Chỉ thị 16/CT-UBND năm 2022 thực hiện giải pháp đảm bảo cân đối cung cầu, tăng cường công tác quản lý, điều hành bình ổn giá cả thị trường, đảm bảo trật tự an toàn xã hội năm 2023 và dịp Tết Nguyên đán Quý Mão do tỉnh Sơn La ban hành

Số hiệu 16/CT-UBND
Ngày ban hành 08/12/2022
Ngày có hiệu lực 08/12/2022
Loại văn bản Chỉ thị
Cơ quan ban hành Tỉnh Sơn La
Người ký Hoàng Quốc Khánh
Lĩnh vực Thương mại,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH SƠN LA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 16/CT-UBND

Sơn La, ngày 08 tháng 12 năm 2022

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO CÂN ĐỐI CUNG CẦU, TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ, ĐIỀU HÀNH BÌNH ỔN GIÁ CẢ THỊ TRƯỜNG, ĐẢM BẢO TRẬT TỰ AN TOÀN XÃ HỘI NĂM 2023 VÀ DỊP TẾT NGUYÊN ĐÁN QUÝ MÃO

Năm 2022, giá cả nhiều loại mặt hàng thiết yếu biến động thường xuyên, các loại vật liệu xây dựng, xăng, dầu, khí đốt hóa lỏng, lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, vật tư y tế, vật tư nông nghiệp... có xu hướng tăng cao, tác động đến sản xuất, kinh doanh, đời sống của Nhân dân và thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Trước tình hình đó Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt với những biện pháp phòng chống lạm phát, phương án đảm bảo nguồn cung hàng hóa thiết yếu cho người dân, để hạn chế thấp nhất ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế của địa phương, do đó giá cả thị trường trên địa bàn được kiểm soát, chỉ số giá bình quân 11 tháng năm 2022 tăng 2,72% so với cùng kỳ năm 2021.

Để thực hiện tốt mục tiêu kiềm chế lạm phát, bình ổn giá cả thị trường theo chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tài chính, Công thương, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh tỉnh và chủ động chuẩn bị tốt các điều kiện cho cán bộ, chiến sỹ, Nhân dân đón xuân Quý Mão năm 2023, vui vẻ, an toàn, lành mạnh, tiết kiệm. Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Giám đốc các sở, ban, ngành, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố triển khai thực hiện một số nội dung trọng tâm sau:

I. YÊU CẦU

1. Thực hiện đồng bộ các giải pháp, bảo đảm cân đối nguồn cung ứng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của Nhân dân trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023. Nâng cao chất lượng công tác dự báo thị trường, theo dõi sát diễn biến giá cả hàng hóa, đánh giá nguồn cung, nhu cầu hàng hóa, nhất là các mặt hàng thiết yếu, những mặt hàng có biến động tăng giá cao trên địa bàn thời gian qua để chủ động có phương án bảo đảm cân đối lượng hàng hóa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của Nhân dân, ổn định thị trường, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, gián đoạn nguồn hàng gây tăng giá đột biến trong dịp cuối năm và tết Nguyên Đán hoặc trong trường hợp dịch bệnh bùng phát.

2. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, bảo đảm kịp thời, minh bạch thông tin về giá và công tác điều hành giá của cấp có thẩm quyền. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường đối với các mặt hàng thuộc danh mục Nhà nước định giá, kiểm soát giá. Các sở, ban, ngành phối hợp chặt chẽ với UBND các huyện, thành phố triển khai thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về giá, các biện pháp bình ổn giá và giá cả thị trường đến các tổ chức, Nhân dân trên địa bàn để phối hợp, phát hiện, ngăn chặn kịp thời hành vi vi phạm pháp luật về giá, gian lận thương mại, không để xảy ra tình trạng mất cung - cầu dẫn đến tăng giá đột biến.

3. Tổ chức quán triệt và triển khai thực hiện nghiêm Chỉ thị số 19-CT/TW ngày 18 tháng 11 năm 2022 của Ban Bí thư Trung ương về việc tổ chức Tết Quý Mão năm 2023.

4. Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố căn cứ các quy định của pháp luật về giá, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính, nội dung Chỉ thị này, chủ động xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện tại đơn vị và trên địa bàn; phối hợp chặt chẽ với các tỉnh, thành phố trong và ngoài nước tạo thuận lợi cho việc lưu thông hàng hóa thuận tiện, quán triệt, thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ, ngành Trung ương trong việc tổ chức chúc Tết, tặng quà.

5. Tăng cường công tác triển khai, kiểm soát thị trường; ngăn chặn kịp thời, có hiệu quả các hiện tượng đầu cơ, găm hàng, tăng giá bất hợp pháp, giữ ổn định chỉ số giá hàng hóa, phù hợp với chỉ số giá chung của cả nước; tập trung triển khai có hiệu quả các giải pháp về kiềm chế lạm phát, bình ổn giá cả thị trường, không để biến động về giá, góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh và ổn định đời sống của Nhân dân.

6. Ngay sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão, các cơ quan, tổ chức, đơn vị khẩn trương triển khai công việc, không để chậm trễ ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất, kinh doanh và giải quyết các thủ tục hành chính với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân.

II. NHIỆM VỤ CÁC NGÀNH THỰC HIỆN

1. Ban Chỉ đạo 389 tỉnh

Tăng cường công tác chỉ đạo, rà soát, kiểm tra, đôn đốc các cơ quan, đơn vị có liên quan trong công việc đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, bảo đảm thực hiện nghiêm, có hiệu quả chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Công thương, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, UBND tỉnh; trình cấp thẩm quyền thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành thực hiện kiểm tra, kiểm soát thực trạng việc chấp hành các quy định của pháp luật về giá trong dịp trước, trong và sau tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023.

