Chỉ thị 17/CT-UBND năm 2012 thực hiện nhiệm vụ năm học 2012-2013 của ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Số hiệu | 17/CT-UBND |
Ngày ban hành | 13/08/2012 |
Ngày có hiệu lực | 23/08/2012 |
Loại văn bản | Chỉ thị |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu |
Người ký | Lê Thanh Dũng |
Lĩnh vực | Giáo dục |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 17/CT-UBND |
Bà Rịa - Vũng Tàu, ngày 13 tháng 08 năm 2012 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC THỰC HIỆN NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2012 - 2013 CỦA NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
Thực hiện Chỉ thị số 3398/CT-BGDĐT ngày 12/08/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên và giáo dục chuyên nghiệp năm học 2011-2012; Chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT ngày 22/7/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008-2013; Chỉ thị số 14/CT-UBND ngày 29/7/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu về việc thực hiện nhiệm vụ năm học 2011 - 2012 của ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; các văn bản chỉ đạo của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh tiếp tục đạt được những kết quả rất phấn khởi; chất lượng giáo dục và đào tạo tiếp tục ổn định, phát triển; năm học 2011-2012 ngành Giáo dục và Đào tạo đã triển khai nhiều hoạt động, với nhiều giải pháp tích cực để nâng cao chất lượng giáo dục, tỷ lệ huy động học sinh trong độ tuổi đến trường ngày càng cao, tỷ lệ học sinh bỏ học giảm đáng kể; tỷ lệ học sinh khá, giỏi tăng, tỷ lệ học sinh yếu kém giảm. Phong trào thi đua “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” có hiệu quả tích cực, tạo khí thế mới trong phong trào thi đua “dạy tốt học tốt” có hiệu quả tích cực, tạo khí thế mới trong phong trào thi đua “dạy tốt học tốt” ở các nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong những năm học tiếp theo.
Có được những kết quả trên là do sự chủ động của lãnh đạo ngành, sự nỗ lực của toàn thể đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; sự chỉ đạo sâu sát của Bộ Giáo dục và Đào tạo, sự lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh; sự phối hợp của các sở, ban, ngành, địa phương trong tỉnh, sự đồng thuận của toàn xã hội.
Thực hiện chỉ thị số 2737/CT-BGDĐT ngày 27 tháng 7 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên và giáo dục chuyên nghiệp năm học 2012 - 2013; tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được trong năm học 2011 - 2012 và những năm qua, Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ thị:
1. Sở Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm:
a) Tổ chức tổng kết đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ năm học 2011 - 2012 làm cơ sở xây dựng, phương hướng nhiệm vụ năm học 2012 - 2013 với mục tiêu tiếp tục đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục. (Nội dung tổng kết đánh giá hết sức cụ thể cho từng lĩnh vực hoạt động của ngành giáo dục và đào tạo).
b) Tiếp tục quán triệt thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng Toàn quốc lần thứ XI về đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục Việt Nam, Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ V. Xây dựng và triển khai Đề án “Quy hoạch phát triển Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2012 - 2015 và tầm nhìn đến 2020”, thực hiện Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020 theo Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ. Đẩy mạnh cải cách hành chính; thực hiện đồng bộ phân cấp quản lý giáo dục và đào tạo phạm vi toàn tỉnh; tăng quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của các cơ sở giáo dục và các cơ quan quản lý giáo dục địa phương trong quản lý giáo dục; tích cực, chủ động tham mưu với lãnh đạo địa phương ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Phòng Giáo dục và Đào tạo đảm bảo hành lang pháp lý cho cơ quan Sở, Phòng Giáo dục và Đào tạo đáp ứng nhiệm vụ được giao theo Nghị định số 115/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ.
c) Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động thanh tra hành chính và chuyên ngành về giáo dục. Tăng cường hoạt động tự thanh tra, kiểm tra của các cơ sở giáo dục. Xử lý nghiêm túc, kịp thời các vi phạm pháp luật.
d) Thực hiện việc công khai chất lượng đạt được và điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục và đào tạo, quản lý thu - chi tài chính, quản lý công tác tuyển sinh đầu cấp đảm bảo sự giám sát của cơ quan nhà nước, của các tổ chức chính trị xã hội, nhân dân; tăng cường chỉ đạo nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tự kiểm tra của các cơ sở GD.
e) Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức, viên chức và học sinh, sinh viên trong toàn Ngành. Tổ chức tổng kết, đánh giá việc thực hiện Quyết định số 1928/QĐ-TTg ngày 20/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường.
g) Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý giáo dục và dạy học. Chủ động phối hợp tuyên truyền các hoạt động giáo dục tạo sự đồng thuận của xã hội. Tiếp tục đổi mới công tác thi đua khen thưởng theo hướng thiết thực, hiệu quả; tăng cường công tác truyền thông trong thi đua, khen thưởng.
h) Tiếp tục triển khai có hiệu quả, sáng tạo việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh theo Chỉ thị số 03-CT/TW ngày 14/5/2011 của Bộ Chính trị; chú trọng công tác giáo dục đạo đức, giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh, sinh viên; nâng cao đạo đức nghề nghiệp của nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; tổng kết 5 năm thực hiện cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
i) Đẩy mạnh công tác giáo dục thể chất, chăm sóc sức khỏe; tăng cường công tác quản lý, phối hợp đảm bảo an ninh, trật tự trường học, phòng chống tội phạm, bạo lực, tệ nạn xã hội trong học sinh, sinh viên.
