Chỉ thị 16/CT-CTUBND năm 2022 về tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
Số hiệu | 16/CT-CTUBND |
Ngày ban hành | 29/06/2022 |
Ngày có hiệu lực | 29/06/2022 |
Loại văn bản | Chỉ thị |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Vĩnh Phúc |
Người ký | Lê Duy Thành |
Lĩnh vực | Bộ máy hành chính |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 16/CT-CTUBND |
Vĩnh Phúc, ngày 29 tháng 6 năm 2022 |
Trong thời gian qua, công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo tiếp tục được cấp ủy Đảng, Chính quyền các cấp và các cơ quan, đơn vị quan tâm, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, kết quả đã có nhiều chuyển biến tích cực; nhận thức và trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo được nâng lên; kịp thời triển khai thực hiện nghiêm túc các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương, Tỉnh ủy, UBND tỉnh về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Nhiều vụ việc khiếu nại, tố cáo đông người, phức tạp, kéo dài được giải quyết xong; công tác rà soát, theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn giải quyết khiếu nại, tố cáo được duy trì thực hiện thường xuyên; thanh tra, kiểm tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo được tăng cường thực hiện; công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và bồi dưỡng nghiệp vụ về khiếu nại, tố cáo được quan tâm thực hiện và đang phát huy hiệu quả.
Tuy nhiên, công tác lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện quản lý nhà nước về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo còn bộc lộ một số hạn chế: Một số nơi cấp ủy đảng, chính quyền còn lúng túng, bị động trong chỉ đạo, xử lý giải quyết các vụ việc đông người khi mới phát sinh; chưa quyết liệt trong chỉ đạo và chưa giải quyết hết trách nhiệm vụ việc thuộc thẩm quyền. Việc tổ chức thực hiện các quyết định giải quyết khiếu nại, kết luận nội dung tố cáo còn chưa kịp thời. Việc bố trí cán bộ làm công tác tiếp công dân, tiếp nhận và xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo chưa được quan tâm đúng mức. Việc theo dõi, dự báo tình hình về khiếu nại, tố cáo còn chủ quan, chưa kịp thời. Phân loại, xử lý đơn một số trường hợp nhất là ở cấp xã còn có sự nhầm lẫn về đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh dẫn đến áp dụng quy trình giải quyết từng vụ việc không đúng theo quy định. Một số vụ việc chất lượng kiểm tra, xác minh còn hạn chế; việc áp dụng pháp luật trong giải quyết khiếu nại, tố cáo có lúc, có việc đề xuất biện pháp xử lý chưa phù hợp với thực tế, thiếu tính khả thi. Một số vụ việc được Tổ công tác của tỉnh, Thanh tra tỉnh sau khi kiểm tra, xác minh, rà soát; xác định thẩm quyền giải quyết; đồng thời hướng dẫn, thống nhất giải quyết nhưng đến nay một số nơi còn chậm tiến hành giải quyết và ban hành văn bản giải quyết.
Để tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn tỉnh, góp phần giữ vững ổn định tình hình an ninh và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn, phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội. Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu:
1. Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố
1.1. Tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 26/5/2014 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng về công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại tố cáo; Thông tri số 28-TTr/TU ngày 27/8/2014 của Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng trong việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị; Quy định số 11-QĐi/TW ngày 18/02/2019 của Bộ Chính trị “Về trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy trong việc tiếp dân, đối thoại trực tiếp với dân và xử lý những phản ánh, kiến nghị của dân”; Luật tiếp công dân năm 2013; Luật Khiếu nại năm 2011; Luật Tố cáo năm 2018 và các văn bản hướng dẫn thực hiện luật; Chỉ thị của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; Quy chế phối hợp trong hoạt động tiếp công dân…
1.2. Thực hiện nghiêm việc tiếp công dân thường xuyên, định kỳ và đột xuất của người đứng đầu theo quy định; công khai Lịch tiếp công dân trên Cổng/Trang thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị. Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện tốt việc tiếp nhận, phân loại, xử lý đơn bảo đảm kịp thời, rõ ràng, thống nhất, đúng quy định và tạo điều kiện thuận tiện cho công dân thực hiện các thủ tục về khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh. Trong quá trình thực hiện tiếp nhận, phân loại, xử lý đơn phải đảm bảo đúng theo quy định tại Thông tư số 05/2021/TT- TTCP ngày 01/10/2021 của Tổng Thanh tra Chính phủ quy định quy trình xử lý đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn kiến nghị, phản ánh.
