Chỉ thị 25/CT-UBND năm 2014 tăng cường giải pháp nhằm ngăn chặn tình trạng xe ôtô vận chuyển hàng hóa quá khổ, quá tải trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
Số hiệu | 25/CT-UBND |
Ngày ban hành | 12/12/2014 |
Ngày có hiệu lực | 12/12/2014 |
Loại văn bản | Chỉ thị |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Thanh Hóa |
Người ký | Trịnh Văn Chiến |
Lĩnh vực | Giao thông - Vận tải |
ỦY BAN NHÂN DÂN
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 25/CT-UBND |
Thanh Hóa, ngày 12 tháng 12 năm 2014 |
Trong thời gian qua, công tác kiểm soát tải trọng xe trên địa bàn toàn tỉnh đã được Công an tỉnh, Sở Giao thông vận tải và các địa phương trong tỉnh quyết liệt triển khai với nhiều biện pháp nhằm ngăn chặn tình trạng xe ôtô vận chuyển hàng hóa quá khổ, quá tải gây hư hỏng kết cấu hạ tầng giao thông và tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông; bước đầu tạo sự chuyển biến tích cực trong nhận thức, hành động của các cấp, các ngành, các đơn vị kinh doanh vận tải, đơn vị sản xuất hàng hóa, hạn chế được tình trạng phương tiện chở quá khổ, quá tải trên các tuyến đường trong tỉnh. Tuy nhiên, tình hình xe vi phạm chở quá khổ, quá tải vẫn còn diễn biến phức tạp, đặc biệt là tình trạng xe ôtô tự đổ (xe ben) chở vật liệu xây dựng, quặng, xe ôtô chở xi măng còn vi phạm chở quá tải gấp 2-3 lần theo quy định; một số doanh nghiệp có phương tiện vận tải lớn, đặc biệt là xe ben mặc dù đã được các lực lượng chức năng nhắc nhở, xử phạt nhưng chậm được khắc phục; gây bức xúc dư luận.
Để tiếp tục thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, Bộ Công an, Bộ Giao thông vận tải về tăng cường thực hiện các giải pháp siết chặt kiểm soát tải trọng phương tiện vận tải đường bộ; chấm dứt tình trạng xe ô tô chở hàng hóa quá tải trọng lưu thông trên các tuyến đường thuộc địa bàn tỉnh trong năm 2015; Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố tập trung chỉ đạo thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp kiểm soát tải trọng phương tiện cơ giới đường bộ, cụ thể như sau:
a) Huy động lực lượng, phương tiện mở các cao điểm tuyên truyền, kiểm tra, xử lý xe ôtô chở hàng hóa vi phạm trật tự an toàn giao thông, chở hàng hóa quá tải trọng, quá kích thước quy định, chở hàng hóa để rơi vãi gây mất an toàn giao thông, đặc biệt là xe ben tự đổ. Chỉ đạo Công an các huyện, thị xã, thành phố theo phân cấp tăng cường kiểm tra, xử lý xe ôtô chở hàng hóa quá tải trọng, quá kích thước quy định trên các tuyến đường tỉnh, đường huyện, đường liên xã thuộc địa bàn quản lý.
b) Tiếp tục triển khai thực hiện quyết liệt Kế hoạch số 158/KHPH-CAT-SGTVT ngày 07/7/2014 giữa Công an tỉnh và Sở Giao thông vận tải về việc tuần tra, kiểm soát, xử lý xe ôtô vi phạm kích thước thùng xe.
c) Chủ trì, phối hợp với Sở Giao thông vận tải triển khai quyết liệt công tác kiểm soát tải trọng xe theo Kế hoạch số 12593/KHPH-BGTVT-BCA ngày 21/11/2013 giữa Bộ Giao thông vận tải và Bộ Công an và Kế hoạch số 263/KHPH-CAT-SGTVT ngày 25/12/2013 giữa Công an tỉnh và Sở Giao thông vận tải về việc phối hợp thực hiện tuần tra, kiểm soát xử lý hành vi vi phạm chở hàng quá tải trọng của ô tô vận chuyển hàng hóa trên đường bộ; xử lý nghiêm trách nhiệm của các doanh nghiệp vận tải có nhiều xe ôtô thường xuyên vi phạm chở quá tải theo quy định pháp luật; khi phát hiện hoặc tiếp nhận các thông tin về các phương tiện vận chuyển quá tải trên tất cả các tuyến đường bộ thì chủ động bố trí lực lượng kiểm tra, xử lý nghiêm theo quy định; chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh nếu để xảy ra tình trạng xe quá tải hoạt động trên các tuyến Quốc lộ 1A, 45, 47 và các điểm nóng tại Thị xã Bỉm Sơn, Nghi Sơn.
a) Nghiên cứu đổi mới công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về vận chuyển hàng hóa đúng tải trọng cho phép; ký cam kết với các doanh nghiệp vận tải, kho hàng, bến cảng về xếp hàng hóa và vận chuyển hàng hóa đúng tải trọng quy định.
