Chỉ thị 18/CT-UBND năm 2010 về tăng cường các giải pháp duy trì tăng trưởng kinh tế cao, bền vững, bình ổn thị trường và bảo đảm an sinh xã hội trong năm 2010 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành

Số hiệu 18/CT-UBND
Ngày ban hành 27/04/2010
Ngày có hiệu lực 27/04/2010
Loại văn bản Chỉ thị
Cơ quan ban hành Tỉnh Thừa Thiên Huế
Người ký Nguyễn Văn Cao
Lĩnh vực Thương mại,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 18/CT-UBND

Huế, ngày 27 tháng 4 năm 2010

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÁC GIẢI PHÁP DUY TRÌ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CAO, BỀN VỮNG, BÌNH ỔN THỊ TRƯỜNG VÀ BẢO ĐẢM AN SINH XÃ HỘI TRONG NĂM 2010

Thực hiện Nghị quyết số 18/NQ-CP ngày 06 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ “về những giải pháp bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, không để lạm phát cao và đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế khoảng 6,5% trong năm 2010”; đồng thời phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế trên 12% theo Nghị quyết số 13a/2009/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban Nhân dân tỉnh yêu cầu Giám đốc, thủ trưởng các cơ quan, ban ngành, đơn vị liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố Huế, thị xã Hương Thủy chỉ đạo thực hiện những nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2010 đã được phân công tại Quyết định số 01/QĐ-UBND ngày 04/01/2010 của UBND tỉnh; đồng thời chủ động phối hợp chỉ đạo và thực hiện ngay các giải pháp chủ yếu sau:

1. Thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh, kiểm soát thị trường, giá cả, góp phần kiềm chế lạm phát

a) Sở Công Thương:

- Phối hợp với các Sở, ngành liên quan chỉ đạo đẩy mạnh sản xuất kinh doanh; rà soát các cơ chế, chính sách hiện hành để đề xuất điều chỉnh, bổ sung, kịp thời tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn cho các doanh nghiệp.

- Rà soát, đánh giá tình hình cung - cầu các mặt hàng phục vụ sản xuất và đời sống, trước hết là các mặt hàng thiết yếu như gạo, thuốc chữa bệnh, thức ăn chăn nuôi, phân bón, xăng dầu, xi măng, thép,…; có phương án tổ chức thị trường hợp lý nhằm bảo đảm lưu thông hàng hoá, không để xảy ra đột biến về giá, thiếu hàng hoá thiết yếu cho sản xuất và đời sống.

- Chỉ đạo Chi cục Quản lý thị trường phối hợp các cơ quan liên quan tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường để ngăn chặn, xử lý kịp thời các hiện tượng đầu cơ nâng giá, gian lận thương mại, buôn bán hàng giả, kém chất lượng, không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm; chú trọng kiểm soát giá cả các mặt hàng thiết yếu, giá dịch vụ để bảo đảm mọi tổ chức, cá nhân thực hiện niêm yết giá và bán hàng theo giá niêm yết; kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm hoặc đề xuất biện pháp xử lý, nhằm duy trì bình ổn thị trường, giá cả.

b) Sở Kế hoạch và Đầu tư:

Rà soát, tham mưu UBND tỉnh giải quyết các vướng mắc về thủ tục đầu tư, đăng ký kinh doanh, tiếp cận vốn, mặt bằng sản xuất để cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh. Tổ chức hoạt động xúc tiến đầu tư, gắn với dự án công trình và nhu cầu vốn đầu tư cụ thể để thu hút các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước.

Phối hợp với Ban quản lý Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô, Ban Quản lý các Khu Công nghiệp Tỉnh, các ngành, địa phương đôn đốc đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư, ưu tiên đẩy mạnh sản xuất các mặt hàng xuất khẩu.

c) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh Thừa Thiên Huế:

- Chỉ đạo các tổ chức tín dụng thực hiện các giải pháp bảo đảm nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh với mặt bằng lãi suất ổn định và giảm dần nhằm tạo thuận lợi để các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, nhất là khu vực nông nghiệp - nông thôn, doanh nghiệp xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, vay được vốn để phát triển sản xuất kinh doanh.

- Chỉ đạo, hướng dẫn các ngân hàng thương mại thực hiện cho vay theo cơ chế lãi suất thoả thuận đối với dự án sản xuất kinh doanh có hiệu quả.

- Phối hợp với các cơ quan chức năng trong Tỉnh tăng cường thanh tra, giám sát thị trường tiền tệ và thị trường vàng để có biện pháp điều chỉnh, xử lý kịp thời khi cần thiết.

d) Sở Tài chính:

- Tham mưu UBND Tỉnh thành lập các đoàn trực tiếp kiểm tra việc thực hiện Pháp lệnh giá. Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về quản lý giá đối với các mặt hàng nguyên vật liệu cơ bản và hàng tiêu dùng thiết yếu, trước hết là việc thực hiện các quy định về quản lý giá của các đơn vị sử dụng ngân sách Nhà nước.

- Chủ động phối hợp với sở Công thương chỉ đạo các cơ quan chức năng thực hiện quyết liệt, đồng bộ các biện pháp quản lý điều hành giá, kiểm tra giám sát để mọi tổ chức, cá nhân kinh doanh chấp hành đúng các quy định về đăng ký giá, kê khai, niêm yết và bán theo giá niêm yết. Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm các quy định về quản lý giá.

đ) Các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân thành phố Huế, thị xã Hương Thủy và các huyện:

- Tổ chức triển khai và thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo, điều hành của UBND Tỉnh về tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, kiểm soát giá, khuyến khích sử dụng hàng sản xuất trong nước... kiểm tra việc tuân thủ quy định của các tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn, không để xảy ra đột biến về giá, thiếu hàng hoá thiết yếu cho sản xuất và đời sống, thực hiện tốt các chính sách về an sinh xã hội.

- Phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội để tuyên truyền, vận động và hướng dẫn nhân dân thực hiện tốt các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, nhất là việc kiểm tra, giám sát thị trường, bảo đảm an sinh xã hội.

2. Thúc đẩy xuất khẩu

a) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh Thừa Thiên Huế:

- Chỉ đạo các ngân hàng thương mại cho vay ngoại tệ để nhập khẩu những mặt hàng thiết yếu cho sản xuất, hạn chế việc cho vay ngoại tệ để nhập khẩu những mặt hàng không khuyến khích nhập khẩu.

- Chỉ đạo các ngân hàng thương mại kiểm soát việc sử dụng ngoại tệ, chuyển ngoại tệ ra nước ngoài của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân; đồng thời thực hiện các biện pháp để giám sát việc sử dụng và chuyển ngoại tệ ra nước ngoài theo đúng quy định.

b) Sở Kế hoạch và Đầu tư:

Chủ trì tham mưu UBND Tỉnh việc chỉ định sử dụng các vật tư, thiết bị sản xuất trong nước thay thế hàng nhập khẩu của các dự án, công trình thuộc địa phương quản lý.

c) Sở Công thương:

[...]
5
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