Chỉ thị 178-TTg năm 1973 về tiến hành tổng kiểm kê tài sản do Chính phủ ban hành

Số hiệu 178-TTg
Ngày ban hành 13/08/1973
Ngày có hiệu lực 28/08/1973
Loại văn bản Chỉ thị
Cơ quan ban hành Chính phủ
Người ký Nguyễn Côn
Lĩnh vực Kế toán - Kiểm toán

CHÍNH PHỦ
******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 178-TTg

Hà Nội, ngày 13 tháng 08 năm 1973 

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC TIẾN HÀNH TỔNG KIỂM KÊ TÀI SẢN.VÀO 0 GIỜ NGÀY 01 THÁNG 10 NĂM 1973

Cuối năm 1972, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định tiến hành kiểm  kê tài sản và điều tra năng lực sản xuất vào 0 giờ ngày 1 tháng 1 năm 1973; lúc ấy điều kiện khách quan chưa thuận lợi nên kết quả nắm tình hình chưa chính xác, chưa đầy đủ, chưa đáp ứng yêu cầu của công tác chỉ đạo và quản lý kinh tế.

Vì vậy, Bộ Chính trị Trung ương Đảng và Hội đồng Chính phủ lại vừa quyết định tổng kiểm kê tài sản vào 0 giờ ngày 1 tháng 10 năm 1973; giao trách nhiệm cho ban chỉ đạo điều tra nắm tình hình tài sản và thanh lý tài sản của Chính phủ thành lập theo quyết định số 231-CP ngày 15-12-1971, tiếp tục giúp chỉ đạo cuộc tổng kiểm kê này , nhằm các yêu cầu, mục tiêu như sau.

1. Nắm lại chặt chẽ và chính xác tình hình tài sản của Nhà nước sau chiến tranh thuộc trách nhiệm quản lý trực tiếp của từng đơn vị cơ sở sản xuất, kinh doanh, hành chính, sự nghiệp( dưới đây gọi tắt là đơn vị cơ sở ), xác định tình hình thiệt hại trong chiến tranh và thực trạng của tài sản hiện có về các mặt số lượng, cơ cấu, chất lượng, công suất thiết kế và công suất thực tế sử dụng, giá ban đầu, giá còn lại v.v...kiểm tra tình hình quản lý tài sản.

2. Đánh giá đúng đắn năng lực sản xuất hiện nay và mức độ huy động năng lực đó, phân  tích nguyên nhân và đề ra chủ trương, biện pháp thích hợp nhằm phát huy cao nhất năng lực sẵn có trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch khôi phục và phát triển kinh tế, văn hoá năm 1974-1975 ngay từ đơn vị cơ sở.

3. Chấn chỉnh việc quản lý tài sản , xác định trách nhiệm cụ thể của từng đơn vị , từng người trong việc thực hiện chế độ bảo dưỡng, sử dụng, cũng như trong việc kế toán tài sản, thiết bị, vật tư , đồng thời xử lý và thanh lý tài sản thiết bị, vật tư bị thiệt hại trong chiến tranh, bị ứ đọng, kém hoặc mất phẩm chất.v.v...nhằm góp phần tăng cường bảo vệ và sử dụng hợp lý tài sản, thiết bị, vật tư ổn định tình hình quản lý của xí nghiệp thực hiện hạch toán kinh tế.

Ba yêu cầu nói trên có quan hệ mật thiết với nhau, nhằm đạt mục tiêu cơ bản và cuối cùng của cuộc tổng kiểm kê là phát huy cao nhất năng lực sản xuất sẵn cớ ở mỗi đơn vị cơ sở, tăng cường quản lý tài sản của Nhà nước, trước hết là ở từng đơn vị cơ sở.

Cuộc tổng kiểm kê tài sản ngày 1 tháng 10 năm 1973, với các yêu cầu và mục tiêu như trên, trước hết là nhiệm vụ và trách nhiệm của các đơn vị cơ sở, mà chủ yếu là những người phụ trách các đơn vị cơ sở.

