Chỉ thị 13/CT-UBND năm 2019 về lập kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 do thành phố Hà Nội ban hành

Số hiệu 13/CT-UBND
Ngày ban hành 10/09/2019
Ngày có hiệu lực 10/09/2019
Loại văn bản Chỉ thị
Cơ quan ban hành Thành phố Hà Nội
Người ký Nguyễn Đức Chung
Lĩnh vực Đầu tư

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 13/CT-UBND

Hà Nội, ngày 10 tháng 9 năm 2019

 

CHỈ THỊ

VỀ LẬP KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ CÔNG TRUNG HẠN GIAI ĐOẠN 2021 - 2025

Căn cứ Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách Nhà nước; thực hiện Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 29/7/2019 của Thủ tướng Chính phủ về lập kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025, Chủ tịch UBND Thành phố chỉ thị các sở, ban, ngành, đoàn thể, UBND các quận, huyện, thị xã, các tổng công ty và các công ty nhà nước thuộc Thành phố, các đơn vị sử dụng vốn đầu tư ngân sách nhà nước, vốn trái phiếu Chính phủ (sau đây gọi tắt là các sở, ngành, quận, huyện) triển khai xây dựng kế hoạch năm 2020 theo các nội dung chủ yếu như sau:

I. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ CÔNG TRUNG HẠN GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Căn cứ Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Thành phố đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; các Nghị quyết của Hội đồng nhân dân các cấp về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch tài chính 05 năm địa phương giai đoạn 2016-2020, kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020, trên cơ sở tình hình và kết quả thực hiện kế hoạch đầu tư công các năm 2016-2018, ước thực hiện năm 2019 và dự kiến kế hoạch năm 2020, các sở, ngành, quận, huyện đánh giá toàn diện tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 của sở, ngành, quận, huyện quản lý phân theo từng nguồn vốn cụ thể; bao gồm: kế hoạch đầu tư nguồn ngân sách nhà nước (vn ngân sách trung ương, bao gồm vốn trái phiếu Chính phủ và vốn cân đối ngân sách địa phương); vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách nhà nước; vốn tín dụng đu tư phát triển của Nhà nước; vốn trái phiếu chính quyền địa phương, vốn vay khác của ngân sách địa phương; vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài. Trong báo cáo đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư công cần tập trung phân tích các nội dung sau:

1. Tình hình triển khai thực hiện kế hoạch theo ngành, lĩnh vực, chương trình, dự án theo từng nguồn vốn so với kế hoạch được duyệt, bao gồm: tình hình phân bổ và điều chỉnh kế hoạch đầu tư vốn hằng năm cho các dự án thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020, kế hoạch vốn kéo dài năm trước chuyển sang (nếu có), điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 (nếu có), kết quả giải ngân, trong đó chia ra: vốn thuộc kế hoạch năm, vốn năm trước được kéo dài sang năm sau; số lượng dự án điều chỉnh tổng mức đầu tư so với quyết định đầu tư ban đầu; số lượng dự án thực hiện chậm tiến độ so với quyết định đầu tư và kế hoạch đầu tư đã được phê duyệt; tình hình lập, thẩm định, phê duyệt quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư các dự án đầu tư công và điều chỉnh dự án đầu tư công (nếu có) theo quy định của Luật Đầu tư công, các văn bản chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, HĐND và UBND Thành phố. Tình hình thc hiện các dự án đầu tư từ nguồn tiền bán tài sản trên đất và chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

Đối với vốn đầu tư phân cấp cho cấp huyện, các quận, huyện, thị xã báo cáo rõ số vốn đầu tư phân cấp cho cấp huyện được giao hằng năm so với số vốn Thành phố giao, tình hình triển khai kế hoạch đầu tư công vốn đầu tư phân cấp cho cấp huyện; việc sử dụng vượt thu ngân sách cấp huyện hằng năm cho đầu tư.

2. Số dự án có nợ đọng xây dựng cơ bản (XDCB) đã bố trí vốn trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020, tình hình bố trí vốn các năm 2016-2019 để thanh toán nợ đọng XDCB, số vốn còn lại phải bố trí để thanh toán nợ đọng XDCB trong năm 2020 (phân định rõ nợ đọng thuộc trách nhiệm ngân sách Thành phố; ngân sách cấp huyện; ngân sách cấp xã).

3. Số vốn ứng trước đã bố trí thu hi trong kế hoạch đu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020, tình hình bố trí vốn các năm 2016 - 2019 để thu hồi vốn ứng trước, dự kiến bố trí số vốn còn lại để thu hồi trong kế hoạch năm 2020. Số vốn ứng trước đến hết kế hoạch năm 2015 đã tổng hp trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 nhưng chưa bố trí đủ nguồn kế hoạch hằng năm để thu hồi và số vốn ứng trước phát sinh nhưng chưa được tổng hợp trong kế hoạch đầu tư công trung hạn (nếu có), đề xuất biện pháp xử lý.

4. Số dự án hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng trong giai đoạn 2016-2020, số dự án dự kiến khởi công mới trong giai đoạn 2016-2020 nhưng chưa được bố trí vốn hằng năm, số dự án chuyển tiếp sang giai đoạn 2021-2025, chi tiết dự án nhóm A, nhóm B, nhóm C.

