Chỉ thị 548-TTg năm 1978 về tổ chức liên hiệp sản xuất trong các ngành kinh tế Quốc dân do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Số hiệu 548-TTg
Ngày ban hành 01/12/1978
Ngày có hiệu lực 16/12/1978
Loại văn bản Chỉ thị
Cơ quan ban hành Phó Thủ tướng Chính phủ
Người ký Lê Thanh Nghị
Lĩnh vực Doanh nghiệp

PHÓ THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 548-TTg

Hà Nội, ngày 01 tháng 12 năm 1978 

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC TỔ CHỨC LIÊN HIỆP SẢN XUẤT TRONG CÁC NGÀNH KINH TẾ QUỐC DÂN

Trong cơ cấu kinh tế của nước ta hiện nay, nhiều ngành kinh tế - kỹ thuật đã được hình thành và một số hình thức tổ chức liên hiệp sản xuất kinh doanh đang hoạt động có kết quả bước đầu như các liên hiệp các xí nghiệp, công ty, xí nghiệp liên hợp, nhóm sản phẩm.

Song đến nay việc tổ chức lại sản xuất và các hình thức tổ chức liên hiệp  sản xuất có một số nhược điểm như cơ cấu kinh tế và tổ chức sản xuất còn mang nặng tính chất sản xuất nhỏ phân tán, chia cắt; chưa  thực hiện được việc phân công sản xuất chuyên môn hóa sâu kết hợp với sử dụng tổng hợp các năng lực sản xuất, chưa có sự phân công hợp lý và hợp tác chặt chẽ giữa công nghiệp và nông nghiệp, giữa các cơ sở trung ương và địa phương, giữa quốc doanh tập thể và cá thể trong cùng ngành sản xuất; chưa có sự phân công quản lý rõ ràng giữa các bộ, tổng cục đối với một số ngành quan trọng, trong nhiều ngành sản xuất, hình thức tổ chức quản lý chưa thích hợp, phương thức quản lý còn nặng tính chất bao cấp, chưa thực hiện được chế độ hạch toán kinh tế; bộ máy quản lý của nhiều tổ chức sản xuất còn cồng kềnh, kém hiệu lực.

Để phát huy hiệu quả trong việc liên hiệp sản xuất và tổ chức  lại các ngành kinh tế - kỹ thuật theo tinh thần nghị quyết Hội nghị lần thứ tư của Ban chấp hành Trung ương Đảng, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các ngành, các cấp tiến hành việc tổ chức lại sản xuất và xàc định những hình thức tổ chức quản lý liên hiệp sản xuất theo những quy định và hướng dẫn chung sau đây.

I. NẮM VỮNG MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA VIỆC XÂY DỰNG VÀ CẢI TIẾN CÁC TỔ CHỨC LIÊN HIỆP SẢN XUẤT.

Việc tổ chức các liên hiệp sản xuất nhằm mục đích:

1. Bảo đảm quá trình tái sản xuất đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất: tận dụng và phát huy đầy đủ năng lực sản xuất và sở trường của các đơn vị trong toàn ngành và trong từng tổ chức liên hiệp, nâng cao năng suất lao động, tăng khối lượng sản phẩm và bảo đảm chất lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất.

2. Hình thành và phát triển nhanh chóng các ngành kinh tế kỹ thuật trên cơ sở phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất và đẩy mạnh cách mạng khoa học- kỹ thuật, góp phần xây dựng cơ cấu công - nông nghiệp của nền kinh tế quốc dân tiến lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa.

Căn cứ vào mục đích nói trên, việc tổ chức liên hiệp sản xuất phải đạt được các yêu cầu sau đây:

a) Tổ chức lại sản xuất các ngành công nghiệp theo hướng thúc đẩy quá trình tích tụ, chuyên môn hóa, hợp tác và liên hiện sản xuất đi lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, phù hợp  với trình độ phát triển của những ngành khác nhau trong giai đoạn hiện nay.

b) Thực hiện phương thức quản lý kinh doanh xã hội chủ nghĩa theo chế độ hạch toán kinh tế, xóa bỏ lối quản lý bao cấp thúc đẩy các tổ chức liên hiệp và các đơn vị sản xuất – kinh doanh cơ sở hoạt động mạnh mẽ và có hiệu lực.

c) Tăng cường quản lý theo ngành; kết hợp tổ chức và hoạt động của các ngành ở từng địa phương và trên từng vùng lãnh thổ. Bảo đảm hiệu lực quản lý thống nhất toàn ngành của bộ trên phạm vi cả nước, đồng thời đề cao chức năng và hiệu lực quản lý của chính quyền địa phương trên lãnh thổ.

d) Xây dựng hệ thống quản lý ít cấp nhất, giảm bớt các khâu quản lý trung gian, đưa quản lý sát với sản xuất, nâng cao tính linh hoạt, tinh chủ động trong việc chỉ huy tác nghiệp và điều hành của bộ máy quản lý sản xuất kinh doanh.

