Thứ 2, Ngày 28/10/2024

Chỉ thị 42/CT-UB năm 1989 về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 1991- 1995 do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành

Số hiệu 42/CT-UB
Ngày ban hành 01/11/1989
Ngày có hiệu lực 01/11/1989
Loại văn bản Chỉ thị
Cơ quan ban hành Thành phố Hồ Chí Minh
Người ký Nguyễn Vĩnh Nghiệp
Lĩnh vực Bộ máy hành chính,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------

Số: 42/CT-UB

TP. Hồ Chí Minh, ngày 01 tháng 11 năm 1989

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI 5 NĂM 1991 – 1995.

Chúng ta đang xây dựng kế hoạch 1990 trong điều kiện nền kinh tế cả nước có nhiều chuyển biến các chương trình kinh tế của cả nước bước đầu được phát huy, lương thực đủ ăn có xuất khẩu, có dự trữ, xuất khẩu đạt kế hoạch, việc bố trí lại đầu tư bước đầu có kết quả đã tập trung đưa các công trình lớn vào huy động (điện Trị An, điện Hòa Bình, xi măng Kiên Lương v.v…), kế hoạch thăm dò dầu khí được tiếp tục, việc khai thác dầu thô đạt kế hoạch, giá cả thị trường được ổn định hơn… Nhưng các khó khăn tồn tại về sản xuất kinh doanh còn rất lớn, nhiều mặt phức tạp. Cả nước đang phải xây dựng kế hoạch 5 năm 1991 – 1995, có mặt phải định hướng đến năm 2000, trong tình hình có những thuận lợi cơ bản và các khó khăn phức tạp này.

Việc xây dựng kế hoạch 5 năm phải làm song song với việc xây dựng chiến lược kinh tế dài hạn, phải đánh giá lại thực trạng kinh tế xã hội thành phố qua thực hiện kế hoạch 1986 – 1990 theo tinh thần Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ 4, xem xét việc chấp hành phương hướng mục tiêu Đại hội mặt nào được mặt nào chưa được vì sao, để rút ra các mục tiêu kế hoạch, các cơ cấu về sản xuất, tiêu dùng tích lũy, sử dụng các thành phần kinh tế, thể hiện kế hoạch 1991 – 1995 bằng các chương trình cụ thể có đầy đủ các giải pháp để thực hiện kế hoạch, chuẩn bị trình Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ V và báo cáo lên Trung ương để chuẩn bị Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII.

I- NỘI DUNG XÂY DỰNG KẾ HOẠCH 5 NĂM 1991 – 1995.

1/ Trong xây dựng kế hoạch 5 năm 1991 – 1995 điều tiên quyết đầu tiên là phải nghiên cứu cải tiến đổi mới công tác kế hoạch hóa theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VI. Ủy ban Kế hoạch thành phố, theo sự chỉ đạo hướng dẫn của Ủy ban Kế hoạch Nhà nước, chịu trách nhiệm nghiên cứu cụ thể hóa phương pháp xây dựng kế hoạch theo tinh thần đổi mới nêu trên sát hợp với tình hình điều kiện của thành phố.

2/ Tổ chức đánh giá thực trạng kinh tế xã hội thành phố thời gian qua (chủ yếu từ 1986 – 1990):

Kiểm điểm lại các phương hướng mục tiêu đã đề ra, nêu được những thành công, tồn tại, rút ra những nguyên nhân và bài học về tư tưởng chỉ đạo, về phương pháp quản lý, những mặt nào làm tốt có hiệu quả để phát huy, những mặt chưa tốt như: (duy ý chí, nóng vội, thiếu căn cứ khoa học…) làm kinh nghiệm cho việc xác định những định hướng, mục tiêu cho thời kỳ kế hoạch tới.

2.1- Nội dung đánh giá, phân tích:

Trên quan điểm khách quan toàn diện đánh giá những phương hướng và mục tiêu tổng quát về kinh tế xã hội và đời sống trên địa bàn thành phố.

Từng ngành kinh tế xã hội, chú ý kiểm điểm sâu sắc ngành mình về mặt chủ trương, phương hướng, mục tiêu kế hoạch: những việc làm được, chưa làm được – nguyên nhân, bài học kinh nghiệm trong việc thực hiện 5 chương trình kinh tế-xã hội của thành phố liên quan đến ngành mình.

2.2- Khai thác kết quả đợt đánh giá lại tài sản cố định:

Theo quyết định số 101/HĐBT ngày 01/8/1989 của Hội đồng Bộ trưởng ở thành phố, để vận dụng phân tích tính toán lợi dụng tiềm năng sẵn có từ đó tính đến việc tiếp tục đầu tư phát triển sản xuất.

3/ Xây dựng phương hướng mục tiêu kế hoạch 1991 – 1995 và có nghỉ đến năm 2000:

3.1- Đánh giá xu thế tình hình: Việc đánh giá xu thế tình hình hết sức phức tạp. Cần nghiên cứu, nhìn kỹ tình hình trong và ngoài nước, nhất là việc rút quân từ CPC, các địa phương bạn, phát huy vai trò trung tâm khu vực, các ưu thế của thành phố để xây dựng kế hoạch 1991 – 1995 đưa nền kinh tế thành phố đi lên. Trong tình hình quốc tế phức tạp hiện nay, trong lần xây dựng kế hoạch này ở tầm cỡ địa phương ta chưa đề cập đến, khi nào có diễn biến, có sự chỉ đạo của Trung ương ta sẽ điều chỉnh sau.

3.2- Xác định phương hướng mục tiêu nhiệm vụ:

Quá trình xây dựng kế hoạch phải làm rõ các vấn đề lớn:

- Phương hướng chung

- Nhiệm vụ mục tiêu tổng hợp

- Nhiệm vụ mục tiêu cụ thể cho từng ngành kinh tế xã hội (có nói riêng các chương trình kinh tế xã hội của thành phố).

Đối với các ngành kinh tế cụ thể:

+ Công nghiệp (đặc biệt chương trình hàng tiêu dùng) cần làm rõ cơ cấu: quốc doanh, ngoài quốc doanh, kêu gọi nước ngoài vào đầu tư.

+ Nông nghiệp

+ Kinh tế đối ngoại – dịch vụ

+ Thương nghiệp đời sống (dịch vụ trong nước)

+ Cơ sở hạ tầng (điện, thông tin bưu điện, cấp nước, thoát nước, giao thông công cộng, nhà ở, bệnh viện, trường học).

+ Văn hóa-xã hội.

II- BIỆN PHÁP XÂY DỰNG KẾ HOẠCH 1991 – 1995 TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ.

[...]