Chỉ thị 18/CT-UBND năm 2023 thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2024 do tỉnh Vĩnh Long ban hành

Số hiệu 18/CT-UBND
Ngày ban hành 26/12/2023
Ngày có hiệu lực 26/12/2023
Loại văn bản Chỉ thị
Cơ quan ban hành Tỉnh Vĩnh Long
Người ký Lữ Quang Ngời
Lĩnh vực Tài chính nhà nước

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH LONG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 18/CT-UBND

Vĩnh Long, ngày 26 tháng 12 năm 2023

 

CHỈ THỊ

VỀ THỰC HIỆN DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2024

Căn cứ Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 10/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao dự toán ngân sách nhà nước năm 2024.

Căn cứ Quyết định số 1602/QĐ-TTg ngày 10/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao chi tiết dự toán ngân sách nhà nước năm 2024.

Thực hiện Nghị quyết số 141/NQ-HĐND ngày 12/12/2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc phê chuẩn dự toán thu ngân sách nhà nước, chi ngân sách địa phương năm 2024; phương án phân bổ ngân sách cấp tỉnh và số bổ sung cho ngân sách cấp dưới năm 2024 và Nghị quyết số 144/NQ-HĐND ngày 12/12/2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc thông qua kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Chỉ thị quy định về tổ chức thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2024, nội dung cụ thể như sau:

A. PHÂN CẤP NGUỒN THU, NHIỆM VỤ CHI VÀ PHÂN BỔ, GIAO DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2024

I. Phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi NSNN

1. Tiếp tục phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách nhà nước theo Nghị quyết số 10/2021/NQ-HĐND ngày 09/12/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành quy định phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và tỷ lệ phần trăm phân chia các khoản thu giữa các cấp ngân sách năm 2022, ổn định đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long và Nghị quyết số 40/2022/NQ-HĐND ngày 22/9/2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc sửa đổi khoản 2 và khoản 3 Điều 7 của Quy định phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và tỷ lệ phần trăm phân chia các khoản thu giữa các cấp ngân sách năm 2022, ổn định đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh ban hành kèm theo Nghị quyết số 10/2021/NQ-HĐND ngày 09/12/2021 của HĐND tỉnh.

2. Tiếp tục phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương theo Nghị quyết số 09/2021/NQ-HĐND ngày 09/12/2021 của HĐND tỉnh ban hành quy định về các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương năm 2022, ổn định đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh.

3. Tiếp tục phân bổ dự toán chi đầu tư phát triển ngân sách địa phương theo Nghị quyết số 16/2020/NQ-HĐND ngày 11/12/2020 của HĐND tỉnh ban hành quy định nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2021 - 2025 và Nghị quyết số 42/2022/NQ-HĐND ngày 14/12/2022 của HĐND tỉnh Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2021-2025 ban hành kèm theo Nghị quyết số 16/2020/NQ-HĐND ngày 11 tháng 12 năm 2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Long.

II. Giao dự toán ngân sách nhà nước

1. Ủy ban nhân dân tỉnh Quyết định giao dự toán thu ngân sách nhà nước, chi ngân sách địa phương theo Nghị quyết số 141/NQ-HĐND ngày 12/12/2023 của HĐND tỉnh về việc phê chuẩn dự toán thu NSNN, chi ngân sách địa phương năm 2024; phương án phân bổ ngân sách cấp tỉnh và số bổ sung cho ngân sách cấp dưới năm 2024.

2. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố căn cứ vào dự toán thu, chi NSNN năm 2024 được cấp trên giao thực hiện giao dự toán cho các cơ quan, đơn vị trực thuộc và chính quyền cấp dưới trên địa bàn mình quản lý đảm bảo tối thiểu bằng dự toán thu, chi ngân sách nhà nước được giao.

