Chỉ thị 14/CT-UBND năm 2020 về tổ chức thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2021 do tỉnh Vĩnh Long ban hành

Số hiệu 14/CT-UBND
Ngày ban hành 29/12/2020
Ngày có hiệu lực 29/12/2020
Loại văn bản Chỉ thị
Cơ quan ban hành Tỉnh Vĩnh Long
Người ký Lữ Quang Ngời
Lĩnh vực Tài chính nhà nước

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH LONG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------

Số: 14/CT-UBND

Vĩnh Long, ngày 29 tháng 12 năm 2020

VỀ VIỆC TỔ CHỨC THỰC HIỆN DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2021

Căn cứ Quyết định số 1950/QĐ-TTg ngày 28/11/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao dự toán ngân sách nhà nước năm 2021;

Căn cứ Quyết định số 2060/QĐ-BTC ngày 03/12/2020 của Bộ Tài chính về việc giao dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2021;

Căn cứ Nghị quyết số 278/NQ-HĐND ngày 11/12/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh khóa 9, kỳ họp thứ 20 về việc phê chuẩn dự toán thu NSNN, chi ngân sách địa phương năm 2021; phương án phân bổ ngân sách cấp tỉnh và số bổ sung cho ngân sách cấp dưới năm 2021;

Căn cứ Nghị quyết số 281/NQ-HĐND ngày 11/12/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh khóa 9, kỳ họp thứ 20 về việc phân bổ kế hoạch vốn đầu tư công năm 2021 của tỉnh Vĩnh Long;

Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các Sở, Ban, Ngành tỉnh, UBND các Huyện, Thị xã, Thành phố; các Đoàn thể, các Hội tổ chức thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2021, cụ thể như sau:

I. Phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách nhà nước

1. Năm 2021, tiếp tục kéo dài thời kỳ ổn định ngân sách giai đoạn 2017- 2020, việc thực hiện phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp chính quyền địa phương, tỷ lệ phần trăm (%) phân chia nguồn thu giữa các cấp ngân sách thực hiện theo các Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh: Nghị quyết số 33/2016/NQ-HĐND ngày 09/12/2016 về việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương ổn định giai đoạn 2017 - 2020 và Nghị quyết số 123/2018/NQ-HĐND ngày 06/7/2018 về sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 33/2016/NQ-HĐND; Nghị quyết số 14/2020/NQ-HĐND ngày 11/12/2020 về việc sửa đổi Điều 1 của Nghị quyết số 33/2016/NQ-HĐND.

2. Tiếp tục phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách theo các Nghị quyết của HĐND tỉnh: Nghị quyết số 32/NQ-HĐND ngày 09/12/2016 về việc phê chuẩn định mức phân bổ chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2017; Nghị quyết số 179/NQ-HĐND ngày 12/7/2019 về việc bãi bỏ điểm c, khoản 4 mục III phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết số 32/NQ-HĐND; Nghị quyết số 224/NQ-HĐND ngày 06/12/2019 của HĐND tỉnh về việc điều chỉnh khoản 4, mục III phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết số 32/NQ-HĐND; Nghị quyết số 270/NQ-HĐND ngày 15/9/2020 về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 32/NQ-HĐND.

3. Tiếp tục thực hiện điều tiết 100% về ngân sách trung ương số thu từ xử phạt vi phạm hành chính của lực lượng quản lý thị trường.

1. Ủy ban nhân dân tỉnh phân bổ và giao dự toán thu, chi NSNN theo Nghị quyết số 278/NQ-HĐND ngày 11/12/2020 của HĐND tỉnh về việc phê chuẩn dự toán thu NSNN, chi ngân sách địa phương năm 2021; phương án phân bổ ngân sách cấp tỉnh và số bổ sung cho ngân sách cấp dưới năm 2021.

2. UBND các huyện, thị xã, thành phố căn cứ vào dự toán thu, chi NSNN năm 2021 được giao thực hiện giao dự toán thu, chi NSNN năm 2021 trên địa bàn mình quản lý theo quy định.

1. Phân bổ và giao dự toán chi đầu tư phát triển

a) Các cơ quan và địa phương phân bổ, giao dự toán chi đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước phải tuân thủ đúng quy định Luật Đầu tư công; Nghị định số 40/2020/NĐ-CP ngày 06/4/2020 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đầu tư công; Nghị quyết số 281/NQ-HĐND ngày 11/12/2020 của HĐND tỉnh về phân bổ kế hoạch vốn đầu tư công năm 2021 của tỉnh Vĩnh Long và các văn bản hướng dẫn.

b) Dự toán chi đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước ưu tiên bố trí thanh toán nợ xây dựng cơ bản, thu hồi vốn ứng trước nợ tạm ứng theo kiến nghị của Kiểm toán nhà nước (nếu có); tập trung đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các chương trình, dự án quan trọng, dự án chuyển tiếp hoàn thành trong năm 2021, vốn đối ứng các chương trình, dự án ODA; phần còn lại mới xem xét bố trí cho dự án khởi công mới đã có đủ thủ tục đầu tư theo quy định của pháp luật, trong đó ưu tiên dự án cấp bách về phòng chống, khắc phục lũ lụt, thiên tai, bảo vệ môi trường.

c) Bố trí dự toán chi bồi thường giải phóng mặt bằng tương ứng số tiền nhà đầu tư đã tự nguyện ứng trước để bồi thường, giải phóng mặt bằng theo phương án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

a) Các cơ quan, đơn vị và địa phương phân bổ, giao dự toán chi thường xuyên cho các đơn vị sử dụng ngân sách phải đảm bảo khớp đúng dự toán được UBND tỉnh giao kể cả về tổng mức và chi tiết theo từng lĩnh vực chi; phân bổ dự toán chi phải bảo đảm về thời gian theo quy định, đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định, đảm bảo bố trí đủ kinh phí thực hiện các chính sách, chế độ đã ban hành, những nhiệm vụ quan trọng theo quy định của pháp luật, những nhiệm vụ đã được cấp có thẩm quyền quyết định.

