Chỉ thị 12/2012/CT-UBND về tăng cường quản lý đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước và vốn trái phiếu Chính phủ trên địa bàn thành phố do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
Số hiệu | 12/2012/CT-UBND |
Ngày ban hành | 19/04/2012 |
Ngày có hiệu lực | 29/04/2012 |
Loại văn bản | Chỉ thị |
Cơ quan ban hành | Thành phố Hồ Chí Minh |
Người ký | Lê Hoàng Quân |
Lĩnh vực | Đầu tư,Tài chính nhà nước |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 12/2012/CT-UBND |
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 19 tháng 4 năm 2012 |
CHỈ THỊ
VỀ TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ ĐẦU TƯ TỪ VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ VỐN TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
Năm 2012 là năm thứ hai thực hiện các mục tiêu của Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ IX, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2011 - 2015) và 6 chương trình đột phá của Thành phố Hồ Chí Minh tạo tiền đề quan trọng để thành phố tiếp tục tăng trưởng và phát triển.
Thực hiện Chỉ thị số 1792/CT-TTg ngày 15 tháng 10 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước và vốn trái phiếu Chính phủ; Công văn số 7356/BKHĐT-TH ngày 28 tháng 10 năm 2011 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn thực hiện chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý đầu tư từ ngân sách nhà nước và trái phiếu Chính phủ, Ủy ban nhân dân Thành phố yêu cầu lãnh đạo các sở - ban - ngành và Ủy ban nhân dân các quận - huyện triển khai thực hiện tốt các nội dung sau:
1. Nguyên tắc quản lý và phân cấp đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước năm 2012:
a) Việc xây dựng các kế hoạch, chương trình và dự án đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước và vốn trái phiếu Chính phủ phải bám sát mục tiêu và định hướng Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2011 - 2020) của cả nước, Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, Quy hoạch ngành, lĩnh vực, các chương trình công tác của cấp ủy và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2011 - 2015) của thành phố và quận - huyện đã được phê duyệt. Trong giai đoạn 2011 - 2015, triển khai từng bước điều chỉnh cơ cấu vốn đầu tư theo hướng giảm dần đầu tư công, tăng cường các biện pháp huy động các nguồn vốn của các thành phần kinh tế trong và ngoài nước để đầu tư vào các dự án kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội có khả năng thu hồi vốn.
b) Căn cứ quy định về phân cấp ủy quyền quyết định đầu tư của Ủy ban nhân dân Thành phố, các sở - ngành, Ủy ban nhân dân các quận - huyện phải tuân thủ đúng quy định hiện hành về quyền quyết định phê duyệt dự án đầu tư. Trước khi phê duyệt quyết định đầu tư, cấp có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư phải kiểm soát chặt chẽ phạm vi, quy mô của từng dự án đầu tư theo đúng mục tiêu, lĩnh vực, chương trình đã phê duyệt, chỉ được quyết định đầu tư khi xác định rõ nguồn vốn thực hiện dự án và khả năng cân đối vốn ở từng cấp ngân sách (kể cả dự án mới và dự án điều chỉnh). Việc xác định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn là nội dung quan trọng, phải được thẩm định và có trong hồ sơ dự án trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
c) Từ năm 2012, tất cả các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước của thành phố, vốn ngân sách nhà nước của thành phố phân cấp cho Ủy ban nhân dân quận - huyện quản lý và vốn ngân sách quận - huyện chỉ được thực hiện khối lượng theo mức vốn kế hoạch được giao để không gây nợ đọng xây dựng cơ bản. Trường hợp thật sự cần thiết phải bổ sung thêm vốn ngoài kế hoạch được giao phải báo cáo cấp có thẩm quyền giao kế hoạch vốn quyết định.
