Chỉ thị 2274-NN-TTg năm 1956 về vấn đề tiếp tế hạt giống cho dân do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Số hiệu 2274-NN-TTg
Ngày ban hành 08/06/1956
Ngày có hiệu lực 08/06/1956
Loại văn bản Chỉ thị
Cơ quan ban hành Thủ tướng Chính phủ
Người ký Ngô Tấn Nhân
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

********

Số: 2274-NN-TTg

Hà Nội, ngày 08 tháng 06 năm 1956 

 

 

CHỈ THỊ

VỀ VẤN ĐỀ TIẾP TẾ HẠT GIỐNG CHO DÂN

 

Gửi: U.B.H.C các khu, tỉnh, thành phố

Theo tập quán canh tác, nông dân tự gây giống, chọn giống, giữ giống những loại cây mà họ quen trồng. Những giống của nông dân tự tạo thường là những giống tốt, thích hợp với đất đai và khí hậu địa phương hơn những giống của Chính phủ. Một mặt khác, dân có đủ khả năng mua giống hoặc tương trợ giống giữa nhau. Chỉ trong trường hợp thiếu đói cả vùng hoặc trường hợp tạo những giống mới không có trong địa phương thì dân mới cần có thêm sự giúp đỡ của Chính phủ.

Trong thời gian qua, chủ trương giải quyết giống cho dân nặng về sự giúp đỡ của Chính phủ. Cho nên thường gây tâm lý ỷ lại, tham ô, lãng phí một số tài sản quốc gia. Việc phân công, phân nhiệm giữa các ngành cũng chưa được hợp lý, làm trở ngại cho công tác của ngành, và giống tiếp tế cho dân thường là giống xấu.

Để chấn chỉnh tình trạng trên, Thủ tướng Phủ, sau khi đã hội ý với các Bộ, quyết định như sau:

I. NGUYÊN TẮC CHUNG:

1. Nông dân phải tự mình tạo giống để sản xuất. Nếu có xảy ra trường hợp thiếu giống thì phải lấy việc vận động đổi chác, tương trợ giữa nông dân với nhau làm chính.

2. Chính phủ chỉ giúp dân trong 3 trường hợp:

- Bán hoặc đổi giống khi dân thiếu giống nhưng còn khả năng mua hoặc tương trợ lẫn nhau mua giống.

- Cho vay giống trong trường hợp thiên tai, thiếu đói cả một vùng, dân hết khả năng tự tạo giống và tương trợ giống lẫn nhau.

- Cho vay hoặc cho không một số giống mà dân chưa quen trồng để tuyên truyền giống mới.

3. Để đảm bảo giống tốt, Bộ Nông lâm phải phụ trách việc tiếp tế giống cho dân trong những trường hợp trên. Nhưng trong lúc Bộ Nông lâm chưa có đầy đủ điều kiện thì thi hành nhiệm vụ, thì các ngành Mậu dịch tạm thời có trách nhiệm tiếp tế một số giống cho dân với sự cộng tác của Bộ Nông lâm.

II. Chủ trương cụ thể đối với từng loại giống

1. Thóc giống và giống ngũ cốc: thóc tốt lấy trong thóc thuế nông nghiệp tạm dùng làm giống để bán hoặc đổi cho dân. Đặc biệt đối với một vài vùng mất mùa, thiếu đói, Chính phủ có thể cho dân vay giống.

Chính phủ có thể đưa cho dân trồng thử một vài thứ giống lúa hoặc ngũ cốc mới lạ mà dân chưa quen trồng. Số này sẽ thu lại nếu dân trồng có kết quả.

2. Giống các cây công nghệ: thầu dầu, lạc, các giống rau; Chính phủ bán, khoán cho vay hoặc đổi.

3. Nhân dân tự mình giải quyết những nhu cầu nhỏ nhặt khác về giống (khai, rau muống, v.v…).

III. Phân công giữa các ngành

1. Bộ Nông lâm chịu trách nhiệm:

- Làm dự kiến số giống mỗi loại cần chuẩn bị cho mỗi tỉnh hoặc mỗi vùng.

- Hướng dẫn các cơ quan Mậu dịch về cách phân biệt giống, chọn giống tốt, bảo quản giống, định thời gian và nơi phân phối; nghiên cứu giá cả.

- Hướng dẫn nông dân cách trồng và theo dõi kết quả.

- Trực tiếp phụ trách tạo, bảo quản và phân phối giống ngô và các thứ giống cây công nghiệp, trừ thầu dầu, lạc, bông, rau.

2. Bộ thương nghiệp:

- Tổng công ty Lương thực chịu trách nhiệm về việc mua, chuyển vận, bảo quản, bán hoặc đổi giống thóc và các loại ngũ cốc (trừ ngô do Bộ Nông lâm chịu trách nhiệm) theo kế hoạch sản xuất nông nghiệp.

[...]
3
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