Các ngành, các địa phương tùy theo những điều kiện cụ thể, tổ chức những loại hình liên hiệp sản xuất sau đây cho phù hợp với tình hình thực tế:

- Liên hiệp các đơn vị kinh tế thuộc một số ngành khác nhau để phân công sản xuất chuyên môn hóa hợp lý, đồng thời tổng hợp nhiều mặt sản xuất kinh doanh khác như liên hiệp giữa các ngành công nghiệp, giữa công nghiệp và nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, giữa sản xuất và lưu thông phân phối;

- Liên hiệp giữa các khâu trong quá trình tái sản xuất: từ khâu khai thác, chế biến nguyên liệu ra thành phẩm đến khâu tiêu thụ sản phẩm và dịch vụ sau bán hàng; hoặc có thể gồm cả khâu nghiên cứu khoa học kỹ thuật, thiết kế, cung ứng vật tư kỹ thuật;

- Liên hiệp các đơn vị có quy mô sản xuất và trình độ trang bị kỹ thuật khác nhau, xí nghiệp trung ương và xí nghiệp địa phương, xí nghiệp quốc doanh và hợp tác xã, các cơ sở sản xuất thuộc các hình thức sở hữu khác;

- Liên hiệp trong một tổ chức được chỉ huy và quản lý thống nhất, chặt chẽ, hoặc liên hiệp trên cơ sở tự nguyện qua hợp đồng kinh tế, được tổ chức từ nhỏ đến lớn, quy mô từ hẹp đến rộng về phạm vi ngành, nghề và về lãnh thổ.

II. XÁC ĐỊNH CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC LIÊN HIỆP SẢN XUẤT.

1. Liên hiệp các xí nghiệp quốc doanh.

Hình thức này được áp dụng đối với những ngành kinh tế - kỹ thuật đã được hình thành, có nhiều đơn vị cơ sở, có quy  mô tương đối lớn, được phân bổ trên phạm vi cả nước hay trên một địa bàn rộng lớn, có những yêu cầu về liên hiệp sản xuất để bảo đảm sự phân công sản xuất theo hướng chuyên môn hóa kết hợp với hợp tác xã sản xuất, phối hợp sử dụng tốt nhất các năng lực sản xuất nhằm tăng nhanh năng suất lao động và hiệu quả kinh tế chung của ngành.

Liên hiệp các xí nghiệp quốc doanh được xác định là một tổ chức sản xuất – kinh doanh gồm các xí nghiệp có mối liên hệ mật thiết với nhau trong một ngành kinh tế - kỹ thuật và là một cơ quan quản lý sản xuất – kinh doanh.Liên hiệp hoạt động theo chế độ hạch toán kinh tế và có tư cách pháp nhân.

Các xí nghiệp trực thuộc liên hiệp có tư cách pháp nhân đầy đủ và có những nhiệm vụ, quyền hạn như điều lệ xí nghiệp công nghiệp quốc doanh đã quy định các nhiệm vụ, quyền hạn này được bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp với chức năng của liên hiệp các xí nghiệp.

Liên hiệp chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ chủ quản, Tuỳ theo điều kiện và khả năng cụ thể, liên hiệp được giao một số nhiệm vụ quản lý ngành trong phạm vi cả nước theo những quy định chung của Nhà nước và những quy định cụ thể của Bộ chủ quản.

Để tránh tình trạng có nhiều cấp quản lý, việc thành lập những liên hiệp các xí nghiệp theo vùng phải được xem xét cụ thể và được vận dụng đối với một số ngành gắn với điều kiện tự nhiên của từng vùng về nguồn khai thác và cung ứng nguyên liệu, về tiêu thụ.

Các bộ quản lý ngành phải duyệt các điều lệ riêng của từng liên hiệp, phù hợp với tinh thần và nội dung cơ bản của điều lệ mẫu về liên hiệp các xí nghiệp quốc doanh đã được Chính phủ ban hành.

2. Xí nghiệp liên hợp.

[...]