5. Việc quản lý, điều hành và chấp hành quy định pháp luật về đầu tư công giai đoạn 2016-2020.

6. Các kết quả đầu tư công đã đạt được, như: năng lực tăng thêm, nâng cao chất lượng dịch vụ công,... và những tác động tới việc thực hiện các mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020 của các sở, ngành, quận, huyện; việc quản lý và sử dụng các dự án đầu tư giai đoạn 2016-2020 đã hoàn thành và bàn giao đưa vào sử dụng.

7. Các khó khăn, vướng mắc và tồn tại, hạn chế trong triển khai thực hiện kế hoạch đầu tư trung hạn; các nguyên nhân khách quan và chủ quan, bài học kinh nghiệm; trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức, cá nhân.

8. Các giải pháp, kiến nghị về cơ chế chính sách cần triển khai trong năm còn lại của kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020.

9. Các cơ quan được giao triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, các chương trình mục tiêu Thành phố, Ban Dân tộc Thành phố phối hp với các đơn vị sử dụng vốn đầu tư ngân sách nhà nước triển khai Kế hoạch số 138/KH-UBND ngày 15/7/2016 về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi của Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2016-2020 được lồng ghép thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tổ chức đánh giá tình hình thực hiện chương trình theo các nội dung dưới đây:

a) Tình hình triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu Thành phố giai đoạn 2016-2020.

b) Tình hình phân bổ và giao vốn thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu Thành phố giai đoạn 2016-2020, tình hình lồng ghép giữa các chương trình, tình hình huy động nguồn lực và lồng ghép các nguồn vốn thực hiện chương trình các năm 2016-2019 và dự kiến năm 2020, tình hình giải ngân vốn của Chương trình.

c) Việc quản lý, điều hành và chấp hành các quy định trong quản lý chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu Thành phố giai đoạn 2016-2020.

d) Các kết quả đạt được, trong đó làm rõ kết quả đạt được các mục tiêu đã được phê duyệt tại các Quyết định đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu Thành phố; các khó khăn, vướng mắc và các tồn tại, hạn chế trong việc triển khai thực hiện, làm rõ các nguyên nhân khách quan, chủ quan, bài học kinh nghiệm và trách nhiệm của các cấp, các ngành.

đ) Các giải pháp, chính sách cần triển khai đến hết kế hoạch giai đoạn 2016-2020 nhằm thực hiện có hiệu quả các mục tiêu của chương trình đề ra.

II. LẬP KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ CÔNG TRUNG HẠN GIAI ĐOẠN 2021 - 2025

Việc lập kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 thực hiện theo các quy định của Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách Nhà nước; định hướng Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Thành phố đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; bám sát dự kiến trình Đại hội Đảng các cấp về các mục tiêu, định hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm 2021-2025 (trong đó có các mục tiêu, định hướng, nhiệm vụ chủ yếu về tài chính, ngân sách, đầu tư); Nghị quyết số 07-NQ/TW ngày 18 tháng 11 năm 2016 của Bộ Chính trị về cơ cấu lại ngân sách nhà nước, quản lý nợ công bảo đảm nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững; Quyết định số 63/QĐ-TTg ngày 12 tháng 01 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về Đề án cơ cấu lại đầu tư công giai đoạn 2017-2020 và định hướng đến năm 2025; tình hình, kết quả thực hiện kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2016-2020.

1. Mục tiêu và định hướng đầu tư công giai đoạn 2021-2025

Mục tiêu đu tư công giai đoạn 2021-2025: Thu hút tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư phát triển nền kinh tế, đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội thiết yếu, phục vụ cho việc thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu dự kiến trình Đại hội Đảng các cấp, định hướng tại Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025. Trong đó vốn đầu tư công tập trung bố trí vốn để hoàn thành và đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm Thành phố có ý nghĩa lớn đối với phát triển kinh tế - xã hội có tính kết ni và lan tỏa vùng, miền, các chương trình mục tiêu quốc gia. Không bố trí vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước vào các lĩnh vực, dự án mà các thành phần kinh tế khác có thể đầu tư. Quán triệt nguyên tắc ưu tiên bố trí, sử dụng vốn ngân sách nhà nước như là vốn mồi để khai thác tối đa các nguồn vốn của các thành phần kinh tế khác. Tạo đột phá thu hút nguồn vốn khu vực tư nhân trong và ngoài nước theo phương thức đối tác công - tư để tập trung đầu tư phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội quan trọng, đặc biệt đối với các dự án có sức lan tỏa rộng và tác động lớn tới phát triển kinh tế; các dự án hạ tầng xã hội phục vụ cộng đồng dân sinh thuộc ngành y tế, giáo dục...Tiếp tục ưu tiên các nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước cho vùng đng bào dân tộc thiểu số miền núi của Thủ đô Hà Nội.

2. Nguyên tắc lập kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025

a) Việc lập kế hoạch đầu tư công trung hạn nhằm thực hiện các mục tiêu, định hướng phát triển tại Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 của Thành phố và các quy hoạch được phê duyệt.

b) Phù hợp với kế hoạch tài chính 05 năm quốc gia giai đoạn 2021-2025, khả năng cân đối nguồn vốn đầu tư công và thu hút các nguồn vốn đầu tư của các thành phần kinh tế khác; bảo đảm các cân đối vĩ mô, ưu tiên an toàn nợ công.

c) Việc phân bổ vốn đầu tư công phải tuân thủ nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư công giai đoạn 2021-2025 do cấp có thẩm quyền quyết định.

[...]