k) Đẩy mạnh hoạt động khảo thí, kiểm định và đánh giá chất lượng giáo dục; tiếp tục đổi mới đồng bộ công tác kiểm tra, đánh giá; tiếp tục triển khai tự đánh giá trong các trường mầm non, phổ thông, trung tâm Giáo dục thường xuyên; từng bước thực hiện đánh giá ngoài đối với một số đơn vị có đủ điều kiện theo quy định.
l) Tập trung chỉ đạo, phấn đấu thực hiện đúng lộ trình đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi đã được phê duyệt, huy động trên 98% trẻ 5 tuổi ra lớp và học hai buổi/ngày. Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ khi ở trường, tăng tỷ lệ trẻ ăn bán trú, học 2 buổi/ngày. Củng cố kết quả phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở, tăng cường phần luồng học sinh sau trung học cơ sở và xóa mù chữ cho người lớn.
m) Thực hiện nghiêm túc, linh hoạt kế hoạch giáo dục phù hợp điều kiện thực tế địa phương. Tích cực chuẩn bị đủ các điều kiện đảm bảo chất lượng, đặc biệt chất lượng giáo viên, cơ sở vật chất để triển khai Đề án ngoại ngữ và Đề án tiếng Nhật sau khi được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
n) Tăng cường các giải pháp để tiếp tục giảm tỷ lệ học sinh yếu kém và học sinh bỏ học, tăng tỷ lệ học sinh khá, giỏi. Tập trung chỉ đạo đổi mới kiểm tra đánh giá, đổi mới phương pháp dạy học; dạy học phân hóa trên cơ sở chuẩn kiến thức, kỹ năng của Chương trình giáo dục phổ thông.
o) Đẩy nhanh tiến độ xây dựng trường mầm non, phổ thông đạt Chuẩn quốc gia; mở rộng diện học sinh được học buổi/ngày, nhất là ở tiểu học và trung học cơ sở.
p) Tiếp tục nâng cao nhận thức cho mọi người về học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập. Củng cố mô hình hoạt động của các trung tâm giáo dục thường xuyên - dạy nghề và giới thiệu việc làm và trung tâm học tập cộng đồng theo hướng một cơ sở thực hiện nhiều nhiệm vụ; tăng cường nề nếp, kỷ cương, hiệu quả hoạt động của các trung tâm tin học, ngoại ngữ; tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học; nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, giáo viên các cơ sở giáo dục thường xuyên; đổi mới phương pháp dạy học; đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học viên; chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và dạy học. Tiếp tục thực hiện Chương trình Xóa mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ.
q) Mở rộng quy mô, đa dạng hóa các ngành nghề đào tạo, các hình thức đào tạo, các hệ đào tạo trung cấp chuyên nghiệp; thực hiện các giải pháp phân luồng để tăng tỷ lệ học sinh sau trung học cơ sở vào học trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với các hoạt động mở ngành đào tạo, liên kết đào tạo trình độ trung cấp chuyên nghiệp.
r) Đào tạo theo quy hoạch phát triển nguồn nhân lực đã được phê duyệt; đẩy mạnh hợp tác với các đơn vị sử dụng nhân lực; thực hiện tốt công tác quản lý các chương trình hợp tác quốc tế trong giáo dục trung cấp chuyên nghiệp.
s) Tăng cường bồi dưỡng về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá, tăng cường phương pháp kỷ luật tích cực trong nhà trường cho cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên; bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ quản lý, giáo viên, viên chức làm công tác thiết bị và thư viện các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên và trung cấp chuyên nghiệp.
t) Tiếp tục tham mưu UBND tỉnh ban hành các cơ chế, chính sách đối với giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục nhằm thu hút người giỏi, tạo động lực phấn đấu cho nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục của địa phương.
u) Tiếp tục thực hiện Đề án Kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên đáp ứng nhu cầu và hiệu quả sử dụng; chuẩn hóa cơ sở vật chất kỹ thuật cho các cơ sở giáo dục. Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện xã hội hóa giáo dục, tăng cường huy động các nguồn lực phát triển giáo dục; Phối hợp với các liên quan chỉ đạo các cơ sở giáo dục thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách miễn, giảm học phí, chính sách tín dụng học sinh, sinh viên nhằm đảm bảo học sinh, sinh viên thuộc diện chính sách, hoàn cảnh khó khăn có khả năng học tập đều được đi học.
x) Tích cực chủ động thực hiện các giải pháp phù hợp, đồng thời phối hợp chặt chẽ với các ngành chức năng, các: Hội Khuyến học, Hội Cựu Giáo chức, Hội Liên hiệp phụ nữ, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã, để khắc phục và ngăn ngừa có hiệu quả tình trạng học sinh bỏ học, hiện tượng bạo lực trong trường học.
y) Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo thực hiện tốt các nhiệm vụ để duy trì thành quả công tác phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục trung học cơ sở, triển khai một cách vững chắc, có trọng điểm và hiệu quả công tác phổ cập giáo dục trung học cơ sở đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục bậc trung học;
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã có trách nhiệm phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức kiểm tra việc chuẩn bị cho năm học mới 2011 - 2012 theo yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo và theo tinh thần của chỉ thị này, cụ thể: