụ công trực tuyến; (2) Phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; (3) Phục vụ công dân số; (4) Hoàn thiện hệ sinh thái phục vụ kết nối, khai thác, bổ sung làm giàu dữ liệu dân cư; (5) Phục vụ chỉ đạo, điều hành lãnh đạo các cấp.

1.2. Mục tiêu cụ thể:

a) Nhóm tiện ích phục vụ giải quyết thủ tục hành chính và cung cấp dịch vụ công trực tuyến

- Giai đoạn 2023-2025:

+ Tiếp tục tham gia hoàn thiện thể chế, chính sách để tạo điều kiện phát triển, cung ứng dịch vụ số liên quan đến thông tin dân cư khi có chỉ đạo của Chính phủ, chỉ đạo hướng dẫn của các Bộ, ngành Trung ương.

+ 100% thủ tục hành chính đủ điều kiện theo quy định của pháp luật được cung cấp dưới hình thức dịch vụ công trực tuyến toàn trình và được định danh, xác thực, chia sẻ dữ liệu dân cư.

+ 100% người dân, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến toàn trình được định danh và xác thực điện tử thông suốt, hợp nhất trên tất cả các hệ thống thông tin của các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương.

+ 100% người dân khi thực hiện thủ tục hành chính tại Bộ phận một cửa các cấp được định danh, xác thực điện tử trên hệ thống định danh và xác thực điện tử của Bộ Công an đã kết nối, tích hợp với cổng dịch vụ công quốc gia; không phải cung cấp lại các thông tin, giấy tờ về dân cư đã có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

+ 100% kết quả giải quyết thủ tục hành chính của cá nhân được lưu trữ điện tử với số định danh cá nhân là một thông tin bắt buộc phục vụ cho kết nối, chia sẻ, tái sử dụng.

+ 50% mẫu đơn, tờ khai có thông tin công dân được chuẩn hóa thống nhất theo yêu cầu từ dữ liệu gốc của Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

+ Tối thiểu 90% người dân, doanh nghiệp hài lòng về việc giải quyết thủ tục hành chính về cư trú, hộ tịch, xuất nhập cảnh, cấp Căn cước công dân.

+ Tối thiểu 50% thủ tục hành chính, giấy tờ công dân liên quan đến dân cư được cắt giảm, đơn giản hóa so với thời điểm ban hành Đề án 06.

+ 90% hồ sơ công việc liên quan đến quản lý dân cư tại cấp tỉnh; 80% hồ sơ công việc liên quan đến quản lý dân cư tại cấp huyện và 60% hồ sơ công việc liên quan đến quản lý dân cư tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ có chứa nội dung bí mật nhà nước).

+ 100% hồ sơ về dân cư được tạo, lưu trữ, chia sẻ dữ liệu điện tử theo quy định.

+ Triển khai hoạt động Tòa án điện tử khi Bộ, ngành Trung ương đã hoàn thành việc kết nối Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với hệ thống quản lý án điện tử của Tòa án nhân dân để xác minh định danh điện tử đối với thông tin liên quan đến đương sự, bị can, bị cáo, người tham gia tố tụng hoặc xác minh thông tin chứng cứ của vụ án.

- Giai đoạn 2025-2030:

+ 70% mẫu đơn, tờ khai có thông tin công dân được chuẩn hóa thống nhất theo yêu cầu từ dữ liệu gốc của Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

+ 100% hồ sơ công việc liên quan đến quản lý dân cư tại cấp tỉnh; 100% hồ sơ công việc liên quan đến quản lý dân cư tại cấp huyện và 80% hồ sơ công việc liên quan đến quản lý dân cư tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ có chứa nội dung bí mật nhà nước).

+ Hoàn thiện hệ sinh thái số trong thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công trực tuyến gắn với chuyển đổi số trong hoạt động sản xuất, kinh doanh bảo đảm thông tin, dữ liệu điện tử chỉ cần cung cấp, số hóa một lần, với việc khai thác có hiệu quả định danh điện tử của hệ thống định danh và xác thực điện tử do Bộ Công an cung cấp.

+ Duy trì, phát triển, mở rộng cơ sở hạ tầng thông tin, các ứng dụng dịch vụ, dữ liệu liên quan đến dân cư.

[...]