Giám đốc xí nghiệp thuộc tất cả các ngành kinh tế quốc doanh, thủ trưởng các cơ quan hành chính, sự nghiệp phải:

- Nắm tài sản, xem xét tình hình sử dụng năng lực sản xuất trong đơn vị, chủ động có kế hoạch tận dụng, cải tiến quản lý để làm đầy đủ trách nhiệm quản lý của mình trước Nhà nước.

- Trực tiếp tổ chức thực hiện việc tổng kiểm kê, phân tích tình hình, coi đây như một công tác quan trọng đột xuất trong thời gian khoảng 2 tháng kể từ cuối tháng 8 năm 1973, trong thời gian này, phải tập trung chỉ đạo, tập trung cán bộ, để làm tổng kiểm kê và làm báo cáo tổng kiểm kê.

- Gửi báo cáo tổng kiểm kê trước ngày 15 tháng 10 năm 1973 cho Bộ chủ quán, Ban chỉ đạo điều tra và thanh lý tài sản của Chính Phủ , Tổng Cục Thống kê ( nếu là đơn vị cơ sở trực thuộc Trung ương ) hoặc Ủy ban Hành chính tỉnh, thành phố( nếu là đơn vị trực thuộc cấp địa phương); báo cáo phải kèm theo phương án huy động và nâng cao năng lực sản xuất, sẵn có của xí nghiệp  đưa vào kế hoạch năm 1974(và 1975).

Các đồng chí thủ trưởng các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Hội đồng Chính Phủ và  các đồng chí chủ tịch Ủy ban Hành chính các tỉnh, thành phố có trách nhiệm:

- Chỉ đạo chặt chẽ, hương dẫn, đôn đốc và kỉêm tra các đơn vị cơ sở trực thuộc tiến hành tổng kiểm kê, phân tích năng lực sản xuất, bảo đảm đúng yêu cầu và thời gian.

- Thành lập ngay Ban chỉ đạo tổng kiểm kê do một do một đồng chí thủ trưởng Bộ, cơ quan ngang Bộ,cơ quan trực thuộc Hội đồng Chính Phủ, đồng chí chủ tịch hoặc phó chủ tịch Ủy ban Hành chính phụ trách để giúp việc chỉ đạo tổng kiểm kê trong ngành, trong địa phương.

- Kịp thời biểu dương, khen thưởng các đơn vị làm tốt, đồng thời có thái độ xử lý nghiêm khắc và nêu cần phải thi hành kỷ luật, đối với những đơn vị làm qua loa, đại khái, báo cáo không trung thực, không chính xác, phải coi việc làm báo cáo không trung thực, không chính xác để cố tình hợp pháp hoá những việc làm sai trái là vi phạm pháp luật và phải xử lý theo đúng pháp luật.

- Tổng hợp tình hình tài sản, phân tích và có kế hoạch phát huy năng lực sẵn có của từng ngành kinh tế thuộc phạm vi quản lý trực tiếp của mình và gửi báo cáo cho Ban chỉ đạo điều tra và thanh lý tài sản của Chính Phủ và Tổng cục Thống kê, ngoài ra gửi cho Bộ Vật tư(phần báo cáo vật tư), Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuât Nhà nước (phần báo cáo thiết bị nghiên cứu khoa học), toàn bộ công việc báo cáo này phải xong trước ngày 15 tháng 11 nam 1973.

Các Bộ có chức năng quản lý, dự trữ vật tư Nhà nước trực tiếp chỉ đạo kiểm kêvà tổng hợp tình hình tài sản dự trữ Nhà nước báo cáo Thủ tướng Chính Phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Vật tư và Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê.

Ngân hàng Nhà nước trực tiếp chỉ đạo kiểm kê và tổng hợp tình hình tiền mặt, kiêm khí quý, ngoại tệ và các chứng khoán có giá trị như tiền trong kho, trong quỹ của các đơn vị ngân hàng, báo cáo Thủ tướng Chính Phủ Bộ trưởng Bộ Tài chính và Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê.

Bộ Quốc phòng và Bộ Công an đề ra phương án và trực tiếp chỉ đạo tổng kiểm kê tài sản trong các lực lượng vũ trang và lực lượng công an.