III. Phân bổ và giao dự toán chi ngân sách địa phương

1. Phân bổ và giao dự toán chi đầu tư phát triển

a) Phân bổ vốn đầu tư ngân sách nhà nước bảo đảm tập trung, có trọng tâm, trọng điểm, không dàn trải, tuân thủ điều kiện, thứ tự ưu tiên quy định trong Luật Đầu tư công, Nghị quyết số 144/NQ-HĐND ngày 12/12/2023 của HĐND tỉnh về việc thông qua kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024; thanh toán đủ số nợ đọng xây dựng cơ bản theo quy định của pháp luật; thu hồi toàn bộ số vốn ứng trước còn lại phải thu hồi trong Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025; bố trí đủ vốn cho các dự án đã hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng trước năm 2024, vốn đối ứng các dự án ODA và vốn vay ưu đãi nước ngoài, nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư, các dự án chuyển tiếp phải hoàn thành trong năm 2024; bố trí vốn theo tiến độ cho các dự án quan trọng, dự án kết nối, có tác động liên vùng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững, dự án thích ứng biến đổi khí hậu,…; sau khi bố trí đủ vốn cho các nhiệm vụ nêu trên, số vốn còn lại bố trí cho các dự án khởi công mới đủ thủ tục đầu tư theo quy định pháp luật. Siết chặt kỷ cương, kỷ luật tài chính, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, cản trở làm chậm tiến độ giao vốn, thực hiện, giải ngân vốn; cá thể hóa trách nhiệm người đứng đầu trong trường hợp thực hiện, giải ngân chậm, gắn với đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao; phấn đấu tỷ lệ giải ngân năm 2024 đạt tối thiểu 95% kế hoạch được giao.

b) Rà soát, cắt giảm kế hoạch vốn của các dự án triển khai chậm để bổ sung vốn cho các dự án có khả năng giải ngân tốt và có nhu cầu bổ sung vốn, trong đó ưu tiên bố trí vốn cho các dự án trọng điểm, dự án kết nối, có tác động liên vùng có ý nghĩa thúc đẩy phát triển KTXH, bảo đảm đúng quy định và giải ngân hết kế hoạch vốn được giao.

c) Thực hiện phân bổ vốn chi đầu tư phát triển theo đúng quy định tại Điều 8 Nghị định số 99/2021/NĐ-CP ngày 11/11/2021 của Chính phủ quy định về quản lý, thanh toán, quyết toán dự án sử dụng vốn đầu tư công.

d) Việc phân bổ, giao vốn thực hiện các dự án đầu tư từ nguồn bội chi ngân sách địa phương đảm bảo phù hợp với tiến độ thực hiện dự án, khả năng vay và giới hạn mức vay được giao.

đ) Bố trí dự toán chi bồi thường giải phóng mặt bằng tương ứng với số tiền nhà đầu tư đã tự nguyện ứng trước để bồi thường, giải phóng mặt bằng theo phương án được cấp có thẩm quyền phê duyệt

2. Phân bổ và giao dự toán chi thường xuyên

a) Các cơ quan, đơn vị và các địa phương phân bổ, giao dự toán chi thường xuyên cho các đơn vị sử dụng ngân sách phải đảm bảo khớp đúng dự toán được Hội đồng nhân dân quyết định, Ủy ban nhân dân giao; bảo đảm về thời gian theo quy định, đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định, đảm bảo bố trí đủ kinh phí thực hiện các chính sách, chế độ đã ban hành, những nhiệm vụ quan trọng theo quy định của pháp luật, những nhiệm vụ đã được cấp có thẩm quyền quyết định.

b) Căn cứ dự toán chi ngân sách được giao năm 2024, UBND huyện, thị xã, thành phố cần chú ý một số nội dung sau:

- Bố trí đủ kinh phí để đảm bảo thực hiện các chính sách, chế độ Trung ương, tỉnh ban hành đến thời điểm giao dự toán ngân sách năm 2024 để các đối tượng được hưởng chính sách ngay từ đầu năm 2024.

- Các địa phương phân bổ, giao dự toán chi sự nghiệp giáo dục - đào tạo và dạy nghề và sự nghiệp khoa học và công nghệ đảm bảo không thấp hơn mức dự toán UBND tỉnh giao năm 2024.

- Các địa phương bố trí dự phòng ngân sách các cấp chính quyền địa phương theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước để chủ động sử dụng cho các nội dung chi theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Luật Ngân sách nhà nước.

- Ưu tiên bố trí kinh phí triển khai thực hiện Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025 tầm nhìn đến năm 2030 theo Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ; Kinh phí thực hiện 03 Chương trình mục tiêu quốc gia thuộc trách nhiệm bố trí vốn của ngân sách địa phương; Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ ứng phó với biến đổi khí hậu;...

[...]