Việc cấp phát và tạm ứng vốn ngân sách nhà nước của thành phố, vốn ngân sách nhà nước của thành phố phân cấp cho Ủy ban nhân dân quận - huyện quản lý và vốn ngân sách quận - huyện từ Kho bạc Nhà nước cho các dự án đầu tư (trong kế hoạch) phải căn cứ vào khối lượng thực hiện.
d) Đối với các dự án sử dụng nguồn vốn phân cấp cho ngân sách cấp quận - huyện và các nguồn vốn hợp pháp khác do cấp quận - huyện quản lý thì Ủy ban nhân dân quận - huyện tổ chức thẩm định về nguồn vốn và khả năng cân đối vốn để bảo đảm dự án được bố trí vốn đúng nguồn, đủ vốn để hoàn thành theo quy định (nhóm C không quá 3 năm).
đ) Việc bố trí vốn từ ngân sách các cấp phải được lập theo kế hoạch đầu tư 5 năm phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và được phân khai ra kế hoạch hàng năm. Kế hoạch vốn đầu tư giai đoạn 2011 - 2015 được lập kế hoạch năm 2012 và kế hoạch đầu tư 3 năm (2013 - 2015). Nghiên cứu sắp xếp danh mục theo thứ tự ưu tiên và danh mục các dự án cần đình hoãn, giãn, dừng thực hiện để đảm bảo cân đối khả năng nguồn lực thực hiện của từng cấp ngân sách.
Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với các sở - ngành liên quan xây dựng kế hoạch đầu tư 3 năm (2013 - 2015) trình Ủy ban nhân dân Thành phố để dự kiến khả năng cân đối vốn theo ngành, lĩnh vực, hỗ trợ có mục tiêu cho các sở - ngành, quận - huyện chủ động xây dựng và triển khai thực hiện đầu tư.
Ủy ban nhân dân các quận - huyện chỉ đạo các cơ quan chuyên môn lập kế hoạch đầu tư năm 2012 và kế hoạch đầu tư 3 năm (2013 - 2015), việc xây dựng kế hoạch đầu tư 3 năm phải phù hợp với khả năng cân đối nguồn vốn của quận, huyện, thời gian hoàn thành trong quý II năm 2012 và gửi về Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố.
2. Về bố trí vốn và tổng hợp, giao kế hoạch vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước kế hoạch năm 2012:
a) Đối với các dự án đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước của thành phố, vốn ngân sách nhà nước của thành phố phân cấp cho Ủy ban nhân dân các quận - huyện quản lý, việc bố trí vốn cho các dự án trong từng ngành, lĩnh vực và từng chương trình bổ sung có mục tiêu thực hiện theo trật tự ưu tiên như sau:
- Tập trung bố trí vốn cho các dự án đã hoàn thành và đã bàn giao, đưa vào sử dụng đến trước ngày 31 tháng 12 năm 2011 nhưng chưa bố trí đủ vốn.
- Ưu tiên bố trí vốn đối ứng cho các dự án ODA theo tiến độ thực hiện dự án; bố trí vốn cho các dự án dự kiến hoàn thành trong năm 2012; các dự án dự kiến hoàn thành trong năm 2012 căn cứ theo tiến độ ghi trong quyết định đầu tư, khả năng cân đối vốn và khả năng thực hiện trong năm 2012. Các dự án dự kiến hoàn thành trong năm 2012 phải có khối lượng hoàn thành so với tổng vốn đầu tư đến ngày 31 tháng 12 năm 2011 đạt tối thiểu 80% đối với các dự án nhóm A; 75% đối với dự án nhóm B, 60% đối với dự án nhóm C.
- Số vốn còn lại (nếu có) bố trí cho một số dự án chuyển tiếp và một số dự án khởi công mới đã có đầy đủ các thủ tục đầu tư bao gồm: quyết định đầu tư, quyết định phê duyệt thiết kế kỹ thuật, dự toán được phê duyệt ngày 25 tháng 10 năm 2011. Việc bố trí vốn cho dự án mới năm 2012 phải đảm bảo tổng số vốn bố trí cho từng dự án tối thiểu bằng 15% đối với dự án nhóm A, 20% đối với dự án nhóm B, 35% đối với dự án nhóm C so với tổng vốn đầu tư được duyệt; dự án nhóm B phải hoàn thành trong 5 năm, dự án nhóm C phải hoàn thành trong 3 năm.