Ban chỉ đạo điều tra và thanh lý tài sản của Chính Phủ giúp Thường vụ Hội đồng Chính Phủ chỉ đạo công tác điều tra , hướng dẫn kế hoạch tổng kiểm kê , có trách nhiệm theo dõi, kiễm tra và đôn đốc các ngành, các địa phương, các đơn vị cơ sở thực hiện, bảo đảm yêu cầu và hoàn thành công việc đúng thời hạn, phải định kỳ phản ảnh tình hình công việc cho Thủ tướng Chính Phủ , phải nghiên cứu và phân tích tình hình sử dụng tài sản của Nhà nước ở các ngành, các cấp, kiến nghị các chủ trương vá biện pháp phát huy năng lực sản xuất và tăng cường quản lý các mặt, báo cáo Hội đồng Chính Phủ vào cuối tháng 12 năm 1973.

Các ngành là thành viên của Ban chỉ đạo điều tra và thanh lý tài sản của Chính Phủ phải bố trí lực lượng cán bộ cần thíêt, phát huy chức năng của mình, để bảo đảm các yêu cầu, mục tiêu của cuộc tổng kiểm kê, nhất là ba ngành có vai trò nòng cốt trong Ban là Tổng cục Thống kê , Bộ Tài chính, Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước .

Tổng cục Thống kê  có nhiệm vụ ban hành các biểu mẫu điều tra và kiểm kê , hướng dẫn nghiệp vụ cho các ngành, các địa phương, các đơn vị cơ sở, tổ chức nắm tình hình , tổng hợp số liêu ( cả hiện vật và giá trị), phối hợp với Bộ Tài chính phân tích và nhận xét tình hình tài sản Nhà nước ở các ngành, các địa phương, các đơn vị cơ sở và đề ra biện pháp chấn chỉnh công tác quản lý.

Bộ Tài chính có nhiệm vụ cùng Tổng cục Thống kê  quy định những nguyên tắc kiểm kê, kiểm tra tình hình tài sản của các ngành, phát hiện những khả năng tiềm tàng, kiến nghị biện pháp sử dụng và phát huy, nhận xét về tình trạng thừa, thiếu, mất mát, hư hỏng v.v.... chỉ đạo việc xử lý và thanh lý nhằm chấn chỉnh công tác quản lý.

Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước và hệ thống kế hoạch các nghành, các địa phương, các đơn vị cơ sở, phải tích cực tham gia công tác điều tra năng lực sản xuất và tổng kiểm kê tài sản, góp ý kiến nhận xét về các mặt, kịp thời khai thác và sử dụng các tài liệu về điều tra, kiểm kê để đánh giá năng lực sản xuất và đề ra chủ trương, biện pháp huy động những năng lực ấy một cách có hiệu quả trong kế hoạch 1974-1975.

Tổ chức công đoàn các cấp cần có kế hoạch động viên quần chúng công nhân viên chức vừa tham gia tổng kiểm kê, vừa giám sát tổng  kiểm kê, bảo đảm các tài liệu chính xác và trung thực, bảo đảm yêu cầu về thời gian.

 Cuộc tổng kiểm kê tài sản ngày 1 tháng 10 năm 1973 có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc xây dựng kế hoạch khôi phục và phát triển kinh tế , văn hoá 1974-1975 một cách có căn cứ vững chắc, cũng như đối với việc tăng cường chỉ đạo và quản lý kinh tế ngay từ ở đơn vị cơ sở. Các đồng chí thủ trưởng các Bộ, cơ quan trực thuộc Hội đồng Chính Phủ, chủ tịch Ủy ban Hành chính các tỉnh, thành phố và thủ trưởng các đơn vị cơ sở phải phối hợp với các công tác cấp bách khác của ngành, địa phương, cơ sở, tập trung mọi lực lượng cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và công nhân cần thiết để làm tốt cuộc tổng kiểm kê, phải chỉ đạo chặt chẽ công việc, từ việc xác định yêu cầu, nội dung, phương pháp và kế hoạch  tiến hành, cho đến việc nghiên cứu đề ra chủ trương phát huy năng lực sản xuất , tăng cường quản lý xí nghiệp.

[...]