Chỉ thị 14/2007/CT-UBND về triển khai thực hiện Luật Công chứng do tỉnh Đắk Lắk ban hành

Số hiệu 14/2007/CT-UBND
Ngày ban hành 18/09/2007
Ngày có hiệu lực 28/09/2007
Loại văn bản Chỉ thị
Cơ quan ban hành Tỉnh Đắk Lắk
Người ký Lữ Ngọc Cư
Lĩnh vực Dịch vụ pháp lý,Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐẮK LẮK
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 14/2007/CT-UBND

Buôn Ma Thuột, ngày 18 tháng 9 năm 2007

 

CHỈ THỊ

V/V TRIỂN KHAI THỰC HIỆN LUẬT CÔNG CHỨNG

Trong những năm qua, hoạt động công chứng theo Nghị đinh số 75/2000/NĐ- CP ngày 08/12/2000 của Chính phủ trên địa bàn tỉnh đã đạt nhiều kết quả trong việc giải quyết kịp thời, đúng pháp luật các yêu cầu về công chứng, chứng thực của nhân dân, tổ chức và doanh nghiệp, góp phần bảo đảm an toàn về mặt pháp lý trong quan hệ, giao dịch dân sự, kinh tế, thương mại và các quan hệ xã hội khác, phòng ngừa tranh chấp, vi phạm pháp luật, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội và từng bước nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước về công chứng viên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động công chứng trên địa bàn tỉnh vẫn còn một số tồn tại, hạn chế do cơ chế pháp luật chưa đồng bộ, thống nhất, còn có sự lẫn lộn giữa hoạt động công chúng; với hoạt động chứng thực; tổ chức bộ máy công chứng và đội ngũ công chứng viên chưa đáp ứng yêu cầu; chất lượng phục vụ các nhu cầu công chứng từng nơi, từng lúc chưa tốt; nhận thức của nhân dân, tổ chức, doanh nghiệp về pháp luật công chứng còn hạn chế.

Để khắc phục những tồn tại, hạn chế trên; đồng thời, để triển khai thực hiện có hiệu quả Luật Công chứng trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh chỉ thị:

1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phố biến nội dung Luật Công chứng đến nhân dân, tchức và doanh nghiệp:

Hội đồng Phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của tỉnh và các huyện, thành phố có kế hoạch phối hợp chặt chẽ với các cơ quan thông tin đại chúng tổ chức một đợt tuyên truyền, phổ biến sâu rộng nội dung Luật Công chứng đến nhân dân, tổ chức và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Việc tuyên truyền, phổ biến nội dung Luật Công chứng phải đảm bảo cho nhân dân, các tổ chức và doanh nghiệp nhận thức đầy đủ và thực hiện nghiêm chỉnh những quy định của pháp luật liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích của mình, với tư cách là người yêu cầu công chứng.

2. T chức quán triệt Luật Công chứng và tập huấn nghiệp vụ công chứng cho công chng viên và những người làm công tác công chứng:

Sở Tư pháp có trách nhiệm tchức biên soạn tài liệu và mở Hội nghị quán triệt, phổ biến đầy đủ những nội dung của Luật Công chứng cho công chứng viên và nhng người làm công tác công chứng trên địa bàn tnh, đảm bảo cho công chứng viên và những người làm công tác công chng đều nhận thc đầy đủ nội dung của Luật Công chứng, nhất là chú trọng những quy định mới về tổ chức hành nghcông chứng; chức năng, nhiệm vụ, nguyên tắc hoạt động, trách nhiệm, nghĩa vụ của công chứng viên, những người làm công tác công chứng và các hành vi nghiêm cấm công chứng viên thực hiện.

Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ công chứng cho công chứng viên và những người làm công tác công chứng để từng bước nâng cao nghiệp vụ, kỹ năng tác nghiệp công chứng; đồng thời, có kế hoạch cử cán bộ, công chức và những người làm công tác công chứng tham gia các lớp đào tạo nghề công chứng viên đtạo nguồn phát triên công chứng viên.

3. Tập trung củng cố, kiện toàn tổ chức hoạt động công chứng và đội ngũ công chứng viên:

Sở Tư pháp khẩn trương tiến hành rà soát tổ chức hoạt động công chứng hiện có và nhu cầu hoạt động công chứng của tỉnh trong những năm đến, trên cơ sở đó tham mưu cho UBND tỉnh quy hoạch các tổ chức hành nghề công chứng (bao gồm các Phòng Công chứng, các Văn phòng công chứng); đồng thời, đề xuất các biện pháp, giải pháp phù hợp đế phát triển đội ngũ công chứng viên.