2. Sở Tài chính

- Chủ trì, phối hợp với Sở Công thương, Cục Thuế tỉnh và các sở, ngành liên quan trong việc kiểm tra chấp hành pháp luật về giá; thực hiện nghiêm các quy định về điều chỉnh giá, đăng ký, kê khai, niêm yết giá, trợ cước, trợ giá, công khai thông tin về giá. Tham mưu đề xuất các biện pháp kiểm soát chặt chẽ và ngăn chặn có hiệu quả các hiện tượng tiêu cực gây thiệt hại đến quyền lợi người tiêu dùng. Chú trọng giá các sản phẩm tiêu dùng thiết yếu và hàng hóa phục vụ tết, giá cước vận chuyển hành khách, hàng hóa, giá dịch vụ du lịch, lưu trú, thuốc chữa bệnh cho người.

- Theo dõi sát tình hình giá cả thị trường và diễn biến chỉ số giá tiêu dùng, kịp thời tham mưu trình cấp có thẩm quyền biện pháp bình ổn giá theo quy định. Hướng dẫn đôn đốc các tổ chức, doanh nghiệp thực hiện nghiêm các quy định về đăng ký giá, kê khai giá, niêm yết giá. Chủ động phối hợp với các Sở, ngành liên quan rà soát các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý giá, kịp thời phát hiện sự chồng chéo, không phù hợp với thực tiễn để tham mưu sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.

- Phối hợp với Đoàn kiểm tra của Ban chỉ đạo 389 tỉnh, kiểm tra, kiểm soát thực trạng việc chấp hành các quy định của pháp luật về giá trong dịp trước, trong và sau tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023.

- Thực hiện nghiêm chế độ thông tin báo cáo giá cả thị trường theo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính và Thông tư số 116/2018/TT-BTC ngày 28 tháng 11 năm 2018 của Bộ Tài chính.

- Quản lý chặt chẽ chi ngân sách bảo đảm hiệu quả, tiết kiệm, đúng chế độ; rà soát, cắt giảm hoặc tạm ngừng các khoản chi chưa thực sự cấp bách, nội dung không thiết thực.

3. Sở Công thương

- Theo dõi, đánh giá nguồn cung, nhu cầu hàng hóa, nhất là các mặt hàng thiết yếu, những mặt hàng có biến động tăng giá cao trên địa bàn thời gian qua để chủ động có phương án bảo đảm cân đối cung cầu, ổn định thị trường, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, gián đoạn nguồn hàng gây tăng giá đột biến trong dịp cuối năm và tết Nguyên Đán hoặc trong trường hợp dịch bệnh bùng phát.

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các đơn vị chức năng theo dõi sát tình hình sản xuất, diễn biến dịch bệnh, thời tiết; đánh giá năng lực cung ứng nguồn hàng thực phẩm thiết yếu cho thị trường cuối năm và dịp Tết Nguyên đán, chủ động đề xuất phương án đảm bảo nguồn cung, ổn định thị trường các mặt hàng nông sản thực phẩm thiết yếu dịp cuối năm và Tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023, đảm bảo sản xuất theo đúng quy hoạch và theo khuyến cáo của các Bộ, ngành hữu quan, tránh tình trạng dư thừa hoặc thiếu cục bộ, ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường hàng hóa trong nước nói chung và thị trường thực phẩm nói riêng.

- Phối hợp với Sở Giao thông vận tải, các Sở, ngành liên quan hỗ trợ và kịp thời tháo gỡ khó khăn cho việc lưu thông hàng hóa, nhằm đảm bảo cho lưu thông hàng hóa thông suốt và kịp thời cung ứng cho thị trường dịp cuối năm và dịp Tết Nguyên đán.

- Đôn đốc các doanh nghiệp triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại nội địa, các chương trình kích cầu tiêu dùng; có cơ chế ưu tiên và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia Chương trình bình ổn mở rộng mạng lưới phân phối hàng hóa, các phương thức bán hàng lưu động ... để cung ứng hàng hóa bình ổn đến khu vực đông dân cư, các khu vực vùng sâu, vùng xa ... nhằm tăng khả năng tiếp cận hàng bình ổn cho các đối tượng khó khăn, các đối tượng có thu nhập trung bình và thấp.

- Chỉ đạo các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trên địa bàn, dự trữ đầy đủ có phương án đảm bảo nguồn cung xăng dầu cho thị trường dịp cuối năm và Tết Nguyên đán; phối hợp với các cơ quan chức năng tăng cường kiểm soát chất lượng, đo lường xăng dầu lưu thông trên thị trường.

- Kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc đảm bảo cung ứng điện của các Công ty Điện lực tại địa phương, trong đó đặc biệt lưu ý phương án dự phòng để đảm bảo đủ điện cho sản xuất, sinh hoạt của Nhân dân và cung cấp điện cho các cơ sở y tế để khám, chữa bệnh. Chỉ đạo các Công ty Điện lực chú trọng công tác bảo đảm an toàn phòng chống, chập, cháy điện tại các nơi công cộng, khu dân cư, khu vui chơi.

- Phối hợp với Cục Quản lý thị trường tỉnh, tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát thị trường đối với các lĩnh vực về giá, chất lượng sản phẩm, các quy định về an toàn thực phẩm, các hành vi đầu cơ, găm hàng, tăng giá trái pháp luật trên địa bàn.

[...]
2
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