b) Tham mưu cho UBND tỉnh các biện pháp kiểm soát, xử lý đối với phương tiện chở quá tải, tự ý cải tạo, cơi nới thùng xe để chở quá tải; chỉ đạo các Trung tâm đăng kiểm phương tiện cơ giới đường bộ siết chặt công tác đăng kiểm phương tiện; bố trí đăng kiểm viên phối hợp với Cảnh sát giao thông xử lý xe cơi nới theo Kế hoạch số 158/KHPH-CAT-SGTVT ngày 07/7/2014 giữa Công an tỉnh và Sở Giao thông vận tải về việc tuần tra, kiểm soát, xử lý xe ôtô vi phạm kích thước thùng xe.
c) Hướng dẫn các ngành, địa phương lắp đặt khung khống chế chiều cao và các biển hạn chế tải trọng để hạn chế tải trọng xe trên các tuyến đường giao thông nông thôn, đường để kết hợp đường giao thông, đường vào các mỏ vật liệu.
d) Chỉ đạo lực lượng Thanh tra giao thông phối hợp với lực lượng Cảnh sát giao thông kiểm soát tải trọng xe theo Kế hoạch số 12593/KHPH-BGTVT-BCA ngày 21/11/2013, Kế hoạch số 263/KHPH-CAT-SGTVT ngày 25/12/2013 và lực lượng Thanh tra giao thông của Tổng Cục đường bộ Việt Nam theo kế hoạch của Tổng cục; khi phát hiện các phương tiện vận chuyển quá tải trên tất cả các tuyến đường bộ thì chủ động bố trí lực lượng kiểm tra, xử lý nghiêm theo quy định; phối hợp với các địa phương trong công tác kiểm soát tải trọng xe, chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh nếu để xảy ra tình trạng xe quá tải, quá khổ hoạt động trên các tuyến đường tỉnh, các tuyến quốc lộ: 10, 15,15C, 217, Nghi Sơn - Bãi Trành, đường Hồ Chí Minh.
3. Sở Thông tin và Truyền thông
Chỉ đạo các cơ quan báo chí đóng trên địa bàn, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh đẩy mạnh tuyên truyền các quy định của pháp luật về vận chuyển hàng hóa và xếp hàng hóa lên xe ôtô đúng tải trọng phương tiện, tải trọng cầu đường; hậu quả do xe quá tải gây ra; các chế tài của nhà nước về kiểm soát, xử lý vi phạm chở quá tải; biểu dương các điển hình tốt, đồng thời phê phán các vi phạm về tải trọng theo quy định của pháp luật; cung cấp thông tin, đưa tin về các hiện tượng, các vấn đề tiêu cực trong triển khai thực hiện kiểm soát tải trọng xe trên địa bàn tỉnh.
4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Chủ trì, phối hợp với Sở Giao thông vận tải, UBND các huyện, thị xã, thành phố thống nhất lắp khung khống chế chiều cao trên các tuyến đường đê kết hợp đường giao thông để hạn chế tải trọng của phương tiện và giao cho Chi cục quản lý đê điều - Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn quản lý.
5. Sở Tài nguyên và Môi trường
a) Tổ chức tuyên truyền, ký cam kết về xếp hàng lên xe đúng tải trọng cho phép đối với các doanh nghiệp, đơn vị đã được cấp Giấy phép khai thác khoáng sản; nghiên cứu bổ sung vào hồ sơ xin cấp giấy phép khai thác khoáng sản và thuê đất, yêu cầu phải có bản cam kết không xếp hàng hóa lên phương tiện vượt quá tải trọng cho phép.
b) Tham mưu cho UBND tỉnh biện pháp xử lý, đình chỉ hoặc thu hồi Giấy phép khai thác đối với các doanh nghiệp khai thác khoáng sản thường xuyên vi phạm quy định xếp hàng hóa quá tải trọng; Yêu cầu các doanh nghiệp khai thác khoáng sản đã được cấp phép phải lắp khung khống chế chiều cao để hạn chế kích thước, tải trọng của phương tiện trên tuyến đường ra, vào các mỏ, bãi khai thác vận chuyển nối với hệ thống đường giao thông công cộng.
Tham mưu cho Chủ tịch UBND tỉnh có biện pháp xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với các doanh nghiệp, đơn vị đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ngành nghề kinh doanh vận tải hàng hóa bằng ôtô thường xuyên có phương tiện chở quá trọng tải cho phép bị xử lý.
a) Chủ trì phối hợp với Công an tỉnh, Sở Giao thông vận tải tham mưu cho UBND tỉnh bố trí nguồn kinh phí mua sắm trang thiết bị nghiệp vụ cho các lực lượng Cảnh sát giao thông, Thanh tra giao thông làm nhiệm vụ kiểm soát tải trọng xe; hỗ trợ kinh phí đảm bảo để thực hiện các giải pháp kiểm soát tải trọng xe trên địa bàn tỉnh.
b) Tham mưu cho Chủ tịch UBND tỉnh bố trí kinh phí hỗ trợ cho các ngành, địa phương lắp đặt, quản lý khung khống chế chiều cao hạn chế xe quá tải.
Chỉ đạo lực lượng kiểm soát quân sự phối hợp với lực lượng Công an, Giao thông vận tải để thực hiện kiểm soát tải trọng đối với các xe ôtô vận tải do Quân đội quản lý.
9. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Cục Hải quan tỉnh Thanh Hóa