Kế hoạch 6823/KH-UBND năm 2017 về thực hiện Chương trình hành động về thực hiện Chỉ thị 13-CT/TW do tỉnh Lâm Đồng ban hành

Số hiệu 6823/KH-UBND
Ngày ban hành 11/10/2017
Ngày có hiệu lực 11/10/2017
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Lâm Đồng
Người ký Đoàn Văn Việt
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 6823/KH-UBND

Lâm Đồng, ngày 11 tháng 10 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA CHÍNH PHỦ VỀ THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 13-CT/TW NGÀY 12/01/2017 CỦA BAN BÍ THƯ TRUNG ƯƠNG ĐẢNG

Thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ (Nghị quyết số 71/NQ-CP ngày 08/8/2017 của Chính phủ) thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/01/2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng (viết tắt là Chỉ thị 13-CT/TW); Kế hoạch số 25-KH/TU ngày 31/3/2017 của Tỉnh ủy Lâm Đồng thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW;

Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ về thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW (viết tắt là Nghị quyết số 71/NQ-CP) trên địa bàn tỉnh như sau:

I. Mục đích, yêu cầu

1. Mục đích

a) Cụ thể hóa các chủ trương, chính sách của Đảng thành những nhiệm vụ, giải pháp cụ thể trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng (viết tắt là QLBV, PTR) trên địa bàn tỉnh.

b) Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động của các cấp, các ngành, các tổ chức và nhân dân trong công tác QLBV, PTR.

c) Khắc phục những hạn chế, yếu kém trong công tác QLBV, PTR thời gian qua, phấn đấu tỷ lệ che phủ của rừng toàn tỉnh đạt 55% vào năm 2020 như mục tiêu của Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng lần thứ X (nhiệm kỳ 2015 - 2020) đã đề ra; hàng năm giảm 20% số vụ vi phạm pháp luật về QLBV, PTR và giảm 30% thiệt hại về lâm sản và diện tích rừng so với năm trước liền kề; tạo thêm việc làm, góp phần giảm nghèo, cải thiện sinh kế, đphát triển rừng bền vững.

2. Yêu cầu

a) Xác định rõ vai trò của người đứng đầu các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp và thủ trưởng các cơ quan, đơn vị đối với công tác QLBV, PTR tại địa phương, đơn vị.

b) Giám đốc/Thủ trưởng các Sở, ngành; Chủ tịch UBND các huyện/thành phố (viết tắt là UBND cấp huyện) xác định QLBV, PTR là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của địa phương, đơn vị. Tổ chức quán triệt, tuyên truyền sâu rộng các nội dung Chỉ thị số 13-CT/TW; Chỉ thị số 30-CT/TU ngày 26/3/2015 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong QLBV, PTR, quản lý lâm sản đến các cấp, các ngành, đơn vị chủ rừng, cộng đồng dân cư nhằm nâng cao nhận thức, vai trò trách nhiệm trong công tác QLBV, PTR, tạo được sự đồng thuận cao trong quá trình triển khai thực hiện.

c) Huy động được nhiều nguồn lực đđẩy mạnh thực hiện xã hội hóa công tác QLBV, PTR; đổi mới và nâng cao năng lực thực thi pháp luật cho lực lượng kiểm lâm, lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách của các chủ rừng theo quy định của pháp luật.

d) Đảm bảo việc quản lý, sử dụng, phát triển rừng và đất lâm nghiệp phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất tỉnh Lâm Đồng đã được Chính phủ phê duyệt.

II. Nhiệm vụ, giải pháp và phân công trách nhiệm

1. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm đối với công tác QLBV, PTR

1.1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Chủ động phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông, cơ quan Báo chí, Đài Phát thanh Truyền hình, UBND cấp huyện và các đơn vị liên quan đẩy mạnh công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng; tăng thời lượng đưa tin tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về công tác QLBV, PTR, vai trò, ý nghĩa của rừng đối với cuộc sống và sự cần thiết phải QLBV, PTR đến các tầng lớp nhân dân; đổi mới nội dung, hình thức, biện pháp tuyên truyền với hiệu quả cao nhất nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật bảo vệ và phát triển rừng; nêu gương điển hình người tốt, việc tốt đồng thời công khai phê phán, xử lý nghiêm các hành vi thiếu trách nhiệm, vi phạm nghiêm trọng pháp luật bảo vệ và phát triển rừng đcảnh báo, nhắc nhở, giáo dục phòng ngừa chung.

1.2. UBND cấp huyện, cấp xã nơi có rừng báo cáo cấp ủy cùng cấp để chỉ đạo toàn hệ thống chính trị, đơn vị quản lý rừng, lực lượng kim lâm,... đưa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về QLBV, PTR vào sinh hoạt định kỳ; xem đây là nhiệm vụ thường xuyên của các tổ chức, đoàn thể ở từng cấp và coi việc chấp hành pháp luật về QLBV, PTR ở địa phương, đơn vị là một trong những tiêu chí bình xét thi đua khen thưởng.

2. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về QLBV, PTR

2.1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

- Chủ trì phối hợp với UBND cấp huyện và các cơ quan chức năng liên quan trên cơ sở kết quả “Tổng điều tra kiểm kê rừng toàn quốc giai đoạn 2013 - 2016”, Quyết định số 07/2012/QĐ-TTg ngày 02/8/2012 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành một số chính sách tăng cường công tác bảo vệ rừng để xây dựng và tham mưu đề xuất UBND tỉnh ban hành quyết định phân công, phân cấp cụ thể trách nhiệm quản lý Nhà nước cho chính quyền cơ sở; quy định rõ trách nhiệm người đứng đầu chính quyền, cơ quan, tổ chức về QLBV, PTR gắn với giao trách nhiệm quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp đến Chủ tịch UBND cấp huyện, cấp xã và chủ rừng;

- Thực hiện nghiêm việc dừng khai thác gỗ rừng tự nhiên gắn với tiếp tục thực hiện các cơ chế chính sách bảo vệ và phát triển rừng, hỗ trợ các doanh nghiệp và người dân trong việc bảo vệ và phát triển rừng, cải thiện sinh kế, bảo vệ môi trường sinh thái đphát triển rừng bền vững;

- Chỉ đạo lực lượng kiểm lâm quản lý chặt chẽ, kiểm tra thường xuyên, đột xuất các cơ sở chế biến gỗ; xử lý nghiêm, đúng quy định pháp luật và kiên quyết đình chỉ hoạt động cơ sở chế biến gỗ vi phạm các quy định của Nhà nước. Đề xuất thu hồi, không cấp mới giấy phép kinh doanh đối với cơ sở chế biến gỗ không đảm bảo nguồn nguyên liệu hợp pháp hoặc không phù hợp với quy hoạch các cơ sở chế biến gỗ trên địa bàn; phối hợp với cơ quan chức năng liên quan, chính quyền cơ sở, đơn vị chủ rừng duy trì thường xuyên việc kiểm tra các khu rừng trọng điểm, khu rừng giáp ranh giữa các huyện và các tỉnh lân cận có nguy cơ bị lấn chiếm, bị phá, khai thác lâm sản trái pháp luật; tập trung thống kê, điều tra, triệt phá những “đầu nu”, chủ đường dây buôn bán lâm sản trái pháp luật; xử lý nghiêm minh những vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng; đồng thời phối hợp với cơ quan Báo, Đài Phát thanh Truyền hình tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương đgiáo dục, răn đe phòng ngừa chung;

- Tiếp tục thực hiện Đề án kiện toàn tổ chức, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Kiểm lâm giai đoạn 2014 - 2020 theo Quyết định số 1920/QĐ-TTg ngày 24/10/2014 của Thủ tướng Chính phủ; hướng dẫn, chỉ đạo các đơn vị chủ rừng củng cố lực lượng bảo vệ rừng, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ giúp các đơn vị chủ rừng thực hiện tốt nhiệm vụ QLBVR theo Quyết định số 44/2016/QĐ-TTg ngày 19/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách của chủ rừng. Kịp thời xử lý trách nhiệm hoặc luân chuyn cán bộ kiểm lâm nếu để xảy ra các vụ vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng nghiêm trọng.

2.2. Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Kiểm tra rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của địa phương trong công tác QLBV, PTR, kịp thời đề nghị sửa đổi, bổ sung hoặc xây dựng ban hành quy định mới theo yêu cầu của Chỉ thị số 13-CT/TW, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng lần thứ X (nhiệm kỳ 2015 - 2020), Chỉ thị số 30-CT/TU ngày 26/3/2015 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong QLBV, PTR và quản lý lâm sản, Nghị quyết số 71/NQ-CP và Thông báo số 191/TB-VPCP ngày 22/7/2016 của Văn phòng Chính phủ về các giải pháp khôi phục rừng bền vững vùng Tây Nguyên nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2016 - 2020,... đảm bảo đúng quy định của pháp luật và phù hợp tình hình thực tiễn tại địa phương.

2.3. Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND cấp huyện, đơn vị chủ rừng: Tăng cường công tác quản lý đất lâm nghiệp; phát hiện, xử lý hoặc tham mưu xử lý kịp thời các vụ vi phạm pháp luật về đất đai; tham mưu thu hồi diện tích đất lâm nghiệp bị lấn chiếm trái pháp luật đtrồng phục hồi lại rừng (hoặc tham mưu phương án trồng xen cây lâm nghiệp phù hợp trên diện tích đất lâm nghiệp bị lấn chiếm sản xuất nông nghiệp đã lâu mà không thực hiện được biện pháp thu hồi); chấm dứt tình trạng mua, bán và “hp thức hóa” quyền sử dụng đất do phá rừng trái pháp luật.

2.4. UBND cấp huyện trên cơ sở Dự án ổn định dân di cư tự do, phát triển lâm nghiệp gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và thực hiện quản lý chặt chẽ dân di cư tự do; phối hợp các địa phương có dân đi tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, ổn định đời sống của người dân để giảm thiểu tình trạng di cư ra khỏi địa phương; chỉ đạo các phòng, ban, đơn vị thuộc quyền quản lý và UBND cấp xã thực hiện nghiêm nhiệm vụ quản lý nhà nước về QLBV, PTR và đất lâm nghiệp trên địa bàn theo quy định.

2.5. Công an tỉnh: Chỉ đạo các phòng/đơn vị chuyên môn và Công an cấp huyện chủ động nắm tình hình, kịp thời thực hiện các biện pháp nghiệp vụ triệt phá các đường dây, “đầu nậu” phá rừng, khai thác, vận chuyển, buôn bán lâm sản trái pháp luật, lấn chiếm, sang nhượng đất lâm nghiệp trái quy định. Trên cơ sở kế hoạch phối hợp giữa Công an tỉnh và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm về QLBVR, phối hợp với lực lượng kim lâm tổ chức kiểm tra các khu rừng trọng điểm, khu rừng giáp ranh giữa các huyện trong tỉnh và các tỉnh lân cận, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý vi phạm phá rừng, khai thác lâm sản trái pháp luật, lấn chiếm đất lâm nghiệp. Chỉ đạo tiếp nhận hồ sơ, tiến hành điều tra xử lý nghiêm minh các vụ án hình sự thuộc lĩnh vực QLBV, PTR do cơ quan Kim lâm chuyn giao.

[...]