- Đối với các dự án có quyết định đầu tư, quyết định phê duyệt thiết kế kỹ thuật, dự toán từ ngày 25 tháng 10 năm 2011 trở đi: Trường hợp thật sự cấp bách cần phải triển khai thực hiện ngay, Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét, quyết định.
- Đối với các dự án đang được đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước của thành phố, vốn ngân sách nhà nước của thành phố phân cấp cho Ủy ban nhân dân các quận - huyện quản lý nhưng không bố trí được vốn kế hoạch năm 2012 sẽ phân loại và xử lý như sau:
+ Nhóm 1: Đối với các dự án có khả năng chuyển đổi sang các hình thức đầu tư khác.
Các sở - ban - ngành, Ủy ban nhân dân các quận - huyện tiến hành đánh giá, phân tích và lập danh mục các dự án có khả năng chuyển đổi sang các hình thức đầu tư khác như: BOT, BT, PPP,... bao gồm: các dự án có thể thu phí để hoàn vốn đầu tư; các dự án có thể thanh toán bằng quyền sử dụng đất; các dự án có thể bán hoặc chuyển nhượng cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Việc chuyển đổi hình thức đầu tư các dự án đang được đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước nhưng không đủ nguồn vốn bố trí tiếp phải có chương trình, kế hoạch tổ chức kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào từng dự án cụ thể. Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm rà soát, báo cáo đề xuất trình Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét quyết định.
+ Nhóm 2: Đối với các dự án không thể chuyển đổi được sang các hình thức đầu tư khác, các sở - ban - ngành, Ủy ban nhân dân các quận - huyện chủ động huy động các nguồn vốn hợp pháp khác để thực hiện. Trường hợp không có nguồn vốn hợp pháp khác, Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp báo cáo, đề xuất giải pháp cụ thể trên tinh thần chỉ triển khai khi cân đối được nguồn vốn để Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét, quyết định.
b) Ủy ban nhân dân các quận - huyện phải tuân thủ các nguyên tắc bố trí vốn ngân sách nhà nước theo quy định tại Chỉ thị số 1792/CT-TTg ngày 15 tháng 10 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ, Công văn số 7356/BKHĐT-TH ngày 28 tháng 10 năm 2011 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các nguyên tắc tại khoản 1 của Chỉ thị này để xây dựng kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước cấp mình, đảm bảo hiệu quả vốn đầu tư.
Ủy ban nhân dân các quận - huyện quyết định danh mục các dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách quận - huyện, danh mục các dự án nhóm C sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước của thành phố phân cấp cho quận - huyện chi đầu tư phát triển phải tuân thủ theo các nguyên tắc nêu trên. Đối với các dự án sử dụng nguồn vốn cân đối ngân sách địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác do địa phương quản lý, Ủy ban nhân dân quận - huyện tự tổ chức thẩm định về nguồn vốn và khả năng cân đối vốn để đảm bảo dự án được bố trí vốn đúng nguồn, có đủ vốn để thời gian hoàn thành không quá 3 năm.
3. Tổ chức thực hiện:
a) Các sở - ban - ngành, Ủy ban nhân dân các quận - huyện, các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thuộc thành phố, các đơn vị sử dụng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước và trái phiếu Chính phủ triển khai thực hiện ngay theo đúng các quy định tại Chỉ thị số 1792/CT-TTg ngày 15 tháng 10 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước và vốn trái phiếu Chính phủ, Công văn số 7356/BKHĐT-TH ngày 28 tháng 10 năm 2011 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn thực hiện Chỉ thị số 1792/CT-TTg ngày 15 tháng 10 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị này của Ủy ban nhân dân Thành phố tổ chức triển khai thực hiện để bảo đảm việc bố trí, sử dụng có hiệu quả vốn ngân sách nhà nước.
b) Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm: