Chỉ thị 26/2006/QĐ-UBND tăng cường công tác quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp

Số hiệu 26/2006/QĐ-UBND
Ngày ban hành 08/11/2006
Ngày có hiệu lực 18/11/2006
Loại văn bản Chỉ thị
Cơ quan ban hành Tỉnh Đồng Tháp
Người ký Trương Ngọc Hân
Lĩnh vực Bộ máy hành chính,Xây dựng - Đô thị

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG THÁP

---------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 26/2006/CT-UBND

Thị xã Cao Lãnh, ngày 08 tháng 11 năm 2006

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THI CÔNG  XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG THÁP

Thời gian qua, công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng sử dụng ngân sách Nhà nước do Tỉnh quản lý đã đạt được một số tiến bộ nhất định. Chủ đầu tư, nhà thầu thi công, tổ chức tư vấn có những chuyển biến tích cực trong công tác quản lý chất lượng công trình; các công trình triển khai thi công xây dựng cơ bản tuân thủ đúng quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy định của pháp luật về quản lý chất lượng công trình. Tuy nhiên, trong lĩnh vực thi công xây dựng công trình vẫn còn nhiều hạn chế như: hệ thống quản lý chất lượng của chủ đầu tư, nhà thầu thi công, giám sát tác giả của nhà thầu thiết kế chưa đạt yêu cầu về chất lượng; còn nhiều sai sót trong quá trình thi công xây dựng công trình, tiến độ thi công xây dựng công trình kéo dài. Năng lực hoạt động của các nha 2thầu thi công chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội làm ảnh hưởng đến tiến độ và chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn Tỉnh.

Để tăng cường công tác quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp, Ủy ban nhân dân Tỉnh chỉ thị:

1. Đối với chủ đầu tư:

a) Chủ đầu tư phải thực hiện đúng, đầy đủ trách nhiệm của mình trong việc quản lý toàn diện chất lượng công trình xây dựng và hiệu quả dự án đầu tư xây dựng được quy định tại chương V của Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình.

b) Chủ đầu tư thành lập Ban Quản lý dự án hoặc thuê tổ chức tư vấn quản lý dự án theo quyết định của người có thẩm quyền quyết định đầu tư. Tùy theo năng lực, chủ đầu tư tự tổ chức giám sát chất lượng thi công xây dựng công trình hoặc giao cho tổ chức tư vấn quản lý dự án thực hiện nhiệm vụ giám sát thi công xây dựng công trình. Người được phân công giám sát thi công xây dựng phải có chứng chỉ hành nghề phù hợp loại và cấp công trình thực hiện.

c) Chủ đầu tư phải kiểm tra:

- Trước khi khởi công phải kiểm tra các điều kiện khởi công công trình xây dựng: Mặt bằng đã được giải tỏa hoàn chỉnh, giấy phép xây dựng (nếu có), hồ sơ thiết kế được duyệt, hợp đồng thi công, nguồn vốn đảm bảo tiến độ thi công, biện pháp bảo đảm an toàn.

- Trước khi khởi công phải kiểm tra sự phù hợp năng lực thực tế tại công trình của nhà thầu thi công xây dựng công trình so với hồ sơ dự thầu về năng lực và thiết bị thi công.

- Trước và trong quá trình thi công phải kiểm tra, giám sát chất lượng vật tư, cấu kiện, thiết bị công trình, thiết bị công nghệ. Kiểm tra giấy chứng nhận của nhà sản xuất, kết quả thì nghiệm của phòng thí nghiệm hợp chuẩn và kết quả kiểm định chất lượng thiết bị của tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận.

d) Chủ đầu tư phải thường xuyên kiểm tra và đôn đốc công tác giám sát thi công xây dựng do Ban Quản lý dự án, tổ chức tư vấn quản lý dự án và nhà thầu giám sát thi công xây dựng thực hiện.

đ) Chủ đầu tư yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng lập sổ nhật ký thi công xây dựng công trình và cùng với nhà thầu giám sát thi công xây dựng của chủ đầu tư, giám sát tác giả thiết kế ghi vào sổ nhật ký thi công xây dựng tình hình thi công, kết quả kiểm tra, giám sát.

e) Chủ đầu tư yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng nghiệm thu nội bộ các công việc xây dựng, bộ phận công trình xây dựng , giai đoạn thi công xây dựng, các hạng mục công trình và công trình trước khi nhà thầu thi công xây dựng phát hành phiếu yêu cầu chủ đầu tư nghiệm thu.

Chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu công việc xây dựng, bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng, các hạng mục công trình và công trình xây dựng kịp thời sau khi có phiếu yêu cầu của nhà thầu thi công.

Đối với các công việc xây dựng khó khắc phục khiếm khuyết khi triển khai các công việc tiếp theo như công tác thi công phần ngầm, phần khuất các hạng mục công trình chịu lực quan trọng thì chủ đầu tư yêu cầu nhà thầu thiết kế cùng tham gia nghiệm thu.

Khi tổ chức nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình xây dựng và công trình xây dựng đưa vào sử dụng, chủ đầu tư mời đại diện chủ quản lý sử dụng hoặc chủ sở hữu công trình tham dự nghiệm thu.

g) Việc ký kết hợp đồng trong hoạt động xây dựng, chủ đầu tư phải yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng đảm bảo thực hiện đúng quy định về hợp đồng trong hoạt động xây dựng. Trong quá trình thực hiện hợp đồng, chủ đầu tư phải thường xuyên theo dõi, đôn đốc nhà thầu thi công thực hiện đúng các điều khoản đã cam kết, nhất là về chất lượng và tiến độ thực hiện. Sau mỗi giai đoạn nghiệm thu; chủ đầu tư lập hồ sơ thanh toán và đề nghị thanh toán cho nhà thầu trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhà thầu nộp đủ hồ sơ thanh toán.

h) Định kỳ 6 tháng, tháng 12 hàng năm và khi công trình hoàn thành đưa vào sử dụng, chủ đầu tư có trách nhiệm lập Báo cáo về chất lượng xây dựng của công trình gởi Sở Xây dựng. Trong Báo cáo, chủ đầu tư phải nhận xét, đánh giá tình hình hoạt động của nhà thầu thi công xây dựng tham gia dự án do mình quản lý.

2. Đối với nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình:

a) Phải có quyết định cử cán bộ giám sát thi công xây dựng công trình có chúng chỉ phù hợp loại và cấp công trình thực hiện; chế độ giám sát của cán bộ được phân công phải thường xuyên, tác nghiệp đảm bảo tính độc lập và khách quan, ghi nhật ký thi công xây dựng công trình đầy đủ, trung thực.

b) Không được nghiệm thu khối lượng không đảm bảo chất lượng và các tiêu chuẩn kỹ thuật theo yêu cầu của thiết kế công trình và yêu cầu của tiêu chuẩn xây dựng.

c) Từ chối nghiệm thu khi công trình không đạt yêu cầu về chất lượng.

d) Nghiêm cấm thông đồng với nhà thầu thi công xây dựng, với chủ đầu tư xây dựng công trình và các hành vi làm sai lệch kết quả giám sát.

3. Đối với nhà thầu thi công xây dựng công trình:

a) Nhà thầu thi công xây dựng phải tổ chức hệ thống quản lý và điều hành đủ cán bộ có trình độ chuyên môn phù hợp, có kinh nghiệm nghề nghiệp và hiểu biết các quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng của doanh nghiệp.

Trước khi khởi công xây dựng công trình, nhà thầu phải thành lập Ban Chỉ huy công trường trong đó phải có người phụ trách về chất lượng và an toàn, vệ sinh lao động.

b) Nhà thầu thi công xây dựng phải thực hiện các thí nghiệm kiểm tra vật liệu, cấu kiện, vật tư, thiết bị công trình, thiết bị công nghệ trước khi xây dựng và lắp đặt vào công trình xây dựng theo tiêu chuẩn và yêu cầu thiết kế.

[...]
4
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