1.3. Làm tốt công tác theo dõi, dự báo tình hình khiếu nại, tố cáo. Giải quyết kịp thời, đúng quy định của pháp luật, phù hợp với thực tế đối với các vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền ngay từ khi mới phát sinh tại cơ sở, phấn đấu tỷ lệ giải quyết đạt trên 85%; trong quá trình thực hiện phải đảm bảo đúng trình tự, thủ tục, thời hạn theo quy định của Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, Nghị định số 31/2019/NĐ-CP ngày 10/4/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp tổ chức thi hành Luật Tố cáo, Nghị định số 124/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Khiếu nại và các quy định có liên quan. Trong quá trình giải quyết khiếu nại phải thực hiện nghiêm việc tổ chức đối thoại với công dân trước khi ban hành quyết định giải quyết khiếu nại theo quy định tại Điều 39 Luật Khiếu nại.
1.4. Tổ chức thực hiện các quyết định giải quyết khiếu nại, kết luận nội dung tố cáo đã có hiệu lực pháp luật phấn đấu đạt tỷ lệ trên 85%; không để tồn đọng, kéo dài mà không có lý do chính đáng gây bức xúc trong dư luận xã hội. Xử lý nghiêm trách nhiệm đối với đơn vị, cá nhân không chấp hành quyết định giải quyết khiếu nại, kết luận xử lý tố cáo đã có hiệu lực pháp luật.
1.5. Chỉ đạo công chức, đơn vị thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin báo cáo, tổng hợp số liệu công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; nhập, gửi số liệu báo cáo kịp thời trên phần mềm cơ sở dữ liệu theo quy định của Thông tư số 02/2021/TT-TTCP ngày 22/3/2021 của Tổng Thanh tra Chính phủ quy định chế độ báo cáo công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng trên địa bàn, lĩnh vực phụ trách theo đúng quy định.
1.6. Tăng cường đôn đốc, kiểm tra việc thi hành công vụ của đội ngũ công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý, nâng cao chất lượng giải quyết công việc, chất lượng phục vụ nhân dân. Xử lý nghiêm những hành vi nhũng nhiễu, gây khó khăn, phiền hà đối với người dân và doanh nghiệp nhằm hạn chế phát sinh khiếu kiện.
1.7. Bố trí cán bộ tiếp công dân có phẩm chất chính trị, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ tốt; có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, am hiểu thực tế, có khả năng vận động, thuyết phục quần chúng; tăng cường tập huấn nghiệp vụ, quy trình tiếp công dân; giải quyết khiếu nại, tố cáo cho cán bộ, công chức trực tiếp tham mưu về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo.
1.8. Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo cho cán bộ, công chức và Nhân dân bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú, phù hợp với đặc điểm, tình hình thực tế và đặc thù của các cơ quan, đơn vị đảm bảo thực chất, hiệu quả; quán triệt đầy đủ các nội dung luật định nhằm giúp cho công dân thông hiểu để thực hiện đúng, đầy đủ quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mình khi tham gia khiếu nại, tố cáo cũng như trong quá trình tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của cán bộ, công chức có thẩm quyền.
Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; về kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo của Nhà nước, góp phần nâng cao ý thức pháp luật cho Nhân dân, kịp thời phê phán, đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo.
3. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội
Phát huy công tác phối hợp vận động, giám sát của Hội đồng nhân dân, Mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội cùng cấp đối với công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo nhằm phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, phát huy vai trò giám sát tại cộng đồng, tăng cường giám sát việc thực hiện kiến nghị sau giám sát. Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể tích cực tham gia công tác hòa giải cơ sở; phát huy vai trò đại diện quyền lợi ích của nhân dân, đối thoại, vận động, thuyết phục công dân chấm dứt khiếu nại, tố cáo không đúng, giảm thiểu các tranh chấp, khiếu kiện từ cơ sở.
Xây dựng kế hoạch tiến hành rà soát, lập danh sách các vụ việc khiếu nại, tố cáo đông người, phức tạp, kéo dài trên địa bàn tỉnh. Làm việc với UBND các huyện, thành phố để nghe báo cáo và trực tiếp chỉ đạo, cho ý kiến đối từng vụ việc cụ thể. Tập trung phối hợp với các cấp, các ngành tham mưu UBND tỉnh giải quyết dứt điểm các vụ việc KNTC phức tạp, kéo dài.
Tăng cường trao đổi, phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh, tạo sự thống nhất trong quá trình xem xét, giải quyết, nhất là đối với những vụ việc khiếu nại, tố cáo tiềm ẩn nguy cơ phức tạp. Tránh nguy cơ phát sinh tạo thành điểm nóng về khiếu nại, tố cáo, hạn chế tình trạng khiếu kiện vượt cấp.
5.1. Chánh Thanh tra tỉnh tiếp tục tăng cường trách nhiệm trong việc tham mưu giúp UBND tỉnh quản lý nhà nước về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo.
5.2. Bám sát sự chỉ đạo, giao nhiệm vụ của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, định hướng của Thanh tra Chính Phủ tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra chuyên đề, đột xuất về trách nhiệm thực hiện pháp luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn tỉnh; trong đó tập trung vào những nơi có nhiều vụ việc khiếu nại, phức tạp, kéo dài, đơn thư tố cáo tiêu cực, tham nhũng, dư luận có nhiều ý kiến; kiến nghị xử lý những vi phạm để xảy ra những tồn tại, hạn chế trong việc thực hiện pháp luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo.
5.3.Thường xuyên theo dõi, tăng cường kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của Chủ tịch UBND tỉnh và Thanh tra tỉnh; các quyết định giải quyết khiếu nại, kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý tố cáo của Chủ tịch UBND tỉnh nhưng chưa được giải quyết dứt điểm để tổ chức thực hiện, xử lý và kiến nghị xử lý đối với các cơ quan, đơn vị thiếu trách nhiệm không hoặc chậm tổ chức thực hiện; các tổ chức, cá nhân là đối tượng có nghĩa vụ phải thực hiện nhưng cố tình chây ỳ không thực hiện nghĩa vụ, nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết KNTC.
5.4. Nghiên cứu, tham mưu, đề xuất tổ chức tập huấn nghiệp vụ định kỳ cho đội ngũ công chức tham mưu giúp việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn tỉnh. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông vào hoạt động tuyên truyền. Triển khai đồng bộ, hiệu quả Cơ sở dữ liệu Quốc gia về khiếu nại, tố cáo.
5.5. Chủ trì phối hợp với Ban Tiếp công dân tỉnh đôn đốc các địa phương, đơn vị chấp hành nghiêm chế độ báo cáo về tiến độ, kết quả giải quyết các vụ việc do các cơ quan Trung ương, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh giao giải quyết, kiểm tra, xác minh và các vụ việc thuộc thẩm quyền (bao gồm các vụ việc do đơn vị trực tiếp tiếp nhận và do các cơ quan có thẩm quyền chuyển đến).
5.6. Chủ trì phối hợp với Ban Tiếp công dân tỉnh tổng hợp, đề xuất với UBND tỉnh xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật các trường hợp không kịp thời thực hiện chỉ đạo của các cấp có thẩm quyền trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị phản ánh của công dân.