Kinh phí đánh giá quy hoạch tiếp tục được bố trí dự toán kinh phí thường xuyên theo quy định của Luật Quy hoạch. Đồng thời, việc phân bổ và giao dự toán chi thường xuyên phù hợp với tiến độ và lộ trình thực hiện tinh giản biên chế, sắp xếp tổ chức bộ máy, sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, nâng cao mức độ tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập, điều chỉnh giá, phí...theo quy định của nhà nước.

Chủ động bố trí kinh phí thực hiện: Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật theo Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật; công tác hòa giải ở cơ sở theo quy định của Luật Hòa giải ở cơ sở; Đề án “Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng giai đoạn 2019-2021”; Chủ động bố trí kinh phí thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ về bình đẳng giới theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn.

b) Căn cứ dự toán chi ngân sách được giao năm 2021, UBND huyện, thị xã, thành phố:

- Bố trí ngân sách cho công tác trợ giúp đối với người cao tuổi, người khuyết tật. Ưu tiên bố trí ngân sách để thực hiện các hoạt động, các chương trình, đề án về thực hiện quyền trẻ em đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt và cho công tác dân số theo Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.

- Chủ động bố trí kinh phí thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật theo Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật; công tác hòa giải ở cơ sở theo quy định; Các chính sách, chế độ được cơ quan có thẩm quyền ban hành đến thời điểm giao dự toán ngân sách năm 2021, chủ động sử dụng nguồn kinh phí tăng thêm đã bố trí trong quản lý hành chính giai đoạn ổn định ngân sách để giải quyết những chế độ chính sách do tỉnh ban hành thực hiện tại địa bàn cấp huyện, cấp xã (như: tổ tự quản hòa giải cơ sở; Ban tư vấn Ủy ban Mặt trận tổ quốc cấp huyện; kinh phí đặc thù cơ quan đảng; cơ quan tổng hợp; các hội; Ban đoàn kết công giáo cấp huyện; tiền ăn lực lượng trực xã trọng điểm; dân quân tự vệ...); Chủ động bố trí trong sự nghiệp giáo dục, đào tạo của ngân sách cấp mình kết hợp nguồn ngân sách cấp tỉnh bổ sung mục tiêu để thực hiện chi trả chế độ theo Nghị định số 76/2019/NĐ-CP của Chính phủ (trước đây là Nghị định số 116/2010/NĐ-CP), chính sách giáo dục mầm non theo Nghị định số 105/2020/NĐ-CP của Chính phủ, công tác tập huấn, bồi dưỡng đào tạo (như bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên chuẩn bị chương trình giáo dục phổ thông mới; bồi dưỡng nâng cao năng lực hiệu trưởng,...); kinh phí tổ chức bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp theo phân cấp quản lý.

- Bố trí kinh phí để thực hiện các chính sách, chế độ được cấp thẩm quyền ban hành đến thời điểm giao dự toán năm 2021. Căn cứ dự toán được giao, trường hợp các địa phương có nguồn cải cách tiền lương dự kiến hết năm 2021 còn dư, sau khi đã đảm bảo đủ nhu cầu cải cách tiền lương trong năm, thì sử dụng để chi trả thay phần ngân sách cấp trên hỗ trợ để thực hiện các chính sách an sinh xã hội do cấp thẩm quyền ban hành (giảm tương ứng phần ngân sách cấp trên phải hỗ trợ theo chế độ).

- Bố trí giao dự toán chi đảm bảo hoạt động của các cơ quan nhà nước được giao nhiệm vụ thu lệ phí. Trường hợp tổ chức thu phí áp dụng cơ chế tài chính theo Nghị định số 130/2005/NĐ-CP, Nghị định số 117/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước thì được để lại tiền phí thu theo quy định để trang trải chi phí cho hoạt động thu phí.

- Bố trí nguồn ngân sách địa phương cùng với huy động các nguồn lực hợp pháp khác nhằm triển khai Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07/3/2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng đến năm 2025.

- Bố trí dự phòng ngân sách các cấp chính quyền địa phương đảm bảo theo quy định tại Nghị quyết số 278/NQ-HĐND ngày 11/12/2020 của HĐND tỉnh và không thấp hơn mức dự phòng được UBND tỉnh giao năm 2021 để chủ động sử dụng cho các nội dung chi quy định tại khoản 2 Điều 10 Luật ngân sách nhà nước.

c) Các cấp ngân sách giao kế hoạch vốn đầu tư chi tiết cho từng dự án theo mã dự án đầu tư và ngành kinh tế (loại, khoản) theo phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư số 324/2016/TT-BTC ngày 21/12/2016 của Bộ Tài chính quy định về hệ thống mục lục ngân sách nhà nước.

I. Tổ chức quản lý thu ngân sách nhà nước

1. Đơn vị được cấp có thẩm quyền giao nhiệm vụ quản lý thu NSNN thực hiện theo quy định tại Điều 55 Luật ngân sách nhà nước, đồng thời lưu ý triển khai, thực hiện một số nội dung sau:

[...]