Việc quy hoạch xây dng các tổ chức hành nghề công chứng và phát triển công chứng viên phải đảm bảo đáp ứng yêu cầu công chứng của nhân dân, tchức và doanh nghiệp trên mọi vùng, mọi địa bàn của tỉnh. Trong đó, các Phòng Công chứng phải tiếp tục được thành lập và duy trì hoạt động ở những nơi chưa có điều kiện thành lập Văn phòng công chứng. Chỉ thành lập Văn phòng công chứng ở những nơi có nhu cầu cao về công chứng, có đủ điều kiện thành lập và phải bố trí, phân bổ slượng hợp lý.

Sở Tư pháp chủ động phối hợp với Sở Tài chính, Sở Nội vụ xây dựng Đề án chuyến đi mô hình tchức, hoạt động của các Phòng Công chứng trên địa bàn tỉnh sang chế độ đơn vị sự nghiệp có thu theo quy định của Luật Công chứng.

Sở Tài chính có trách nhiệm tham mưu cho UBND tỉnh bố trí kinh phí từ ngân sách đảm bảo cho hoạt động của các Phòng Công chứng không tự chủ về biến chế, kinh phí theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP, ngày 25/4/2006của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đi với đơn vị sự nghiệp công lập. Đồng thời, tăng cường hướng dẫn, kim tra việc thực hiện mức thu, chế độ thu, nộp, sử dụng và quản lý phí công chứng theo quy định của pháp luật.

4. Đấy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong hoạt động công chứng:

Sở Tư pháp chỉ đạo đổi mới, cải tiến lề lối làm việc, phương thức hoạt động của các Phòng Công chứng, công chứng viên và nhân viên để phục vụ nhân dân, tổ chức, doanh nghiệp cho phù hợp với tính chất dịch vụ công. Tăng cường công tác kim tra, thanh tra việc thực hiện quy chế, nội quy làm việc, kỷ luật hành chính, kỷ luật lao động, tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ nhân dân, tổ chức... của công chứng viên, cán bộ các Phòng Công chứng nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm, hiệu quả công tác trong thực thi nhiệm vụ.

Chỉ đạo đấy mạnh thực hiện cải cách thủ tục hảnh chỉnh, đơn giản hóa trình tự, thủ tục, giầy tờ, rút ngắn tối đa thời gian giải quyết các loại việc công chứng, niêm yết công khai trình tự, thủ tc, phí công chứng tại trụ sở làm việc. Nghiêm cm đặt thêm các thủ tục, giấy tờ hành chính, các khoản thu khác trong hoạt động công chng ngoài quy định của pháp luật.

5. Tăng cường quản lý Nhà nước về hoạt động công chứng:

- UBND tỉnh uỷ quyền cho Sở Tư pháp trực tiếp thực hiện và tham mưu cho UBND tỉnh tchức thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của UBND tỉnh trong quản lý Nhà nước về công chứng quy định tại Khoản 5, Điều 11 Luật Công chứng, trong đó cần tập trung những nhiệm vụ sau:

- Thường xuyên tham mưu, đề xuất với UBND tỉnh các biện pháp, giải pháp đtăng cường và nâng cao hiệu lực công tác quản lý Nhà nước về công chứng, nhât là việc phát triển các tổ chức hành nghề công chứng, công chứng viên để đáp ứng nhu cầu công chứng của nhân dân, tổ chức và doanh nghiệp.

- Tăng cường kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật đối với các tchức hành nghề công chứng và công chứng viên. Xử lý hoặc đề xuất các biện pháp xử lý đối với các tổ chức hành nghề công chứng, công chứng viên và những người làm nghề công chứng có hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện tốt chế độ báo cáo thống kê định kỳ và đột xuất về hoạt động công chứng.

UBND tỉnh yêu cầu thủ trưởng các Sở, ngành liên quan khẩn trương xây dựng kế hoạch và biện pháp triển khai thực hiện. Quá trình thực hiện nếu có vướng mắc phải kịp thời báo cáo với UBND tỉnh (thông qua Sở Tư pháp) để chỉ đạo giải quyết. Giám đốc Sở Tư pháp chịu trách nhiệm theo dõi, đôn đốc kiểm tra việc thực hiện Chỉ thị và định kỳ báo cáo, đề xuất với UBND tỉnh các giải pháp thực hiện./.

 

 

Nơi nhận:
- VP Chính phủ (để báo cáo);
-
Bộ Tư pháp (để báo cáo);
- TT. Tỉnh ủy (để báo cáo);
- TT. HĐND tnh, các thành viên UBND tỉnh;
- Cục Kiểm tra văn bản - BTP (đ kiểm tra);
- Đoàn ĐBQH tỉnh (để giám sát);
- Các Sở, ban, ngành thuộc tỉnh;
- HĐND, UBND các huyện, thành phố;
- Các Phòng Công chứng trong tỉnh;
- Công báo tỉnh;
- VP: LđVP; các BP ng.c;
- Lưu: VT, NC.

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH




Lữ Ngọc Cư